THÔNG ĐIỆP VERITATIS SPLENDOR ÁNH RẠNG NGỜI CỦA CHÂN LÝ
CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II GỞI TẤT CẢ CÁC GIÁM MỤC THUỘC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO BÀN VỀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG GIÁO HUẤN LUÂN LÝ CỦA GIÁO HỘI.
Xin gửi đến Chua Huynh Khả Kính trong hàng Giám Mục lời chào và lời chúc lành của Tôi với tư cách tông đồ.
VỀ RẠNG NGỜI CỦA CHÂN LÝ phản chiếu nơi tất cả mọi công trình của Đấng Tạo Hóa và, một cách đặc biệt, nơi con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa (x. St 1.26): chân lý soi sáng trí khôn và tạo hình dạng cho tự do của con người và con người, nhờ đó, được dẫn đến chỗ nhận biết và yêu mến Chúa. Tác giả thánh vịnh chắc hẳn nhắm đến điều này khi cầu nguyện rằng : “Xin tỏa ánh tôn nhan Ngài trên chúng con” (Tv 4.7)
VÀO ĐỀ
ĐỨC GIÊSU KITÔ,
ÁNH SÁNG THẬT CHIẾU SOI MỌI NGƯỜI
1. Được mời gọi hưởng ơn cứu độ nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, “Ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), loài người trở thành “ánh sáng trong Chúa” và “con cái sự sáng” (Ep 5,8), và loài người được thánh hóa nhờ “tuân phục luân lý” (1Pr 1,22).
Việc tuân phục chân lý không phải lúc nào cũng dễ. Từ khi phạm nguyên tội bí nhiệm, do sức quyến rũ của Satan, “tên lường gạt và tổ sư dối trá” (Ga 8,44), con người liên lỉ bị cám dỗ rời ánh mắt mình khỏi Thiên Chúa hằng sống và chân thật để quay sang các ngẫu tượng (x. Tx 1,9), đem “chân lý của Thiên Chúa đổi lấy dối trá” (Rm 1,25): từ đó cả đến khả năng nhận biết chân lý cũng bi suy yếu. Và cứ thế, con người để mình buông theo chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa hoài nghi (x. Ga 18,38) để rồi đi tìm cầu một thứ tự do tạm bợ ở bên ngoài chân lý tự thân.
Tuy nhiên, những bóng tối do lầm lạc và do tội không thể nào hoàn toàn xóa tan ánh sáng của Thiên Chúa Tạo Hóa nơi con người. Do sự kiện này, nơi tâm khãm của con người luôn luôn tồn tại một hoài niệm về chân lý tuyệt đối và một khát vọng đạt tới mức nhận biết chân lý một cách viên mãn. Bằng chứng hùng hồn, đó là sự truy tầm bất tận của con người trong mọi lãnh vực và địa hạt. Rõ hơn nữa, đó là sự truy tầm của con người về ý nghĩa của cuộc đời . Là chứng từ tuyệt hảo cho thấy những khả năng của trí thông minh và sức dai dẳng của loài người, sự phát triển khoa học và kỹ thuật vẫn không miễn trừ cho nhân loại khỏi phải nêu lên những vấn nạn thiết yếu mang chiều kích tôn giáo: đúng hơn sự phát triển này thúc đẩy nhân loại đương đầu với những đấu tranh đau xót nhất và quyết liệt nhất, đó là những đấu tranh của con tim và của lương tâm luân lý.
2. Không một người nào có thể trốn tránh những vấn nạn như : Tôi phải làm gì ? Làm sao để phân định điều thiện với điều dữ ? Lời giải đáp chỉ có thể có được nhờ vào vẻ rạng ngời của chân lý vốn soi chiếu những vùng thâm sâu của trí óc con người, đúng như lời xác nhận của tác giả thánh vịnh : “Biết bao kẻ nói rằng : “Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc ?” Lạy Chúa, xin tỏ ánh tôn nhan Ngài trên chúng con “ (Tv 4,7).
Ánh sáng nơi dung nhan Thiên Chúa chiếu dọi toàn bộ vẻ rạng rỡ lên khuôn mặt của Đức Giêsu Kitô, “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15), “sự tỏa rạng của vinh quang Ngài” (Dt 1,3). Đấng “tràn đầy ân sủng và chân lý” (Ga 1,14) : Người là “đường, là chân lý và là sự sống” (Ga 14,6). Do vậy, lời giải đáp dứt khoát cho mọi nỗi băn khoăn thắc mắc của con người, đặc biệt cho những vấn nạn của con người về phương diện tôn giáo và luân lý, đã được Đức Giêsu Kitô ban tặng: hơn thế nữa, lời giải đáp ấy chính là đích thân Chúa Giêsu Kitô, như Công Đồng Vaticanô II đã từng nhắc nhở : “Thật ra, mầu nhiệm con người chỉ thực sự được soi sáng trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Qủa vậy, Ađam, con người tiên khởi, chính là hình bóng của Đấng phải đến là Chúa Kitô. Đức Kitô là Ađam mới và trong khi mạc khải mầu nhiệm của Cha Người và của tình yêu Người, Người tỏ lộ trọn vẹn con người cho con người và giúp con người khám phá ra sự cao cả của ơn gọi mình” (1)
Là “ánh sáng muôn dân”, Đức Kitô chiếu sáng khuôn mặt Giáo Hội mà Người sai đi khắp thế giới để loan báo Tin Mừng cho mọi tạo vật (x. Mc 16,15) (2). Bởi thế, là dân Chúa giữa muôn dân, hằng chú tâm đến những thách đố mới của lịch sử và đến những nỗ lực mà loài người thể hiện trong cuộc truy tâm ý nghĩa cho cuộc đời. Giáo Hội đề nghị với mọi người lời giải đáp phát xuất từ chân lý của Đức Giêsu Kitô và từ Tin Mừng của Người. Giáo Hội luôn ý thức thắm thiết về “bổn phận của mình vào mọi lúc, là dò thấu những dấu chỉ thời đại và cắt nghĩa những dấu chỉ ấy dưới ánh sáng của Tin Mừng sao cho Giáo Hội có thể vận dụng phương cách thích ứng với từng thời đại mà giải đáp những vấn nạn muôn thủa của con người về ý nghĩa của cuộc sống hiện tại và tương lai và về những tương quan hỗ tương giữa hai cuộc sống ấy” (4)
3. Hiệp thông với Vị Kế Nhiệm Thánh Phêrô, các mục tử trong Giáo Hội kề cận với các tín hữ trong nỗ lực này, sánh bước với họ và hướng dẫn họ bằng quyền giáo huấn, luôn tìm ra những lối diễn rả mới mẻ về tình yêu và lượng từ ái để chẳng những quay về phía những kẻ có đức tin mà còn quay về phía mọi người thành tâm thiện chí. Cộng Đồng Vaticanô II vẫn luôn là chứng từ phi thường cho tháo độ rộng mở của Giáo Hội vốn là “chuyên gia về vấn đề con người” (5) và vốn dấn thân phục vụ mọi người và toàn thể thế giới (6).
Giáo Hội hiểu rõ rằng vấn đề luân lý chạm tới chốn sâu thẳm của bất cứ người nào và bao hàm tất cả mọi người, kể cả những người không nhận biết cả Đức Kitô lẫn Tin Mừng của Người và thậm chí không nhận biết Thiên Chúa. Giáo Hội hiểu rõ rằng chính ngay trên lối nẻo của đời sống luân lý mà con đường cứu độ được mở ra cho tất cả mọi người, như Công Đồng Vaticanô II đã nhắc nhở một cách rõ rệt : “Những ai không vì lỗi của mình mà vô tri đối với Tin Mừng của Đức Kitô và đối với Giáo Hội Người nhưng dẫu vậy vẫn tìm kiến Thiên Chúa với lòng chân thành và vẫn cố gắng, dưới ảnh hưởng của ân sủng Người, hành động bằng cách thực hành ý Chúa theo như lương tâm tỏ lộ và chỉ vẽ cho họ, những người ấy có thể đạt tới ơn cứu độ vĩnh cửu”. Và Công Đồng còn nói thêm : “Cả đối với những ai, không vì lỗi tự mình, chưa đạt tới nhận thức minh thị về Thiên Chúa nhưng ra sức, dĩ nhiêm với ân sủng của Thiên Chúa, sống một cuộc đời ngay thẳng, Thiên Chúa Quan Phòng không từ chối những trợ giúp cần thiết cho ơn cứu độ của họ. Thật vậy, tất cả những gì nơi họ là tốt lành và chân thật, Giáo Hội đều coi như là một sự chuẩn bị cho Tin Mừng và như là hồng ân của Đấng vốn soi chiếu mọi người, để chung qui, mọi người được có sự sống” (7).
MỤC TIÊU CỦA THÔNG ĐIỆP ĐƯỢC BAN HÀNH
4. Từ trước tới nay, nhưng cách riêng từ hai thế kỷ vừa qua, các vị Giáo Chủ, hoặc đích thân hoặc cùng với Giám Mục Đoàn đã khai triển và đề xướng một nền giáo huấn luân lý về các khía cạnh đa tạp và khác biệt của đời sống nhân linh. Nhân danh Chúa Kitô và với uy quyền của Người, các vị ấy đã khuyến dụ, tố cáo và giải thích : một mực trung thành với sứ mệnh của mình, trong những đấu tranh vì lợi ích cho con người, các vị ấy đã bổ sức, nâng đỡ và an ủi : với niềm xác quyết về sự trợ giúp của Thánh Thần Chân Lý, các vị ấy đã góp phần để có được một nhận thức hoàn bị hơn về những đòi buộc luân lý trong lãnh vực tính dục con người, lãnh vực gia đình, lãnh vực đời sống xã hội, kinh tế và chính trị. Trong truyền thống Giáo Hội và trong lịch sử nhân loại, giáo huấn của các vị ấy không ngừng mang lại một nhận thức luân lý ngày càng sâu rộng hơn (8).
Dẫu vậy, ngày nay, thiết tưởng cần phải đọc lại toàn bộ giáo huấn luân lý của Giáo Hội, với mục đích chính xác là nhắc nhở một vài chân lý cơ bản, trong học thuyết Công giáo xét thấy đang có nguy cơ bị lệch lạc hoặc bị loại bỏ trong bối cảnh hiện nay. Thật ra, một tình huống mới đã ló dạng ngay trong cộng đoàn Kitô hữu, ở đó người ta gieo rắc nhiều nghi hoặc và nhiều công kích, thuộc cấo trật nhân bản và tâm lý, xã hội và văn hóa, tôn giáo và ngay cả thần học thuần túy, về vấn đề các giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Ở đây không còn phải là những đối kháng hạn hẹp và tùy cơ, nhưng là đem di sản luân lý ra tranh cãi một cách trọn khối và có hệ thống, dựa vào những quan niệm nhân học và đạo đức học nhất định. Ở nơi khởi điểm của những quan niệm này, người ta ghi nhận tầm ảnh hưởng vốn đi tới chỗ tách lìa tự do nhân linh ra khỏi mối tương quan man tính chất cấu tạo và thiết yếu của nó với chân lý. Từ đó, người ta loại bỏ học thuyết cổ truyền về luật tự nhiên: một số giáo huấn luân lý của Giáo Hội chỉ đơn giản bị tuyên bố là không thể chấp nhận; người ta lượng định rằng Huấn Quyền nếu có quyền can thiệp vào trong lãnh vực luân lý thì chỉ là để “ khuyên nhủ các lương tâm” và để “đề nghị các giá trị” rồi tiếp đến mỗi người sẽ dựa vào đó để đi vào những quyết định và những lựa chọn sống của mình.
Một cách đặc biệt, cần phải ghi nhận tình trạng lạc điệu giữa lời giải đáp cổ truyền của Giáo Hội với một số lập trường thần học, hiện đang lan tràn ngay cả trong các chủng viện và trong các phân ban khoa thần học, về những vấn đề mang tầm quan trọng bậc nhất đối với Giáo Hội và đối với đời sống đức tin của các Kitô hữu, cũng như đối với tình hữu nghị và mối giao hảo nói chung của nhân loại. Người ta thường thắc mắc như sau: những giới răn của Thiên Chúa vốn được ghi khắc trong lòng con người và vốn thuộc về Giao Ước, những giới răn ấy có thực sự có khả năng soi sáng cho những lựa chọn thường nhật của từng người và của toàn bộ các xã hội không ? Có thể vâng lời Thiên Chúa được không và bởi đó; có thể yêu mến Thiên Chúa và tha nhân mà không tôn trọng các giới răn ấy trong mọi tình huống được không ? Hoài nghi về mối liên kết nội tại và bất khả phân ly giữa đức tin và luân lý với nhau, đó cũng là một quan điểm khá phổ biến, như thể nếu có quyết định về tình trạng thuộc về Giáo Hội và về tình trạng thống nhất nội tại của Giáo Hội thì chỉ cần quyết định trong tương quan với đức tin mà thôi, còn trong địa hạt luân lý có thể chấp nhận tính đa nguyên đối với những quan điểm và những cách thế ứng xử, mặc cho lương tâm chủ quan của từng cá nhân phán đoán và tùy vào sự khác biệt của những bối cảnh xã hội và văn hóa.
5. Trong một bối cảnh như thế, ngày càng như thế, quyết định đã từ lâu ấp ủ của Tôi – như Tôi đã loan báo trước đây trong Tông Thư Spiritus Domini phổ biến ngày 1 – 8 – 1987 nhân dịp kỷ niệm 200 qua đời của thánh Anphongsô Liguori – nay chín muội và Tôi viết thông điệp này nhằm mục đích bàn luận “sâu xa hơn và rộng rãi hơn về những vấn đề liên quan tới chính các nền tảng trong thần học luân lý” (9), những nền tảng hiện đang bị một số trào lưu hiện đại tấn công.
Tôi xin ngỏ lời với các chư huynh, những người anh em khả kính của Tôi trong hàng Giám mục đang cùng Tôi chia sẻ trách nhiệm bảo vệ “học thuyết lành mạnh” (2Tm 4,3), với ý hướng xác định một số khía cạnh đạo lý được kể là mấu chốt để đương đầu với cái tình huồng chắc hẳn có thể gọi là một cuộc khủng hoảng thực sự, một cuộc khủng hoảng đã gây ra biết bao khó khăn nghiêm trọng biết mấy cho đời sống luân lý của các tín hữu, cho mối dây hiệp thông trong Giáo Hội cũng như cho một cuộc sống công bằng và liên đới trong xã hội.
Nếu như một thông điệp được mong chờ từ bấy lâu nay như thế mà mãi tới giờ này mới được phổ biến, đó là vì để cho nó ra sau cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trong đó có phần trình bày đầy đủ và có hệ thống về học thuyết Luân Lý Kitô giáo, thì xem ra thích hợp hơn. Sách giáo lý trình bày đời sống luân lý của các tín hữu, trong các nền móng và các khía cạnh đa phúc gồm chứa trong đời sống ấy, coi đời sống ấy như là đời sống của “con cái Thiên Chúa” : “Trong đức tin các Kitô hữu nhận ra được phẩm vị mới của mình, và từ nay các Kitô hữu được mời gọi “sống sao cho xứng đáng với Tin Mừng” (Pl 1,27). Nhờ các bí tích và kinh nguyện, các Kitô hữu lãnh nhận ơn phúc của Chúa Kỉô và các ân huệ của Chúa Thánh Thần nhờ đó họ có đủ khả năng sống theo lời mời gọi”. (10). Như thế, thông điệp này nại tới Sách Giáo Lý “như là bản văn qui chiếu vững chắc và chính qui để giảng dạy về học thuyết công giáo” (11), và thông điệp sẽ đặt giới hạn cho mình ở chỗ khai triển một vài vấn đề cơ bản trong giáo huấn luân lý của Giáo Hội, bằng cách đưa ra một sự phân định cần thiết về những đề tài hiện đang được tranh cãi giữa các nhà chuyên môn đạo đức học và thần học luân lý. Đó là mục tiêu chính xác của thông điệp hiện được ban hành, trong đó có khi đề cập đến các đề tài đang gây tranh luận có phần trình bày về những nguyên do của một nền giáo huấn luân lý bên rề trong Thánh Kinh và trong Truyền Thống sống động của các tông đồ (12), đồng thời đưa ra ánh sáng những tiền đề cũng như những hậu quả mà khi nhắm vào nền giáo huấn này các luồng công kích đã nêu lên hoặc dẫn đến.
CHƯƠNG I
“THƯA THẦY, TÔI PHẢI LÀM ĐIỀU TỐT NÀO ?”
(Mt 19,16)
ĐỨC KITÔ VÀ LỜI GIẢI ĐÁP CHO VẤN NẠN LUÂN LÝ
“Người kia tiến lại gần…” (Mt 19,16)
6. Cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với người thanh niên giàu có được Tin Mừng thánh Mát-thêu thuật lại trong chương 19, có thể dùng làm khung cửi hữu ích để dệt lại, một cách sống động và trực tiếp, nền giáo huấn luân lý của Đức Giêsu : “Và này có người kia tiến lại gần và hỏi Người : “Thưa Thầy, tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ?” Người nói lại : “Sao anh lại hỏi Tôi về điều tốt lành ? Chỉ có một Đấng duy nhất Tốt Lành mà thôi. Nếu anh muốn tiến vào sự sống, anh hãy tuân giữ các giới răn”. Người ấy hỏi : “Giới răn nào ?”. Đức Giêsu nói tiếp : “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, hãy thảo kính cha mẹ và hãy yêu thương tha nhân như chính mình”. Chàng thanh niên nói với Người : “Tất thảy những điều ấy, tôi đã tuân giữ rồi : tôi còn thiếu điều chi nữa ?” Đức Giêsu tuyên bố với anh : “Nếu anh muốn nên trọn bảo, hãy về, hãy bán những gì anh có rồi đem tặng cho người nghèo, như thế anh sẽ có được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến và nối gót theo Thầy” (Mt 19,16-21) (13).
7. “Và này có người kia…”. Ở nơi người thanh niên mà Tin Mừng thánh Mát-thêu không gọi tên, chúng ta có thể nhận ra bất kỳ người nào, hữu ý hoặc vô tình, đang tiến lại gần Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, và đang nêu lên Người vấn nạn luân lý. Đối với người thanh niên, vấn nạn về các quy luật phải tuân giữ đến sau vấn nạn về ý nghĩa tròn đầy của cuộc sống. Qủa vậy, đó chính là niềm khao khát nằm ở nơi nguồn cội của mọi quyết định và mọi hoạt động thuộc về con người, là cuộc truy tầm thầm kín và là khí phách thẳm sâu vốn tác động đến tự do, xét cho cùng, vấn nạn này phô diễn một khát vọng hướng về Sự Thiện tuyệt đối vốn hằng lôi cuốn chúng ta và mời mọc chúng ta tiến đến : vấn nạn này là tiếng vọng của ơn gọi đến từ Thiên Chúa. Đấng là nguồn cội và là cùng đích của đời sống con người. Cũng trong viễn tượng vừa nêu. Công Đồng Vaticanô II đã mời gọi đào sâu thần học luân lý phải làm nổi bật được ơn gọi rất cao cả mà các tín hữu đã lãnh nhận trong Chúa Kitô (14), Đấng là giải đáp độc nhất có sức lấp đầy một cách dư tràn nỗi khao khát của con tim nhân loại.
Chính vì muốn cho con người “gặp gỡ” được Đức Kitô trong cuộc sống mà Giáo Hội đã nằm trong ý định của Thiên Chúa. Thật vậy, “Gíao Hội chỉ mong muốn phục vụ có một mục tiêu duy nhất : đó là làm sao cho mọi người có thể gặp thấy Đức Kitô, ngõ hầu Đức Kitô có thể bước đi trên đại lộ sự sống, làm bạn đường với mỗi người “ (15).
“Thưa Thầy, tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu? “ (Mt 19.16)
8. Chính từ nơi đáy lòng mà người thanh niên đã đem vấn nạn này ngỏ với Đức Giêsu Na-gia-rét, một vấn nạn thiết cốt và bất khả tránh né đối với đời sống của bất ký người nào : vấn nạn này thật ra liên quan đến sự thiện luân lý phải thực hành và tới đời sống vĩnh cửu. Người đối thoại với Đức Giêsu linh cảm được rằng có một mối dây liên kết giữa sự thiện luân lý với sự thể hiện trọn vẹn vận mệnh cá nhân của mình. Anh là một người Ít-ra-en đạo đức, có thể nói, đã lớn lên dưới bóng phủ của Luật Chúa. Nếu anh nêu câu hỏi ấy với Đức Giêsu, chúng ta có quyên tưởng tượng rằng đó không phải là vì anh thiếu hiểu biết về câu trả lời đã được ghi khắc trong Lê Luật. Điều cái nhiên hơn, đó là sức thu hút của Đức Giêsu đã làm nảy sinh nơi anh những thắc mắc mới về sự thiện luân lý. Chàng thanh niên như thể cảm nghiệm sự đòi buộc phải tiến lại gần Đấng đã khởi đầu công trình thuyết giảng của mình bằng lới loan báo mới mẻ và quyết liệt này : “Giờ đã điểm và Nước Trời đã gần kề : anh em hãy thống hối và hãy tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Thật xứng hợp nếu con người ngày nay lại một lần nữa quay về phía Đức Kitô để đón nhận từ nơi Người lời giải đáp về cái gọi là thiện và về cái gọi là dữ. Đức Kitô là vị Tôn Sư, là Đấng Phục Sinh có sự sống nơi mình và là Đấng luôn mãi hiện diện trong Giáo Hội và trong thế giới. Người mở sách Thánh Kinh ra cho các tín hữu và trong khi mạc khải trọn vẹn thánh ý của Chúa Cha. Người giảng dạy sự thật về hành động luân lý. Ở đầu nguồn và ở nơi đỉnh cao của kế hoạch cứu độ, là Alpha và là Ômêga của lịch sử nhân loại (x. Kh 1, 8; 21,6; 22,13). Đức Kitô mặc khải thân phận của con người và ơn gọi toàn vẹn của con người. Chính vì thế, người nào muốn hiểu chính mình cho tường tận thì không thể nào bằng lòng áp dụng cho bản thân mình những tiêu chuẩn và thước đo vốn chỉ là cấp thời, thiên lệch, rất thường nông cạn và thậm chí chỉ có bè mặt mà thôi: ngược lại người ấy phải mang theo những nỗi băn khoăn, những mối vu vơ, cả đến sự yếu đuối và tội lỗi, sự sống và cái chết và tiến lại gần Đức Kitô. Có thể nói được rằng người ấy phải đi vào trong Chúa Kitô với tất cả hữu thể của mình, người ấy phải “biến hóa thành của mình” và phải thắm nhuần cái thực tại Nhập Thể và Cứu Chuộc trong toàn bộ để có thể tìm gặp chính mình. Nếu để cho tiến trình này được thể hiện một cách sâu đậm nơi mình, người ấy sẽ sản sinh được nhiều thành quả chẳng những về mặt thờ lậy đối với Thiên Chúa, mà còn về mặt ngỡ ngàng thán phục đối với chính mình.” (16)
Bởi vậy, nếu chúng ta muốn tiến vào giữa lòng luân lý Tin Mừng và muốn thâu lượm nội dung sâu xa và bất biến của nền luân lý ấy, chúng ta cần phải điều nghiên kỹ lưỡng ý nghĩa của lời thắc mắc mà người thanh niên giàu có trong Tin Mừng đã nêu, và hơn thế nữa, chúng ta cần phải tìm tòi ý nghĩa nơi lời giải đáp của Đức Giêsu, bằng cách để cho Người hướng dẫn chúng ta, Thật ra, với một mối quan tâm tế nhị mang tính chất sư phạm, Đức Giêsu đã trả lời bằng cách dường như cầm tay người thanh niên mà dắt đi, từng bước một, theo hướng chân lý trọn vẹn.
“Chỉ có một Đấng duy nhất Tốt Lành mà thôi” (Mt 19,17)
9. Đức Giêsu nói : “Sao anh lại hỏi Tôi về điều tốt lành ? Chỉ có một Đấng duy nhất Tốt Lành mà thôi. Nếu anh muốn tiến vào sự sống, anh hãy tuân giữ các giới răn” (Mt 19,17). Dưới ngòi bút của các tác giả Tin Mừng Mác-cô và Lu-ca, câu hỏi đã được diễn đạt như sau : “Tại sao anh gọi Tôi là tốt lành ? Không có ai tốt lành ngoại trừ một mình Thiên Chúa” (Mc 10, 18; x. Lc 18,19).
Trước khi đáp lại vấn nạn, Đức Giêsu muốn người thanh niên phải minh giải cho chính anh đâu là động lực thúc đẩy anh xử trí như thế. Vì “Thầy Tốt Lành” chứng tỏ cho người đối thoại – và cho tất cả chúng tằng chỉ tìm gặp được lời giải đáp cho thắc mắc : “tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ?” nếu biết qui hướng trí tuệ và tâm hồn về Đấng “duy nhất Tốt Lành” : Không có ai tốt lành ngoại trừ một mình Thiên Chúa” (Mc 10, 18; x. Lc 18,19). Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể giải đáp vấn nạn về điều thiện , bởi vì Ngài là Sự Thiện.
Thật ra, thắc mắc về điều thiện thì cung qui lại có nghĩa là quay về phía Thiên Chúa, nơi trào tràn lòng nhân hậu. Đức Giêsu tỏ cho thầy yêu cầu của người thanh niên thật ra là một yêu cầu tôn giáo và sự tốt lành nhân hậu vốn lôi cuốn con người và đồng thời khiến con người phải dấn thân thì bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa, và hơn thế nữa, sự tốt lành nhân hậu là chính Thiên Chúa. Đấng duy nhất đáng được yêu mến “hết lòng, hết tâm hồn và hết trí khôn” (Mt 22,37). Đấng là cội nguồn hạnh phúc của con người. Đức Giêsu đưa vấn nạn về hành động tốt theo nghĩa luân lý lại gần những cội rễ tôn giáo của vấn nạn và lại gần sự nhìn nhận Thiên Chúa, sự tốt lành duy nhất, sự sống viên mãn, cùng đích tối hậu của hành động nhân linh, cõi phúc trọn hảo.
10. Nhớ lời Thầy chỉ dạy, Giáo Hội tin tưởng rằng con người, được tạo dựng theo hình ảnh của Tạo Hóa, được sự cứu chuộc nhờ máu Đức Kitô và được thánh hóa nhờ sự hậu này là làm sao để : “ca ngợi vinh quang “Thiên Chúa” (x. Ep 1,12), làm sao để cho mỗi một hành động của mình đều là hình ảnh phản chiếu ánh ngời của Thiên Chúa. Thánh Ambrôsiô viết : “Bởi vậy, hỡi linh hồn đẹp xinh, hãy nhận biết chính mình ngươi: ngươi là hình ảnh của Thiên Chúa. Hỡi con người, hãy nhận biết chính mình ngươi : ngươi là vinh quang của Thiên Chúa (1Cr 11, 7). Hãy lắng nghe cho biết ngươi là vinh quang của Ngài như thế nào. Đây là lời của ngôn sứ : Sự khôn ngoan của ngươi đã nên kỳ diệu bởi vì nó phát xuất từ nơi Ta (Tv 138, 6), nghĩa là, trong các công trình của Ta, vẻ huy hoàng của ngươi là kỳ diệu nhất, sự khôn ngoan của ngươi được tán dương trong tâm tưởng con người. Trong khi Ta nhìn ngắm chính mình và trong khi ngươi dò thấy những tư tưởng thầm kín và những tình cảm thẳm sâu của Ta. Ta nhận ra những mầu nhiệm của trí tri ngươi. Vì vậy, hởi con người, hãy nhận biết chính mình ngươi rồi ngươi sẽ khám phá ra rằng ngươi cao cả biết mấu, hãy chú tâm đến ngươi…” (17).
Con người là gì và con người phải làm gì, đó là những điều được khám phá vào lúc Thiên Chúa tự tỏ lộ chính mình. Thật vậy, Thập Giới dựa trên những lời này : “Ta là Chúa, là Thiên Chúa ngươi, chính Ta đã đưa ngươi ra khỏi xư sở Ai Cập, ra khỏi căn nhà nô lệ. Ngươi chớ đem những thầm minh khác ra trước mặt Ta.” (Xh 20, 2-23). Trong “mười lời” Giao Ước với Ít-ra-en, và trong toàn thể Lề Luật. Thiên Chúa tự xưng mình và được nhìn nhận là Đấng “duy nhất Tốt Lành”; là Đấng, bất kể tội con người, cứ tiếp tục làm “mẫu mực” cho hành động luân lý theo như lời kêu gọi Ngài xướng lên : “Các ngươi hãy nên thánh bởi vì Ta, Chúa và Thiên Chúa các ngươi là thánh” (Lv 19, 2): là Đấng, một mực trung thành với tình yêu của Ngài đối với con người, ban tặng Lề Luật cho con người (x. Xh 19, 9-24; 20, 18-21) để tái lập sự hòa diệu nguyên thủy với Đấng Tạo Hóa và với công trình tạo dựng, và hơn thế nữa, để đưa con người vào trong tình yêu của Ngài : “Ta sẽ sống giữa các ngươi, Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân Ta” (Lv 26,12).
Đời sống luân lý được coi như là lời giải đáp do bởi những sáng kiến hào phóng mà tình yêu Thiên Chúa đã không ngừng gia tăng trong những mối quan hệ của Ngài với con người. Đó là một lời giải đáp tình yêu, theo như giới răn cơ bản trong sách Đệ Nhị Luật phát biểu : “Hỡi Ít-ra-en hãy nghe đây : Đức Chúa Thiên Chúa ngươi là Chúa duy nhất. Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi. Hãy tâm niệm những lời Ta tuyên xướng cho ngươi hôm nay. Hãy lặp lại những điều này cho con cái ngươi” (Đnl 6, 4-7). Bởi đó, vì nối liền với sự hào phóng trong tình yêu của Thiên Chúa, đời sống luân lý được kêu mời phản chiếu vinh quang : “Đối với người yêu mến Thiên Chúa thì chỉ cần làm vừa lòng Đấng mình yêu mến là đủ : Bởi vì người ta không còn mong chờ một phần thưởng nào lớn hơn là tình yêu ấy: thật vậy, tình yêu đến từ Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa chính là tình yêu” (18).
11. Lời khẳng định “chỉ có một Đấng duy nhất Tốt Lành” đưa chúng ta về với “tấm bia thứ nhất” chứa đựng các giới răn, nơi đó có lời mời gọi nhận biết Thiên Chúa là Chúa duy nhất và tuyệt đối, và có lời mời gọi chỉ tôn thờ một mình Ngài mà thôi, do sự thánh thiện vô biên của Ngài (x. Xh 20, 2-11). Sự thiện, đó là thuộc về Thiên Chúa, đó là vâng phục Ngài, là khiêm tốn bước đi với Ngài đồng thời thực thi công chính và yêu quý lòng từ ái (x. MK 6,8). Nhìn nhận Chúa là Thiên Chúa : đó là hạt nhân cơ bản, là tâm điểm của Lề Luật, từ đó phát xuất những mệnh lệnh đặc thú và dựa vào đó mà các mệnh lệnh đặc thí được phối trí. Do việc thực hành luân lý qua các giới răn mà tỏ lộ sự kiện này là dân Ít-ra-en thuộc về Chúa, bởi vì chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành mà thôi. Thánh Kinh làm chứng về điều đó với từng trang sách thấm nhuần cảm thức sắc bên về sự thánh thiện tuyệt đối của Thiên Chúa : “Thánh, Thánh, Thánh, Chúa của vũ hoàn là Đấng Thánh “ (Is 6,3).
Nhưng nếu chỉ một mình Thiên Chúa là Sự Thiện, không có bất cứ nỗ lực nhân linh nào, kể cả việc tuân giữ giới răn một cách chi li nhất, có thể đạt tới chỗ “chu toàn” Lề Luật, nghĩa là tới chỗ nhận biết Chúa là Thiên Chúa và dâng lên Ngài sự thờ lạy mà chỉ mình Ngài đáng được hưởng (x. Mt 4,10). “Sự chu toàn” chỉ có thể đạt được nhờ ơn Thiên Chúa : Nó là quà tặng do tham dự vào lòng nhân hậu thần thiêng được tỏ lộ và được thông chuyển nơi Đức Giêsu; Đấng mà người thanh niên gọi là “Thầy Nhân Lành” (Mc 10, 17; Lc 18, 18). Điều mà có lẽ lúc này người thanh niên mới chỉ linh cảm được mà thôi thì về sau sẽ được vén mở một cách tràn đầy nhờ chính Đức Giêsu qua lời mời của Người : “Hãy đến và nối gót theo Ta” (Mt 19, 21).
“Nếu anh muốn liền vào sự sống, hãy tuân giữ các giới răn” (Mt 19, 17).
12. Chỉ một mình Thiên Chúa là có thể giải đáp vấn nạn về điều thiện, bởi vì Ngài là Sự Thiện. Mà Thiên Chúa đã giải đáp vấn nạn này rồi : Ngài đã giải đáp bằng cách tạo dựng con người và qui hướng con người một cách khôn ngoan và trong tình yêu về phía cứu cánh của con người, với phương thể là lề luật khắc ghi trong lòng con người (x. Rm 2,1), tức “luật tự nhiên”. Luật này “không là gì khác hơn ánh sáng phát xuất từ trí tuệ, được Thiên Chúa phú bẩm trong chúng ta. Nhờ ánh sáng ấy, chúng ta biết được điều chúng ta phải thực hiện và điều chúng ta phải tránh. Ánh sáng ấy và luật ấy, Thiên Chúa đã ban tặng trong công trình tạo dựng” (19). Sau đó Thiên Chúa đã tiếp tục ban tặng theo dòng lịch sử Ít-ra-en, cách riêng qua “thập ngôn”, nghĩa là qua các giới răn ở Sinai, mà Ngài đã dùng để xây dựng nền tảng cho cuộc sống của dân Giao Ước (x. Xh 24) và để kêu gọi dân ấy trở nên “sự thiện đặc biệt của Ngài giữa muôn dân”, “một dân tộc thánh thiện” (Xh 19, 5-6) khả dĩ tỏa chiếu sự thánh thiện của Ngài ở giữa mọi dân (x. Kn 18,4 : Ed 20, 41). Qùa tặng Thập Giới là lời hứa và là dấu chỉ của Tân Ước, lúc mà Luật mới sẽ được ghi tạc vĩnh viễn trong quả tim con người (x. Gr 31, 31-34) thay thế cho luật tội lỗi đã phá hỏng bản chất của quả tim ấy (x. Gr 17, 1). Lúc ấy con người sẽ được ban tặng “một quả tim mới”, bởi vì “một thần khí mới” sẽ cư ngụ nơi quả tim ấy, đó là Thần Khí của Thiên Chúa (x. Ed 36, 24-28) (20).
Chính vì thế, sau khi xác định điều quan trọng rằng “chỉ có một Đấng duy nhất Tốt Lành”. Đức Giêsu đáp lại người thanh niên : “Nếu anh muốn tiến vào sự sống, hãy tuân giữ các giới răn” (Mt 19,17). Điều được phát biểu qua cách thức này, đó là mối liên kết chặt chẽ giữa đời sống vĩnh cửu với việc tuân phục các giới răn của Thiên Chúa : chính các giới răn của Thiên Chúa chỉ cho con người thấy con đường sự sống và dẫn đến sự sống. Qua miệng của Đức Giêsu, là Môisê mới, các giới răn của Thập Giới lại một lần nữa được ban tặng cho loài người : chính Người xác quyết các giới răn ấy một cách dứt khoát và đề nghị chúng làm đường nẻo và làm điều kiện cứu độ cho chúng ta. Giới răn gắn liền với một lời hứa : trong Cựu Ước, đối tượng của lời hứa là sự chiếm hữu một vùng đất để cho dân có chỗ mà sống cuộc đời mình trong tự do và theo đức công chính (x. Đnl 6, 20-25): trong Tân Ước, đối tượng của lời hứa là “Nước Trời” theo như Đức Giêsu quả quyết trong phần đầu của “Bài Giảng trên Núi” – bài giảng trong đó Luật mới được phát biểu một cách rộng rãi nhất và đầy đủ nhất (x. Mt 5-7) – , chắc hẳn trong tương quan với Thập Giới đã được Thiên Chúa giao phó cho Môisê trên núi Si-nai. Thành ngứ “sự sống đời đời” được nối liền với thực tại Nước Thiên Chúa và có nghĩa là tham gia vào chính sự sống của Thiên Chúa : sự sống này chỉ sau cái chết mới được thể hiện hòan toàn, thế nhưng trong đức tin, ngay tự bây giờ đã là ánh sáng chân lý, đã là nguồn mạch ý nghĩa cho cuộc sống và đã là bước đầu thông phần vào sự viên mãn trong cuộc nốu gót theo Chúa Kitô. Thật ra, sau cuộc gặp gỡ với người thanh niên giàu có, Đức Giêsu nói với các môn đệ của Người : “Những ai bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, con cái hoặc ruộng đồng vì danh Thầy thì sẽ nhận được gấp bội và sẽ có sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp “ (Mt 19,29).
13. Câu trả lời của Đức Giêsu chưa đủ cho người thanh niên và người thanh niên còn nhấn mạnh để hỏi Thầy thêm về những giới răn phải tuân giữ, anh hỏi Người : “Giới răn nào ?” (Mt 19, 18). Anh hỏi xem anh phải làm gì trong cuộc sống để chứng tỏ anh nhận biết sự thánh thiện của Thiên Chúa. Sau khi đã hướng ánh mắt của người thanh niên về phía Thiên Chúa, Đức Giêsu nhắc lại cho anh những giới răn trong Thập Giới liên quan tới tha nhân : “Đức Giêsu nói tiếp : “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, hãy thải kính cha mẹ, hãy yêu tha nhân như chính mình” (Mt 19, 18-19).
Trong bối cảnh của cuộc trao đổi, đặc biệt khi đem đối chiếu bản văn của Mátthêu với những đoạn song song trong Mác-cô và Luca, điều nổi bật là Đức Giêsu không cố ý liệt kê danh sách gồm tất cả mọi giới răn cần thiết để “tiến vào sự sống” nhưng đúng hơn Người cố ý đưa người thanh niên quay về với cái gọi là “trung tâm điểm” của Thập Giới sánh với mọi mệnh lệnh khác, nghĩa là quay về với lời khẳng định “Ta là Chúa, là Thiên Chúa ngươi” là lời mang ý nghĩa đặc biệt đối với con người. Như thế chúng ta không thể không chú tâm đến các giới răn của Lề Luật mà Chúa Giêsu nhắc nhở cho người thanh niên, đó là những giới răn nằm trong cái gọi là “tấm bia thứ hai” của Thập Giới mà tóm tắt lại (x. Rm 13, 8-10) và tự nền tảng chỉ là giới răn tình yêu đối với tha nhân : “Hãy yêu tha nhân như chính mình ngươi” (Mt 19, 19; x. Mc 12, 31). Trong giới răn này điều được diễn tả là phẩm giá riêng biệt của con người, “tạo vật duy nhất trên mặt đất mà Thiên Chúa muốn dựng nên để làm đối tượng cho tình yêu Ngài” (Seule créature que Dieu a voulue pour elle-même). Những giới răn khác nhau trong Thập Giới thật ra chỉ là tiếng vang dội của giới răn duy nhất về sự thiện của con người, ở nơi từng cấp độ của nhiều điều thiện tạo thành tính chấy cho căn tính con người là hữu thể vừa thiêng liêng vừa có thân xác trong tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với thế giới vật chất. Như chúng ta đọc thấy trong Sách Giáo lý Công giáo. “mười giới răn thuộc về những gì được Thiên Chúa mạc khải. Mười giới răn đồng thời dạy cho chúng ta về nhân tính đích thực của con người. Mười giới răn nêu rõ những bổn phận cốt yếu và do đó, một cách gián tiếp, nêu rõ những quyền lợi căn bản, mật thiết gắn liền với bản chất của con người” (22).
Những giới răn mà Đức Giêsu nhắc nhở cho người đối thoại trẻ tuổi nhằm vào mục đích bảo tồn sự thiện của con người, hình ảnh của Thiên Chúa, bằng việc bênh vực những điều thiện của con người. “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian”, đó là những chuẩn mực luân lý được phát biểu thành những điểu ngăn cấm. Những mệnh lệnh tiêu cực này diễn tả một cách mạnh mẽ sự cần thiết khôn lường đối với việc bảo vệ sự sống con người, bảo vệ mối dây hiệp thông liên vị trong hôn nhân, bảo vệ tư hữu, bảo vệ sự thật và bảo vệ danh thơm tiếng tốt.
Như vậy, các giới răn nêu lên điều kiện làm nền cho tình yêu tha nhân, đồng thời các giới răn là phương cách kiểm nghiệm tình yêu tha nhân. Các giới răn là giai đoạn cần thiết đầu tiên trên nẻo đường tiến đến tự do, là bước đầu, như thánh Augustinô viết : “Tự do đệ nhất, đó là không phạm tội trọng… như giết người, ngoại tình, dâm ô, trộm cắp, lừa đảo, phạm thánh và mọi thứ tội khác đại loại như thế. Khi một con người nào đó nhất quyết từ chối vi phạm những thứ tội ấy – thật ra bất cứ Kitô hữu nào cũng có bổn phận không được vi phạm những thứ tội ấy – thì người ấy khởi sự ngước đầu về phía tự do, nhưng đó mới chỉ là bước đầu của tự do chớ chưa phải là tự do hoàn toàn … “ (23).
14. Tuy nhiêm điều này không có nghĩa là Đức Giêsu muốn đặc biệt chú trọng tình yêu tha nhân, lại càng không có nghĩa là Người cố ý tách tình yêu tha nhân ra khỏi tình yêu Thiên Chúa : cuộc đối thoại giữa Người với vị tiến sĩ luật, đã chứng tỏ cho thấy : vị này, sau khi đặt một câu hỏi rất giống với câu hỏi của người thanh niên, đã nhận ra rằng Đức Giêsu đưa mình quay về với hai giới răn yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân (x. Lc 10, 25 – 27) và đã được mời gọi để ghi nhớ rằng chỉ có việc tuân giữ các giới răn ấy mới dẫn đến sự sống vĩnh cửu : “Cứ làm như vậy thì người sẽ được sống” (Lc 10, 28). Điều đáng nói đó là chính giới răn thứ hai đã khơi dậy tính tò mò và mối thắc mắc nơi vị tiến sĩ luật : “Ai là tha nhân của tôi ?” (Lc 10, 29). Đấng là Thầy đã trả lời bằng dụ ngôn người Samaria nhân hậu, dụ-ngôn-mấu-chốt giúp nắm bắt trọn vẹn giới răn yêu thương tha nhân (x. Lc 10, 30-37).
Hai giới răn mà “toàn thể Lề Luật cũng như các ngôn sứ đều qui về đó” (Mt 22, 40) lại nối kết với nhau một cách sâu đậm và xen chặt vào nhau. Bằng lời nói và bằng cuộc sống. Đức Giêsu làm chứng cho mối hiệp nhất bất khả phân chia của hai giới răn này : sứ mệnh của Người đạt tới đỉnh cao là Thập Gía cứu chuộc (x. Ga 3, 14-15), dấu chỉ của tình yêu không thể tách rời đối với Chúa Cha và đối với nhân loại (x. Ga 13,1).
Cựu Ước và Tân Ước quả quyết một cách rõ rệt rằng, không yêu thương tha nhân mà cụ thể là tuân giữ các giới răn thì không thể thực sự yêu mến Thiên Chúa được. Thánh Gioan viết điều này với một sức mạnh phi thường : “Nếu ai nói “tôi yêu Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, thì người ấy là kẻ dối trá : người anh em mình xem thấy mà người ấy không yêu thương thì làm sao người ấy yêu mến được Thiên Chúa mà mình không xem thấy” (1 Ga 4,20). Thánh Gioan đã để cho vang vọng lại lời thuyết giảng luân lý của Đức Kitô, được diễn tả một cách tuyệt vời và xác đáng trong dụ ngôn người Samaria nhân hậu (x. Lc 10, 30-37) và trong “diễn tử” ngày phát xét cuối cùng (x. Mt 25, 31-46).
15. Trong “Bài Giảng trên Núi” vốn được coi là đạt hiến chương (magna carta) của nền luân lý Tin Mừng (24). Đức Giêsu nói : “Các anh em đừng tưởng rằng tôi đến để phá hủy Lề Luật và các Ngôn Sứ : tôi không đến để phá hủy nhưng để hòan thành “ (Mt 5, 17). Đức Kitô là chìa khó giúp mở Thánh Kinh : “Các anh em dò tìm Thánh Kinh, […] chính Thánh Kinh làm chứng về Tôi” (Ga 5, 39). Người là trung tâm của kế hoạch cứu độ, là Đấng thâu gồm Cựu Ước và Tân Ước, thâu gồm những lời hứa do bởi Lề Luật và sự ứng nghiệm những lời hứa ấy trong Tin Mừng. Người là mối dây hằng sống và vĩnh cửu nối liền Cựu Ước và Tân Ước. Khi chú giải lời khẳng định của Thánh Phaolô “cùng đích của lề luật chính là Đức Kitô”, thánh Ambrôsiô viết : “Cùng đích, không phải xét theo nghĩa lề luật không còn hiện diện nữa, nhưng xét theo nghĩa lề luật trong tình trạng viên mãn : lề luật được hòan thành nơi Đức Kitô (plenitudo legis in Christo est), do bởi Người đến không phải để xóa bỏ Lề Luật nhưng để đưa Lề Luật đến chỗ hòan thành. Cũng giống như có một Cựu Ước nhưng toàn bộ chân lý lại nằm trong Tân Ước, đối với Lề Luật cũng vậy : lề luật đã được ban qua trung gian Môsê là hình bóng của Luật đích thực. Vậy, Luật Môisê là bản gốc (prototype) của chân lý (25).
Đức Giêsu đưa các giới răn của Thiên Chúa đến chỗ hoàn thành, cách riêng giới răn yêu thương tha nhân, bằng cách nội tâm hóa và triệt để hóa những đòi buộc của giới răn; tình yêu tha nhân tuôn ra từ một con tim đang yêu ,một con tim, bởi vì đang yêu, chực sẵn để sống những đòi buộc cao xa nhất. Đức Giêsu nêu rõ rằng không được coi các giới răn như một giới hạn tối thiểu cấm vượt qua, đúng hơn phải coi các giới răn là đại lộ rộng mở cho một cuộc hành trình luân lý và thiêng liêng tiến tới sự trọn hảo, mà trung tâm là tình yêu (x. Cl 3, 14). Như thế giới răn “chớ giết người” trở thành lời mời yêu thương để rồi mau mắn nâng đỡ và thăng tiến đời sỗng của tha nhân; mệnh lệnh ngăn cấm ngoại tình trở thành lời mời thanh luyện ánh mắt, đạt tới khả năng tôn trọng ý nghĩa phu thuê của thân xác : “Anh em đã biết cha ông chúng ta được dạy rằng : “Chớ giết người” : và nếu có người nào giết người, người ấy sẽ phải biện bạch trước tòa án. Còn tôi, tôi bảo anh em : Ai nổi giận với anh em mình sẽ phải trả lẽ trước tòa án: […] Anh em đã nghe người xưa được dạy rằng : “Chớ ngoại tình”. Còn tôi, tôi bảo anh em : Ai nhìn phụ nữ mà thèm muốn thì đã phạm tội ngoại tình trong lòng rồi” (Mt 5, 21-22. 27-28). Đức Giêsu là “sự chu toàn” Lề Luật một cách sống động xét theo nghĩa là Người thể hiện ý nghĩa đích thực của Lề Luật bằng việc trao hiến chính mình hòan toàn : chính Người trở thành Luật hằng sống đồng hóa với ngôi vị, Người mời gọi nối bước theo Người và, nhờ Thần Khí, Người ban cho ơn thông chia sự sống của Người và thông chia cả tình yêu của Người, Người ban cho sức mạnh cần có để làm chứng về sự thông chia ấy bằng những lựa chọn và những hành vi (x. Ga 13, 34-35).
“Nếu anh muốn nên trọn hảo” (Mt 19,21)
16. Bằng cách nhắc lại các giới răn, câu trả lời chưa làm người thanh niên thỏa mãn, người ấy hỏi Chúa Giêsu : “Tất cả những giới răn ấy, tôi đều đã tuân giữ; vậy tôi còn thiếu điều chi nữa ?” (Mt 19, 20). Không dễ dầu gì mà một lương tâm tốt cho phép tuyên bố “tất cả những giới răn ấy, tôi đều đã tuân giữ” nếu chỉ mới hiều sơ sài tầm mức hữu hiệu của những đòi buộc gồm chứa trong Luật của Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu người thanh niên giàu có đã có thể đưa ra câu đáp tương tự, nếu người thanh niên giàu có đã theo đuổi lý tưởng luân lý một cách nghiêm minh và quảng đại ngay từ thời thơ ấu, người ấy biết rằng mình còn xa mới tới đích: đứng trước Đức Giêsu, anh nghiệm ra rằng anh còn thiếu một điều chi đó. Chính khi người thanh niên ý thức về tình trạng bất túc của anh mà Chúa Giêsu mới ngỏ với anh câu trả lời cuối cùng : Khi nhận thấy có nỗi hoài vọng hướng đến một sự viên mãn vượt trên cách giải thích vị luật về các giới răn. Vị Thầy Tốt Lành mời người thanh niên tiến vào con đường trọn hảo : “Nếu anh muốn nên trọn hảo, hãy về, hãy bán những gì anh có và đem tặng cho người nghèo, anh sẽ có được kho tàng trên trời: rồi sau đó hãy đến và nối gót theo Thầy” (Mt 19, 21).
Như đã làm đối với phần đầu của lời Đức Giêsu giải đáp, chúng ta cũng phải đọc và cắt nghĩa phần này trong khuôn khổ của toàn bộ sứ điệp luân lý Tin Mừng và một cách đặc biệt, trong khuôn khổ của Bài Giảng Trên Núi, của các Mối Phúc Thật (x. Mt 5, 3-12), mà mỗi phúc đầu tiên là dành cho người nghèo, những “người có tinh thần nghèo khó” theo kiểu xác định của thánh Mát-thêu, hoặc cho những người bé mọn. Trong chiều hướng này có thể nói được rằng các Mối Phúc Thật cũng chiếm vị trí trong khoảng không gian được mở ra do lời giải đáp Đức Giêsu đưa ra trước vấn nạn của người thanh niên : “Tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ?”. Thật vậy, hẳn nhiên mỗi mối phúc thật, theo từng viễn tượng riêng, đều hứa hẹn một điều “thiện” sẽ mở lối vĩnh cửu cho sự sống con người, và hơn thế nữa, sẽ chính là sự sống vĩnh cửu.
Đối tượng riêng của các Mối Phúc Thật không phải là những chuẩn mực đặc thù giúp ứng xử, các Mối Phúc Thật gợi lên những thái độ và những tư thế cơ bản cho cuộc sống và vì thế chúng không hoàn toàn trùng hợp với các giới răn. Đàng khác, không hề có tách biệt hoặc đối chọi giữa các mối phúc thật và các giới răn : cả hai đều qui về điều thiện và qui về sự sống vĩnh cửu. Bài Giảng trên Núi mở đầu bằng việc công bố các mối phúc thật nhưng cũng gồm chứa sự qui chiếu về các giới răn (x. Mt 5, 20-48). Đồng thời. Bài Giảng trên Núi cho thấy các giới răn mở lối và nhắm hướng tiến đến sự trọn hảo, cũng là hướng của các Mối Phúc Thật. Các Mối Phúc Thật trước tiên là những lời hứa, nhưng một cách gián tiếp, những lời hứa ấy cũng khơi nguồn cho những chỉ dẫn mang tính chuẩn mực dành cho đời sống luân lý. Trong chiều sâu nguyên thủy, các mối phúc thậy có thể ví như bức chân dung tự họa của Đức Kitô và chính vì lẽ ấy, các mối phúc thật là những lời mời nối gót theo Người và sống Hiệp thông với Người (26).
17. Chúng ta không biết được người thanh niên trong Tin Mừng đã hiểu đến mức độ nào nội dung sâu sắc và khắt khe trong câu trả lời thứ nhất mà Chúa Giêsu đưa ra. “Nếu anh muốn tiến vào sự sống, hãy tuân giữ các giới răn”, tuy nhiên điều chắc chắn là người thanh niên đã bày tỏ sự cam kết tuân thủ tất cả mọi đòi buộc luân lý phát xuất từ các giới răn và bởi đó đã tạo nên mảnh đất cần thiết để cho khát vọng trọn hảo có thể nẩy mầm và mọng chín trong đó, nghĩa là để có thể thực hiện những gì mà các giới răn chỉ dẫn và để chu toàn những điều ấy bằng nối gót theo Chúa Kitô. Cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với người thanh niên giúp chúng ta năm bắt những điều kiện giúp cho con người được mời gọi sống trọn hảo có thể tăng trưởng về mặt luân lý; cho dầu đã tuân giữ tất cả các giới răn, người thanh niên đã tỏ ra bất lực, không thể tự sức mình cất thêm bước nữa, Để có khả năng nầy rất cần đến một tự do nhân linh chín muồi. “Nếu anh muốn” và rất cần đến quà tặng ân sủng của Thiên Chúa, “hãy đến, hãy nối gót theo Thầy”.
Sự trọn hảo đòi buộc phải chín chắn trong việc trao chính mình, trong đó tự do con người được mời gọi can dự. Đức Giêsu nêu các giới răn cho người thanh niên làm điều kiện tiên quyết không thể không truyền khiến để có được sự sống vĩnh cửu: ngược lại, việc từ bỏ những gì người thanh niên sở hữu và việc nối gót theo chân Chúa Kitô lại mang tính chấy của một lời đề nghị : “Nếu anh muốn…”. Lời của Đức Giêsu vén mở cho thấy sự năng động đặc biệt của tự do trong đà tăng triẻn tiến đến trưởng thành và, đồng thời, tỏ lộ mối tương quan cơ bản giữa tự do và Luật Thiên Chúa. Tự do con người và Luật Thiên Chúa không hề đối chọi nhau nhưng, ngược lại, nại đến nhau một cách hỗ tương.
Người môn đệ của Đức Kitô biết rằng ơn gọi của mình là ơn gọi hướng đến tự do. Thánh Phaolô đã công bố một cách vui mừng và kiêu hãnh : “Thật vậy, anh em thân mến, anh em đã được kêu gọi hưởng nếm tự do”. Thế nhưng, ngay tức khắc thánh nhân xác định : “anh em đừng lấy tự do ấy làm cớ để thỏa mãn xác thịt, nhưng hãy lấy đức ái mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5, 13). Thái độ kiên quyết của Thánh Tông Đồ khi phản đối những ai tưởng rằng mình có thể nên công chính hóa tự sức mình thì không liên can chút nào đến tình trạng con người “được giải thoát” do bởi các mệnh lệnh, ngược lại, vốn dùng làm phương tiện phục vụ để thực hành tình yêu : “Ai yêu mến tha nhân thì kể như đã chu toàn lề luật. Thật ra, mệnh lệnh : Chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ tham lam ganh tị và tất cả các mệnh lệnh khác đều gồm tóm trong công thức này : Hãy yêu thương tha nhân như chính mình “(Rm 13, 8-9). Sau khi đã đề cập đến sự tuân giữ các giới răn như là tự do bất toàn buổi đầu, thánh Augustinô nối tiếp như sau : “Có người hỏi tại sao đó lại không phải là tự do hoàn hảo ? Bởi vì tôi nhìn thấy trong các chi thể tôi trổi dậy một luật khác chống lại luật của trí tuệ tôi […]. Đó là tự do một phần nào đó và là nô lệ một phần nào đó : đó chưa phải là tự do hòan toàn, tự do thuần túy, tự do tràn đầy bởi vì đó chưa phải là vĩnh cửu. Thật ra sự yếu đuối một phần nào đó đè nặng lên chúng ta nhưng chúng ta cũng đã lãnh nhận một phần tự do nào đó rồi. Tất cả những gì là tội chúng ta đã phạm trước đây thì nay đã được xóa sạch nhờ bí tích rửa tội. Có phải vì sự bất chính được được tẩy xóa hòan toàn cho nên không còn chút yếu đuối nào nữa chăng ? Nếu không còn yếu đuối nữa thì chúng ta đã chẳng còn phạm tội trên cõi đời này. Thế nhưng nào ai dám tự hào đến thế nếu không là kẻ kiêu căng, nếu không là kẻ bất xứng trước lượng từ ái của Đấng Giái Thoát ? […]. Do vậy, bởi vì chúng ta vẫn còn một nỗi yếu đuối nào đó, tôi dám nói rằng chúng ta được tự do tùy theo mức độ mà chúng ta phụng sự Thiên Chúa và rằng chúng ta vẫn còn bị nô lệ tùy theo mức độ mà chúng ta lụy phục lề luật của tội” (27).
18. Ai sống “theo xác thịt” thì cảm nhận Luật Thiên Chúa như một gánh nặng và thậm chí như một sự chối bỏ hoặc ít ra một sự hạn chế tự do của riêng mình. Ngược lại, ai được thôi thúc bởi tình yêu, ai để cho “Thần Khí hướng dẫn” (Gl 5, 16) và mong ước phục vụ tha nhân thì tìm gặp nơi Luật Thiên Chúa con đường cơ bản và cần thiết để có thể thực thi tình yêu mình đã tự do lựa chọn và đón nhận trong cuộc sống. Hơn nữa, người ấy nhận ra được sự khẩn cấp ở bên trong tâm hồn – một “nổi cấp bách” thật sự chớ không phải một sự cưỡng bức – đòi không được dừng lại ở những bó buộc tối thiểu của Luật nhưng phải sống những bó buộc ấy cho tới mức “viên mãn”. Đó vẫn còn là một con đường bất trắc và mỏng manh bao lâu chúng ta còn ở dương thế, nhưng là con đường chúng ta có thể tiến bước nhờ ân sủng được ban cho chúng ta để chúng ta có tràn đầy tự do của những người làm con Thiên Chúa (x. Rm 8, 21) và do đó để chúng ta dùng đời sống luân lý mà đáp lại ơn gọi cao cả của chúng ta : làm “con trong Con”.
Ơn gọi hướng đến tình yêu trọn hảo không phải chỉ dành riêng cho một nhóm người nào đó mà thôi. Lời mời “hãy về. hãy bán những gì anh có và hãy đem tặng cho người nghèo” cùng với lời hứa “anh sẽ có được kho tàng trên trời” là lời mời được ngỏ với mọi người, bởi vì đó chỉ là giới răn yêu thương tha nhân được triệt để hóa, cũng như lời mời “hãy đến”, hãy nối gót theo Thầy” chỉ là một hình thức mới và cụ thể của giới răn yêu mến Thiên Chúa. Các giới răn và lời mời Đức Giêsu ngỏ với người thanh niên đều nhằm phục vụ một đức ái độc nhất bất khả phân chia, một đức ái đương nhiên hướng đến sự trọn hảo mà chỉ có Thiên Chúa mới là thước đo : “Bởi đó, anh em hãy nên trọn hảo như Cha của anh em trên trời là Đấng trọn hảo “ (Mt 5, 48). Trong Tin Mừng thánh Luca, Đức Giêsu diễn giải tầm vóc của sự trọn hảo này như sau : “Anh em hãy có lòng tư ái như Cha của anh em là Đấng từ ái” (Lc 6, 36).
“Hãy đến, hãy nối gót theo Thầy” (Mt 19, 21)
19. Đường nẻo và đồng thời nội dung của sự trọn hảo hệ tại chỗ nối gót theo chân Chúa Kitô, bước đi theo Đức Giêsu sau khi đã từ bỏ những của cải thuộc về mình và từ bỏ chính mình. Đó đúng là kết luận của cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người thanh niên : “Rồi sau đó hãy đến, hãy nối gót theo Thầy” (Mt 19, 21). Chiều sâu kỳ diệu của lời mời này sẽ được các môn đệ nhận ra một cách trọn vẹn sau biến cố phục sinh của Đức Kitô, khi Chúa Thánh Thần đưa họ vào trong tòan bộ Sự Thật (x. Ga 16, 13).
Chính Đức Giêsu là người khởi xướng và cất tiếng mời gọi theo Người. Lời mời trước hết được ngỏ với những kẻ mà Người giao phó một sứ mệnh đặc biệt, khởi đầu với Nhóm Mười Hai: thế nhưng điều tỏ tường là bất cứ ai tin vào Đức Kitô cũng đều phải thỏa mãn điều kiện làm môn đệ Người (x. Cv 6, 1). Do bởi sự kiện này, nối bước theo Chúa Kitô chính là nền tảng thiết yếu và nguyên sơ của nền luân lý Kitô giáo : tựa như dân Ít-ra-en xưa kia cất bước theo Thiên Chúa và đã được Thiên Chúa dẫn dắt qua hoang địa tiến đến Đất Hứa (x. Xh 13, 21), người môn đệ cũng phải nối bước theo Đức Giêsu và được Chúa Cha lôi kép để tiến đến với Người (x. Ga 6, 44).
Vấn đề ở đây không phải là để tâm lắng nghe một lời giáo huấn hay đón nhận một giới răn trong thái độ vâng phục : một cách triệt để hơn, điều phải làm là gắn bó với chính Đức Giêsu, chia sẻ sự sống và vận mệnh của Người thông phần vào sự vâng phục tự do và đầy tình yêu thương của Người đối với thánh ý của Chúa Cha. Bước theo Đấng Khôn Ngoan đã hóa nên xác phàm, do thái độ đáp trả của đức tin, người môn đệ của Đức Giêsu thực sự trở thành môn đệ của Thiên Chúa (x. Ga 6, 45). Qủa vậy, Đức Giêsu là ánh sáng soi chiếu thế gian, là ánh sáng soi chiếu cuộc đời (x. Ga 8, 12); Người là mục tử dẫn dắt và nuôi dưỡng đàn chiên (x. Ga 10, 11-16); Người là đường, là chân lý và là sự sống (x. Ga 14, 6-10). Do đó, noi gương Chúa Con, “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1, 15) thì có nghĩa là noi gương Chúa Cha.
20. Đức Giêsu yêu cầu nối bước theo Người và noi gương Người trên con đường tình yêu, một tình yêu tự hiến hoàn toàn cho anh em vì yêu mến Thiên Chúa : “Giới răn của Thầy là thế này: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu anh em” (Ga 15, 12). Tiếng “như” đòi phải noi gương bắt chước Đức Giêsu, bắt chước tình yêu của Người, tình yêu mà việc rửa chân là dấu chỉ : “Nếu Thầy là Chúa và là Tôn Sư mà đã rửa chân cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải rửa chân cho nhau. Bởi vì đó là tấm gương Thầy nêu cho anh em để cả anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 14-15). Hành động của Đức Giêsu và Lời Người, những sinh hoạt của Người và những mệnh lệnh của Người làm thành quy tắc luân lý cho đời sống Kitô hữu. Thật ra, các hoạt động của Người và một cách đặc biệt cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Gía của Người là mạc khải sống động về tình yêu của Người đối với Chúa Cha và đối với loài người Tình yêu ấy, Đức Giêsu yêu cầu những kẻ nối bước theo Người noi gương bắt chước. Đó là giới răn “mới” .Thầy ban cho anh em một giới răn mới : đó là anh em hãy yêu thương nhau : anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em. Cứ dấu này mà mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy : đó là anh em yêu thương nhau “ (Ga 13, 34 – 35).
Tiếng “như” còn nói lên tầm mức Đức Giêsu đã yêu và các môn đệ Người phải yêu nhau. Sau khi nói : “Giới răn của Thầy là thế nầy : anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em” (Ga 15, 12). Đức Giêsu tiếp lời bằng cách mạc khải sự trao hiến mạng sống của Ngài làm hy lễ trên Thập Gía, làm chứng cho tình yêu “đến tận cùng” (Ga 13, 1) : “không ai có tình yêu nào lớn hơn tình yêu nầy : là hiến mạng sống mình cho bạn hữu “ (Ga 15, 13).
Khi kêu gọi người thanh niên nối bước theo Người trên đường trọn hảo. Đức Giêsu yêu cầu anh sống vẹn toàn giới răn tình yêu, giới răn “của Người”: nhập vào trong chuyển động trao hiến hòan toàn của Người, noi theo và sống chính tình yêu của Vị Thầy “tốt lành”, của Đấng đã yêu mến “cho đến tận cùng”. Đó là điều Đức Giêsu yêu cầu bất cứ ai muốn dân bước theo Người : “Ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ chính mình, hãy vác lấy thập giá của mình và hãy cất bước theo Thầy “ (Mt 16, 24).
21. Nối gót theo Đức Kitô không thể chỉ là một sự noi gương bắt chước bề ngoài, bởi vì điều này liên can tới con người và tới cõi nội tâm sâu xa của con người. Là môn đệ của Đức Giêsu có nghĩa là được nên đồng hình dạng với Đấng đã tự nguyện làm đầy tớ đến độ hiến dâng chính mình trên Thập Gía (x. Pl 2, 5-8). Nhờ đức tin. Đức Kitô cư ngụ trong lòng người tín hữu (x. Ep 3, 17), và nhờ đó người môn đệ được đồng hòa với Chúa của mình và được nên đồng hình dạng với Người. Đó là hoa trái của ân sủng, của sự hiện diện đầy sức tác động của Chúa Thánh Thần trong chúng ta.
Được tháp nhập vào thân thể Đức Kitô, người Kitô hữu trở thành chi thể của Thân Thể Người là Giáo Hội (x. 1 Cr 12, 13-27). Dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, bí tích Rửa Tội làm cho tín hữu nên đồng hình dạng với Đức Kitô một cách triệt để, trong mầu nhiệm vượt qua gồm cái chết và sự phục sinh: bí tích này làm cho tín hữu “mặc lấy” Đức Kitô (x. Gl 3, 27), như thánh Augustinô đã thốt lên khi ngỏ lời với các thụ nhân bí tích Rửa Tội : “Chúng ta hãy reo vui và hãy tạ ơn, chúng ta chẳng những đã trở nên Kitô hữu nhưng còn trở nên chính Đức Kitô. […] Hãy ngạc nhiên và mừng rỡ. Chúng ta đã trở nên chính Đức Kitô !” (28). Chết cho tội, người thụ tẩy lãnh nhận đời sống mới (x. Rm 6, 3- 11): sống cho Chúa trong Đức Giêsu Kitô, người ấy được kêu gọi tiến bước dựa theo Thần Khí và biểu lộ những hoa trái của Thần Khí ra trong đời sống mình (x. Gl 5, 16-25). Thêm vào đó, việc tham dự vào bí tích Thánh Thể, bí tích của Giao Ước mới (x. 1 Cr 11, 23-29), là cấp độ cao nhất trong tiến trình đồng hóa với Đức Kitô, Đấng là nguồn mạch “sự sống vĩnh cửu” (x. Ga 6, 51-58), là nguyên lý và là sức mạnh cho sự tự hiến hòan toàn , sự tự hiến mà Đức Giêsu, theo lời chứng Phaolô truyền đạt lại, yêu cầu phải tưởng niệm trong nghi thức cử hành cũng như trong cuộc sống : “Thật vậy, mỗi lần ăn bánh này và uống chén này, anh em loan báo sự chết của Chúa Kitô cho tới khi Người đến “ (1 Cr 11, 26).
“Đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể” (Mt 19, 26).
22. Cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người thanh niên giàu có đã kết thúc một cách chua xót : “nghe lời ấy người thanh niên bỏ đi với vẻ mặt sầu não, bởi vì anh em có những tài sản kếch sù” (mt 19, 22). Chẳng những người giàu mà thôi nhưng cả các môn đệ nữa cũng hoảng hốt trước lời mời gọi đi theo Người của Đức Giêsu, lời mời gọi mà những đòi buộc vượt quá những khát vọng và những sức lực của con người : “Nghe nói thế, các môn đệ hết sức cuống cuồng : “Thế thì nào còn ai có thể được cứu thoát ?”, họ buột miệng như vậy “ (Mt 19, 25). Thế nhưng Đấng là Thầy nại tới quyền năng của Thiên Chúa : “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể” (Mt 19, 26).
Cũng trong chương trình này của Tin Mừng Thánh Mát-thêu (19, 3-10), khi chú giải luật Môisê về hôn nhân. Đức Giêsu phủ nhận quyền rẫy vợ bằng cách nại tới “nguyên lý” cổ nhất và có uy thế nhất so với luật Môisê: kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa về con người là kế hoạch trong đó con người đã trở nên bất tương ứng (non conforme) do hậu quả của tội : “chính vì lòng anh em ra chai cứng mà Môisê đã cho phép anh em rẫy vợ, nhưng ngay từ đầu thì không như thế” (Mt 19, 8). Việc nại tới “nguyên lý” làm cho các môn đệ hoảng sợ và các môn đệ đã bình luận với những lời này : “Nếu điều kiện của đàn ông đối với đàn bà là như thế, thà đừng kết hôn thì hơn” (Mt 19, 10). Khi quy chiếu cách riêng đến đặc sủng sống độc thân “vì Nước Trời” (Mt 19, 12), đồng thời vẫn nêu lên một qui tắc chung. Đức Giêsu đưa trở về với một sự khả thi mới mẻ và đáng kinh ngạc mà ân sủng Thiên Chúa cống hiến cho con người : “Người nói với họ : “Không phải mọi người đều hiểu được ngôn ngữ này, chỉ những ai được ban cho mới hiểu thôi” (Mt 19, 11).
Con người không thể noi gương bắt chước và sống mô phỏng tình yêu của Đức Kitô bằng sức lực đơn phương của mình. Con người chỉ có khả năng đối với tình yêu ấy một khi cậy dựa vào ân huệ của Thiên Chúa mà thôi. Như đã lãnh nhận tình yêu từ Cha Người. Chúa Giêsu, đến lượt Người, cũng thông truyền tình yêu ấy một cách hào phóng cho các môn đệ của Người: “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em. Anh em hãy ở trong tình yêu của Thầy” (Ga 15, 9). Ân huệ của Đức Kitô, đó là Thần Khí Người mà “hoa trái” đầu tiên (x. Gl 5, 22) là lòng yêu thương : “Nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta mà tình yêu Thiên Chúa đã tuôn đổ tràn đầy tâm hồn chúng ta” (Rm 5,5). Thánh Augustinô tự hỏi : “có phải tình yêu thúc đẩy tuân giữ các giới răn hay là nhờ tuân giữ các giới răn mà tình yêu mới nảy sinh ?”, và thánh nhân trả lời : “Nhưng nào ai dám nghi ngờ rằng tình yêu có trước rồi mới có tuân giữ ? Qủa thế, au không yêu thì không có lý do để phải tuân giữ các giới răn” (29).
23. Luật của Thần Khí vốn mang lại sự sống trong Đức Giêsu Kitô đã giải phóng ngươi khỏi luật của tội và của sự chết” (Rm 8,2). Với những lời này, thánh Tông Đồ đưa chúng ta đi vào viễn tượng của lịch sử cứu độ được hoàn thành trong Đức Kitô để nhận định về mối tương quan giữa Luật (cũ) và ân sủng (Luật mới). Thánh nhân công nhận vai trò sư phạm của Luật : nhờ giúp con người tôi cảm nghiệm tầm mức bất lực của mình và nhờ cắt khỏi con người kỹ vọng chỉ cậy dựa vào mình. Luật mở lối cho con người đi vào thái độ khẩn cầu và tiếp nhận “sự sống trong Thần Khí”. Chỉ có thể thực hành các giới răn của Thiên Chúa trong đời sống mới này mà thôi. Qủa vậy, chính nhờ đức tin vào nơi Đức Kitô mà chúng ta được nên công chính (x. Rm 3, 28) : Sự “công chính” mà Luật đòi buộc nhưng lại không thể ban cho một ai,sự công chính ấy bất cứ ai là tín hữu cũng đều nhận thấy được tỏ lộ và được ban cho mình nhờ Chúa Giêsu. Biện chứng Phaolô về Luật và ân sủng lại còn được thánh Augustinô tổng hợp lại, cũng không kém phần tuyệt diệu : “Như vậy Luật đã được ban tặng để cho người ta cầu xin ân sủng: ân sủng đã được ban tặng để cho người chu toàn những điều Luật buộc” (30).
Mới đầu mà đã nhìn tình yêu và sự sống được đề cập trong Tin mừng dưới lãng kính mệnh lệnh thì thật không đúng bởi vì những đòi buộc của chúng vượt xa sức lực con người. Chỉ có thể sống tình yêu và sự sống ấy như là hoa trái của hồng ân Thiên Chúa, Đấng dùng ân sủng cứu chữa và biến đổi lòng người : “Bởi Lề Luật đã được ban hành do Môisê, còn ân sủng và chân lý thì đến từ Đức Giêsu Kitô” (Ga 1, 17). Do vậy, lời hứa về sự sống vĩnh cửu gắn liền với quà tặng ân sủng và ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận đã là “ bảo chứng cho gia nghiệp của chúng ta” (Ep 1, 14).
24. Như thế chúng ta được mạc khải về khía cạnh đích thực và nguyên tuyền của giới răn yêu thương và của đườn trọn hảo mà giới răn yêu thương được phối trí để đạt tới : ở đây là một sự khả thi được cung cấp cho con người một cách tuyệt nhiên nhờ vào ân sủng, nhờ hồng ân Thiên Chúa, nhờ tình yêu của Ngài. Đàng khác, nhờ ý thức mình đã lãnh nhận hồng ân ấy, nhờ ý thức mình chiếm hữu tình yêu Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô mà có sự nảy sinh và có nguồn nâng đỡ cho thái độ đáp trả có trách nhiệm của một tình yêu hoàn toàn đối với Thiên Chúa và đối với anh em, như thánh Tông Đồ Gioan thiết tha nhắc nhở trong Thư thứ nhất của ngài : “Này các con yêu dấu, chúng ta hãy yêu thương nhau, bởi vì tình yêu từ Thiên Chúa mà đến, ai yêu mến thì sinh bởi Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa. Ai không yêu mến thì không nhận biết Thiên Chúa, bởi lẽ Thiên Chúa là Tình Yêu […]. Các con yêu dấu, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải yêu thương nhau […]. Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu mến, bởi vì Ngài đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4, 7-8.11.19).
Mối liên kết không thể tách rời giữa ân sủng của Chúa với tự do của con người, giữa ân huệ với bổn phận, đã được thánh Augustinô diễn tả bằng những lời lẽ đơn giản và sâu sắc với tâm tình cầu khẩn như sau “Da quod jubes et jube quod vis” (Hãy cho điều Người truyền khiến và hãy truyền khiến điều Người ước mong ) (31).
Ân huệ không khinh giảm nhưng tăng cường đòi buộc luân lý của tình yêu : “Mà giới răn của Ngài là thế này : tin vào Danh của Con Ngài là Đức Giêsu Kitô và yêu thương nhau như chúng ta đã được Ngài truyền lệnh” (1Ga 3, 23). Người ta chỉ có thể “ở lại” trong tình yêu với điều kiện tuân giữ các giới răn, như lời quả quyết của Đức Giêsu : “Nếu anh em tuân giữ giới răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã tuân giữ những giới răn của Cha Thầy và Thầy ở lại trong tình yêu của Cha” (Ga 15, 10).
Khi tóm tắt những gì nằm ở tâm điểm sứ điệp luân lý của Đức Giêsu và tâm điểm thuyết giảng của các Tông Đồ, và khi lặp lại truyền thống lớn mạnh của các Nghị Phụ Đông Phương và Tây Phương – đăc biệt của Thánh Augustinô (32) – trong một tổng luận tuyệt vời, Thánh Tôma đã có thể viết lên rằng : Luật Mới là ân sủng của Chúa Thánh Thần được ban cho nhờ đức tin vào Chúa Kitô (33). Những giới răn bên ngoài mà Tin Mừng cũng đề cập tới dọn đường cho ân sủng ấy và trải rộng những hiệu quả của ân sủng ấy trong đời sống. Thực ra Luật Mới không chỉ dừng lại ở chỗ mách bảo điều phải làm nhưng còn ban sức mạnh để “thể hiện chân lý” (x. Ga 3, 21). Trong cùng chiều hướng ấy, thánh GioanKim Khẩu đã giúp nhận định rằng Luật Mới được ban hành đúng vào lúc Chúa Thánh Thần từ trời đến trong ngày lễ Ngũ Tuần và rằng các Tông Đồ “đã không như Môisê từ trên núi đi xuống tay mang những bia đá, nhưng đã quay trở về mang Chúa Thánh Thần trong lòng và nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà trở thành luật sống động và sách sống động” (34).
“Và này đây Thầy ở với anh em luôn mãi cho đến tận thế” (Mt 28, 20)
25. Cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người thanh niên giàu có đã có nối tiếp, một cách nào đó, trong mọi giai đoạn lịch sử và hôm nay vẫn còn tiếp diễn. Vấn nạn “Thưa Thầy, tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ? “ vẫn nảy sinh trong lòng mọi người và lúc nào cũng là Đức Kitô, và chỉ một mình Người, mới mang lại lời giải đáp trọn vẹn và chung kết. Đấng là Thầy, Đấng giảng dạy các giới răn, Đấng mời gọi nối bước theo Người. Đấng ban ân sủng cho một đời sống mới, Đấng ấy vẫn luôn hiện diện và hành động ở giữa chúng ta theo như Người đã hứa : “Và này đây Thầy ở với anh em luôn mãi cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Sự hiện diện của Đức Kitô với mọi người thuộc mọi thời đại được diễn ra trong thân thể Người là Giáo Hội. Để thực hiện điều ấy. Người đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ để Thánh Thần “nhắc nhở” cho họ và giúp họ hiểu các giới răn của Người (x. Ga 14, 26) và để Ngài làm nguyên lý và nguồn cội cho một đời sống mới trên thế gian (x. Ga 3, 5-8; Rm 8, 1-13). Được Thiên Chúa ban trong Cựu Ước, đạt tới mức trọn hảo trong Giao Ước mới và Giao Ước Vĩnh Cửu, nơi chính Ngôi Con làm người, các lệnh truyền luân lý phải được bảo tồn một cách trung thành và phải được hiện đại hóa liên lỉ trong các nền văn hóa khác nhau theo dòng lịch sử. Nhiệm vụ giải thích các lệnh truyền ấy đã được Đức Giêsu giao phó cho các Tông Đồ và những người kế nhiệm các ngài, được Thánh Thần Chân Lý trợ giúp đặc biệt : “Ai nghe anh em là nghe Thầy” (Lc 10, 16). Với ánh sáng và với sức mạnh của Thần Khí, các Tông Đồ đã thực thi sứ mệnh rao giảng Tin Mừng và chỉ vẽ “đường nẻo” của Chúa (x. Cv 18, 25), bằng cách trước tiên dạy người ta nối bước theo chân và noi gương bắt chước Đức Kitô : “Đối với tôi, sống chính là Đức Kitô” (Pl 1, 21).
26. Trong giáo huấn luân lý của các Tông Đồ, song song với các lời khuyên răn và các chỉ dẫn liên quan đến bối cảnh lịch sử và văn hóa, có một giảng trình đạo đức với những chuẩn mực xử sự chính xác. Giảng trình bày cũng có chỗ đứng trong các Thư, vốn chứa đựng phần giải thích, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, về những mệnh lệnh của Chúa phải thi hành trong những tình cảnh văn hóa khác nhau (x. Rm 12-15; 1Cr 11-14; Gl 5-6; Ep 4-6; Cl 3-4; 1Pr; Gc). Vào buổi đầu của Giáo Hội, với trọng trách rao giảng Tin Mừng, các Tông Đồ đã chăm lo cho hạnh kiểm của các Kitô hữu được hoàn chỉnh (35), bằng cách dựa vào trách nhiệm mục vụ của các ngài, như các ngài đồng thời cũng chăn lo cho đức tin được tinh tuyền và cho các ân huệ thần thiêng được chuyển thoiong nhờ các bí tích (36). Xuất thân từ dân Do Thái hoặc từ các quốc gia khác, các Kitô hữu tiên khởi khác với lương dân chẳng những ở nơi đức tin và phụng vụ của họ, nhưng còn ở nơi việc làm chứng bằng hạnh kiểm luân lý, bắt nguồn từ Luật Mới (37). Qủa vậy, Giáo Hội cùng một lúc là mối hiệp thông đức tin và sự sống; chuẩn mực của Giáo Hội là “đức tin tạo hiệu quả nhờ đức ái” (Gl 5,6).
Không được để cho bất cứ nạn rứt nào phá vỡ mối hòa điệu giữa đức tin và sự sống : sự hiệp nhất Giáo Hội chẳng những bị đả thương do những Kitô hữu từ chối hoặc bóp méo chân lý đức tin, nhưng còn do những người không biết gì về các đòi buộc luân lý mà Tin mừng kêu mời đón nhận (x. 1Cr 5, 9-13). Một cách kiên quyết, các Tông Đồ đã từ chối bất cứ sự tách biệt nào giữa cam kết bên trong với những hành vi bên ngoài biểu lộ và củng cố cam kết ấy (x. 1Ga 2, 3-6).
Và kể từ thời các tông đồ, các Mục Tử trong Giáo Hội đã tố giác một cách minh bạch phương cách hành động của những người đã reo giắc chia rẽ, bằng những lời giảng dạy và bằng những cách ứng xử sự của các ngài (38).
27. Trong mối hiệp nhất Giáo Hội, cổ võ và gìn giữ đức tin và đời sống luân lý, đó là trách vụ Đức Giêsu đã giao cho các Tông Đồ (x. Mt 28, 19-20), trách vụ được tiếp nối trong thừa tác vụ của những người kế nhiệm các Tông Đồ. Đây là điều gặp thấy trong Truyền Thống sống động là truyền thống, theo như lời giảng dạy của Công Đồng Vaticanô II, nhờ đó “Giáo Hội cứ tiếp tục trường tồn trong đạo lý, đời sống và phượng tự, và Giáo Hội lưu truyền cho từng thế hệ tất cả những gì Giáo Hội đang là và tất cả những gì Giáo Hội tin. Xuất phát từ các Tông Đồ, Truyền Thống này được nối tiếp trong Giáo Hội, dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần” (39). Trong Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tiếp nhận và lưu truyền Thánh Kinh như là chứng từ của “những sự việc cao cả” mà Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử (x. Lc 1,49); qua môi miệng các Nghị Phụ và các Tiến sĩ, Giáo Hội tuyên xưng chân lý của Ngôi Lời Nhập Thể: Giáo Hội thực hành các giới mệnh và đức ái nơi đời sống của các thánh nam thánh nữ và nơi hy lễ của các vị tử đạo: Giáo Hội cử hành niềm trông cậy trong phụng vụ: nhớ truyền thống này, các Kitô hữu đón nhận “tiếng nói sống động của Tin Mừng” (40), coi đó là biểu hiện trung thành của sự khôn ngoan và của thánh ý Thiên Chúa.
Giữa lòng Truyền Thống, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, công việc diễn giải một cách chính qui Luật Chúa được phát triển. Là Đấng hiện hữu ngay từ cội nguồn của Mặc Khải, của các giới răn và của các giáo huấn do Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần chăm lo cho Mạc Khải, các giới răn và những lời giáo huấn ấy được gìn giữ một cách thánh thiện, được trình bày một cách trung thực và được áp dụng một cách chuẩn xác trong mọi thời đại và trong mọi tình huống. Các giới răn được “hiện đại hóa” như thế là dấu chỉ và là thành quả của một sự hiểu biết sâu xa về Mặc Khải và của một sự thấu suốt đáng đề cao, dưới ánh sáng đức tin, về những tình huống lịch sử và văn hóa mới. Dầu vậy, công việc hiện đại hóa chẳng qua cũng chỉ xác quyết giá trị vững bền của Mạc Khải và cũng chỉ là lồng vào trong đường hướng diễn giải mà Truyền Thống lớn mạnh của Giáo Hội để lại qua giáo huấn và đời sống của mình. Truyền Thống đã được minh chứng bằng học thuyết của các Nghị Phục, đời sống của các thánh, phụng vụ của Giáo Hội và giáo huấn của Huấn Quyền.
Đặc biệt, như Công Đồng quả quyết, “trách vụ diễn giải Lời Chúa một cách chính qui, thành văn hoặc truyền khẩu, đã được giao phó cho riêng Huấn Quyền sống động của Giáo Hội, uy thế của Huấn Quyền vốn được phô diễn nhân danh Đức Giêsu Kitô” (41). Như thế, trong đời sống cũng như trong công việc giảng dạy, Giáo Hội được coi như “trụ cột và giá đỡ nâng chân lý” (1Tm 3, 15), kể cả chân lý trong lãnh vực hành động luân lý. Thật vậy, “Giáo Hội có thẩm quyền công bố các nguyên tắc luân lý vào mọi thời và khắp mọi nơi, cả khi liên hệ đến trật tự xã hội.Giáo Hội cũng có thẩm quyền phán quyết về tất cả các vấn đề nhân linh, tùy theo mức độ đòi hỏi do những quyền lợi cơ bản của con người hay do ơn cứu độ của các linh hồn” (42).
Hẵn nhiên là về những vấn đề hiện nay đang là đối tượng của cuộc tranh cãi luân lý và đã gây ra nhiều khuynh hướng mới cũng như nhiều lý thuyết mới. Huấn Quyền, một mực trung thành với Đức Giêsu Kitô và trong dòng liên tục của Truyền Thống Giáo Hội, xét thấy bổn phận cấp bách của mình là đưa ra lời phân định và lời giáo huấn, hầu giúp đỡ con người trên bước đường tiến tới chân lý và tiến tới tự do.
CHƯƠNG II
“ANH EM CHỚ UỐN MÌNH THEO THẾ GIAN NÀY ”
(Rm 12,2)
GIÁO HỘI VÀ PHÂN ĐỊNH VỀ MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG
THẦN HỌC LUÂN LÝ HIỆN NAY
Giảng dạy những gì phù hợp với đạo lý lành mạnh (x. Tt 2,1).
28. Khi suy niệm về cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với người thanh niên giầu có, chúng ta đã nắm bắt được nội dung cốt yếu của Mạc Khải Cựu Ước và Tân Ước về lãnh vực hành động luân lý. Nội dung ấy gồm có : sự tùng phục của con người và của hành động con người đối với Thiên Chúa, “Đấng duy nhất tốt lành”; mối tương quan, được ám chỉ trong các giới răn của Thiên Chúa, giữa sự thiện luân lý của các hành vi nhân linh với sự sống vĩnh cửu, hành trình nối bước theo Đức Kitô. Đấng mở ra cho con người viễn tượng về tình yêu trọn hảo; và sau hết, ân huệ của Chúa Thánh Thần, nguồn cội và chỗ cậy dựa cho đời sống luân lý của “tạo vật mới” (x. 2Cr 5, 17).
Tương tư duy luân lý của mình. Giáo Hội đã luôn chú trọng đến những lời Đức Giêsu ngỏ với người thanh niên giàu có. Thật ra, Thánh Kinh vẫn mãi là nguồn mạch tươi thắm và sai nở cho học thuyết luân lý của Giáo Hội, như Công Đồng Vaticanô II đã từng nhắc nhở. “Tin Mừng […] [là] nguồn mạch của mọi chân lý cứu độ và của mọi quy tắc luân lý” (43). Giáo Hội đã gìn giữ một cách trung thực những gì mà Lời Chúa dạy, chẳng những về các chân lý phải tin những cả về lãnh vực hành động luân lý, nghĩa là hành động làm đẹp lòng Thiên Chúa (x. 1 Tx 4.1), đồng thời thực hiện trong lãnh vực này một công việc khai triển học thuyết tương tự với công việc đã được hình thành trong lãnh vực các chân lý đức tin. Với sự sát cánh của Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn dắt Giáo Hội tiến đến chân lý trọn vẹn (x. Ga 16, 13). Giáo Hội đã không ngừng và sẽ không bao giờ ngừng dò xét “mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể” trong đó “mầu nhiệm con người thật sự được chiếu sáng” (44).
29. Luôn được ánh sáng của Đức Kitô là vị “Thầy tốt lành” soi dẫn, công cuộc tư duy luân lý của Giáo Hội cũng đã diễn ra dưới dạng chuyên biệt của khoa học thần học gọi là “thần học luân lý”, một khoa học vừa đón nghe vừa tra vấn Mạc Khải của Thiên Chúa và đồng thời đáp lại những đòi hỏi của lý trí con người. Thần học luân lý và tư duy về “luân lý tính”, nghĩa là về tính chất tốt hoặc xấu của các hành vi nhân linh và của đương sự chủ thể các hành vi ấy gây ra và, hiểu theo nghĩa này, bộ môn liên hệ đến tất cả mọi người : bộ môn này cũng là “Thần học” bởi vì nhìn nhận nguyên lý và cùng đích của hành động luân lý ở nơi Đấng “duy nhất tốt lành” và ở nơi Đấng tặng ban mối phúc sống cuộc sống thần linh cho con người khi tự hiến cho con người trong Đức Kitô.
Công đồng Vaticanô II đã kêu mời các nhà chuyên môn hãy cần mẫn “trau dồi thần học luân lý với một mối chăm sóc cách riêng” để cho việc trình bày bộ môn một cách khoa học, nhờ được bồi đắp nhiều hơn bằng học thuyết của Thánh Kinh, sẽ làm nổi bật được sự cao cả nơi ơn gọi của các tín hữu trong Đức Kitô và làm nổi bật được trách nhiệm bó buộc của họ là mang lại hoa trái trong đức ái cho đời sống của nhân loại” (45). Cũng cùng một Công Đồng đã kêu mời các nhà thần học. “một mặt tuân thủ các phương pháp và các quy tắc dành riêng cho các khoa học thần học, […] mặt khác tìm cho ra phương thức ngày càng thích ứng hơn để truyền đạt cho con người thuộc từng thời đại; bởi lẽ chính kho tàng hoặc các chân lý đức tin thì khác, còn phương cách để diễn đạt các chân lý ấy lại khác nữa, miễn sao trong mọi trường hợp đều bảo tồn được ý nghĩa và hướng lối” (46). Từ đó mà có lời kêu mời sau đây, được áp dụng cho mọi tín hữu nhưng được đặc biệt ngỏ với các thần học gia : “Các tín hữu hãy sống sao cho có sự đoàn kết thật chặt chẽ với những người khác trong thời đại mình và hãy ra sức thấu hiểu cho tường tận những lối suy nghĩ và cảm nhận của họ, đúng như chúng được biểu lộ trong nền văn hóa” (47).
Được đỡ nâng bởi những khích lệ của Công Đồng các nỗ lực của nhiều thần học gia đã trổ sinh hoa trái, qua những suy tư lý thú và hữu ích về những chân lý đức tin đức tin phải tìm và phải áp dụng trong đời sống, dưới những hình thức trình bày phù hợp hơn với cảm quan và với những thắc mắc của con người thời đại. Giáo Hội, cách riêng các giám mục và những người trước tiên được Đức Kitô giao phó thừa tác vụ giảng huấn; đón nhận những nỗ lực ấy với lòng tri ân và khuyến khích các thần học gia nối tiếp công trình của họ với sự thôi thúc của “một niềm kinh sợ Chúa là nguyên lý kiến thức” thật sâu đậm và trung thực (Cn 1,7)
Dầu vậy cùng một lúc, trong khuôn khổ của những tranh luận thần học hậu Công đồng, có một số hình thức diễn giải luân lý không dung hợp với “đạo lý lành mạnh” ( 2 Tm 4, 3) đã được quảng bá. Dĩ nhiên, Huấn Quyền của Giáo Hội không hề có ý áp đặt cho các tín hữu một hệ thống thần học riêng biệt, lại càng không áp đặt một hệ thống triết học. Tuy nhiên để giữ gìn một cách thánh thiện và giãi bày một cách trung thực Lời Chúa (48) Giáo Hội có bổn phận tuyên bố rằng một số đường hướng suy tư thần học nào đó và một khẳng định triết học này hoặc một khẳng định thần học kia là bất dung hợp với chân lý Mạc Khải (49).
30. Chư Huynh thân mến trong hàng giám mục, khi gửi đến chư huynh thông điệp này, Tôi muốn nêu dẫn những nguyên tắc cần thiết để giúp phân định điều gì là trái nghịch với “đạo lý lành mạnh”, và nhắc lại những yếu tố trong giáo huấn luân lý của Giáo Hội xem ra ngày nay đang đặc biệt làm mồi cho lầm lạc, cho hồ đồ và cho quên lãng. Đây cũng chính là những yếu tố để dựa vào đó mà có được “lời giải đáp cho những vấn đề nan giải tiềm ẩn của thân phận làm người, là những vấn đề, hôm qua cũng như hôm nay, khuấy động lòng người một cách sâu xa : con người là gì ? Cuộc đời có nghĩa gì và nhắm mục đích nào ? Chết, phán xét và thưởng phạt sau khi chết là gì ? Sau hết, mầu nhiệm cuối cùng và khôn tả hằng vây bủa cuộc sống chúng ta, mầu nhiệm từ đó chúng ta bắt nguồn và tới đó chúng ta đang nhắm hứớng, mầu nhiệm ấy là gì?” (50).
Những vấn nạn ấy – và còn nhiều vấn nạn khác như : tự do là gì và đâu là mối tương quan giữa tự do với chân lý hàm chứa trong luật Thiên Chúa ? đâu là vai trò của lương tâm trong tiến trình hình thành diện mại luân lý của con người ? làm sao để phân định, cho phù hợp với chân lý về điều thiện, đâu là những quyền lợi và đâu là những bổn phận cụ thể của con người ? – có thể tóm tắt lại trong vấn nạn cơ bản mà người thanh niên trong Tin Mừng đặt ra với Đức Giêsu : “Thưa Thầy tôi phải làm điều tốt nào để được sự sống vĩnh cửu?” Được Đức Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng và “chiêu tập môn đồ từ khắp muôn dân…, dạy họ tuân giữ mọi điều” Người đã chỉ thị (Mt 28, 19-20). Gíao Hội, ngày nay vẫn thế, lấy lại lời giải đáp của Thầy để cống hiến, bởi lẽ Giáo Hội sở hữu ánh sáng và sức mạnh khả dĩ giải quyết được cả những vấn đề gây cấn nhất và những vấn đề phức tạp nhất. Sức mạnh ấy và ánh sáng ấy thúc đẩy Giáo hội khai triển một cách thường hằng, chẳng những nền tư duy tín lý mà thôi nhưng cả nền tư duy luân lý trong một khuôn khổ có kỉ cương nội bộ, vốn là khuôn khổ hết sức cần thiết cho những vấn đề mới đang được đặt ra (51)
Lúc nào cũng là dưới ánh sáng này và với sức mạnh nầy mà huấn quyền Giáo Hội thực thi công trình phân định, lại đón nghe và lại lấy làm của mình lời khuyến nhủ mà thánh Phaolô ngỏ với Timôthêô : “Trước nhan Thiên Chúa và trước nhan Đức Giêsu Kitô, Đấng xẽt xử người sống và kẻ chết, nhân danh cuộc Hiển Dung của Người và nhân danh triều đại Người, cha nài nỉ con : hãy công bố Lời, hãy nhấn mạnh lúc thuận cũng như lúc nghịch, hãy sửa trị, đe loi và khuyên bảo với hết lòng nhẫn nại với mối quan tâm giáo huấn. Bởi lẽ sẽ đến thời con người không còn muốn chấp nhận đạo lý lành mạnh, nhưng ngược lại họ sẽ để cho dục vọng xui khiến và sẽ chiều theo những điếu lọt tai mà chạy theo vô số những bậc thầy và sẽ ngoảnh tai xa chân lý để quay về phía những điều huyền hoặc. Phần con, con hãy thận trọng trong mọi sự, hãy cam chịu thử thách, hãy ra sức rao giảng Tin Mừng, hãy chu toàn hòan hảo thừa tác vụ của con” (2 Tm 4, 1-5; x. Tt 1, 10. 13-14)
“Anh Em Sẽ Nhận Biết Chân Lý Và Chân Lý Sẽ Giải Thoát Anh Em” (Ga 8, 32)
31. Tất cả những vấn đề nhân linh được tranh cãi nhiều nhất và được giải quyết một cách khác biệt nhau, đều gắn liền với một vấn đề trọng yếu, là vấn đề tự do của con người.
Chắc hẳn rằng thời đại chúng ta đã đạt tới một cảm nhận hết sức mãnh liệt và bén nhạy về tự do. “Thời nay, phẩm giá con người là đối tượng một ý thức ngày càng mãnh liệt”, theo như Công đồng đã nhận định trong tuyên ngôn Dignitatis humanae về tự do tôn giáo (52). Do đó mới có vấn đề đòi lại cho con người quyền được “hành động dựa theo những lựa chọn riêng tư của mình và trong tinh thần trách nhiệm tự do thật sự, không phải dưới sức ép của một cưỡng bức, nhưng được hướng dẫn bởi ý thức về bổn phận của mình “ (53). Quyền tự do tôn giáo và tôn trọng lương tâm trong hành trình tiến diễn chân lý ngày càng được cảm nhận như là nền tảng của các quyền lợi con người xét trong toàn thể (54).
Như vậy, điều khá chắc chắn là cảm thức sắc bén nhất về phẩm giá con người và về tính chất độc nhất vô nhị của con người, cùng như về sự tôn trọng phải có đối với tiến trình lương tâm đã là thành tựu tích cực của nền văn hóa hiện đại. Cảm thức ấy, vốn tự nó rất trung thực, đã được diễn dịch bằng vô vàn hình thái biểu hiện, có khi thỏa đáng có khi không, và trong những hình thái biểu hiện ấy có một số, tiếc thay đang lệch xa chân lý về con người xét như là tạo vật và là hình ảnh của Thiên Chúa và bởi đó, đang cần được chỉnh đốn và thanh lọc dưới ánh sáng đức tin (55).
32. Trong một số trào lưu tư tưởng hiện đại, người ta đi tới chỗ tán dương tự do quá mức đến độ biến tự do thành một thứ tuyệt đối như thể tự do là nguồn cội của mọi giá trị. Đó chính là hướng đi của một số chủ thuyết chẳng còn cảm thức về siêu việt hoặc của nhũng thứ thuyết công khai tuyên bố mình vô thần. Người ta đã gắn cho lương tâm cá nhân những đặc quyền tối hậu trong phán đoán luân lý, nghĩa là quyền ấn định một cách dứt khoát và không thể sai lầm đâu là điều thiện và đâu là điều dữ. Vừa khẳng định bổn phận phải tuân theo lương tâm, người ta vừa nhất nhất khẳng định thêm rằng phán quyết tâm lý có phù hợp với chân lý hay không là chỉ do sự kiện nó phát xuất từ lương tâm. Thế nhưng, bằng cách ấy, tính đòi buộc cần có của chân lý đã biến mất nhượng chỗ cho tiêu chuẩn chân thành, chính tông, “hóa hợp với chính mình”, đến nỗi người ta đi đến quan niệm triệt để chủ quan về phán đoán luân lý.
Như đã nhận ra ngay từ thoạt đầu, cuộc khủng hoảng về vấn đề chân lý không xa lạ gì với diễn biến tư tưởng vừa nêu. Một khi đã đánh mất khái niệm chân lý phổ quát nhìn theo góc độ của sự thiện mà lý trí con người có thể nhận thức được, quan niệm về lương tâm không thể tránh khỏi bị biến đổi : lương tâm không còn được xét đến trong thực thể nguyên sơ nữa, nghĩa là không còn được coi như một hành vi của trí tuệ con người vốn có vai trò đem áp dụng trí thức phổ quát về điều thiện vào trong một tình huống nhất định và bởi thế có vai trò đưa ra một phán quyết về cách xử sự đúng đắn phải lựa chọn ở đây và lúc này: người ta có khuynh hướng gán cho lương tâm cá nhân đặc quyền ấn định những tiêu chuẩn thiện dữ, một cách tự động, và từ đó cũng ấn định những tiêu chuẩn hành động. Nhãn quan này chẳng có gì là khác biệt so với nền đạo đức học duy cá nhân vốn cho rằng mỗi người phải đương đầu với chân lý của mình, khác biệt với chân lý của những người khác. Đẩy mạnh đến những hậu quả tột cùng, chủ trương duy cá nhân thậm chí chối bỏ luôn cả khái niệm bản chất con người.
Các quan niệm khác biệt trên đây chính là nguồn gốc từ đó phát sinh những cao trào tư tưởng chủ trương duy trì cuộc đối kháng giữa luật luân lý và lương tâm, giữa bản chất và tự do.
33. Song song với việc tuyên dương tự do và một cách nghịch lý đối nghịch với sự kiện ấy, nền văn hóa hiện đại đem lại chính tự do ấy ra đặt vấn đề một cách triệt để. Một tập hợp những bộ môn, được gom lại dưới tên gọi “khoa học nhân văn”, đúng theo chiều hướng này, đã lôi cuốn sự chú ý đến những yếu tố chi phối thuộc cấp trật tâm lý và xã hội vốn đè nặng lên con người khi thi thố tự do. Sự hiểu biết những yếu tố chi phối ấy và thái độ chú trọng đối với chúng là những thành tựu quan trọng đã được đem ra áp dụng trong nhiều lãnh vực của cuộc sống, chẳng hạn trong ngành sư phạm hoặc trong việc xét xử công lý. Thế nhưng có một số người không chỉ dừng lại ở những kết luận có thể rút từ những nhận xét ấy một cách hợp pháp mà đã đi tới chỗ hoài nghi hay chối bỏ ngay cả thực tại tự do con người.
… Cũng cần phải nhắc lại một số cắt nghĩa mang tính lạm dụng của ngành nghiên cứu khoa học trong lãnh vực nhân học. Lấy cớ rằng hiện đang có rất nhiều những phong tục, tập quán và định chế khác nhau trong nhân loại, người ta đã tiến đến chỗ, nếu không luôn luôn chối bỏ những giá trị nhân tính phổ quát, ít ra mặc cho luân lý một quan niệm duy tương đối.
34. “Thưa Thầy tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ?”. Vấn nạn luân lý đã nhận được lời giải đáp của Đức Kitô không thể loại trừ vấn nạn về tự do, nhưng đặt vấn nạn về tự do vào ngay giữa trung tâm, bởi lẽ không có luân lý nếu không có tự do. “Con người quay về điều thiện luôn luôn trong tình trạng tự do” (56). Thế nhưng tự do nào ? Những người đương thời với chúng ta “rất ư đề cao” tự do và “hăng say đeo đuổi” tự do, nhưng lại thường “cưng chiều tự do một cách thiếu ngay thẳng”; coi tự do như là quyền được làm bất cứ điều gì, miễn sao tạo được thỏa thích, kể cả điều xấu”. Đối lại với họ, Công đồng trình bày tự do thật như sau. Tự do thật là dấu chỉ đãi ngộ nơi con người chứng tỏ con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa đã muốn để cho con người tự bàn hỏi với chính mình (x. Hc 15, 14) ngõ hầu con người có thể tự mình tìm kiếm Đấng Tạo Hóa và nhờ gắn bó với Ngài một cách tự do mà đạt mức thành toàn trong một tình trạng viên mãn chân phúc” (57). Nếu trong hành trình truy tầm chân lý, mình có quyền được tôn trọng thì trước đó mọi người đều đã có bó buộc luân lý nghiêm trọng là phải tìm kiếm chân lý và một khi đã nhận biết chân lý, phải gắn bó với chân lý (58). Trong chiều hướng này, Đức Hồng Y. J.H Newman, nhà bảo vệ lừng danh quyền lợi của lương tâm, quả quyết một cách mạnh mẽ : “lương tâm có những quyền lợi bởi vì nó có những bổn phận” (59)
Dưới ảnh hưởng của các trào lưu duy chủ quan và duy cá nhân vừa nêu trên đây, một số khuynh hướng thần học luân lý hiện đại cắt nghĩa theo lối mới nhưng tương quan giữa tự do với luật luân lý, giữa bản tính con người với lương tâm, để đánh giá các hành vi về mặt luân lý, các khuynh hướng này đề nghị những tiêu chuẩn chưa từng thấy. Mặc dầu nhiều và khác biệt nhau, các khuynh hướng này đều đồng quy với nhau ở một sự kiện là hạ thấp hoặc thậm chí chối bỏ sự lệ thuộc của tự do đối với chân lý.
Nếu chúng ta muốn thực hiện một cuộc phân định và bình phẩm những khuynh hướng ấy sao cho đạt tới mức nhận ra được những điều chính đáng, hữu ích và quí giá và đồng thời vạch ra được những điểm lập lờ, nguy hiểm và sai lạc, chúng ta phải xem xét chúng dưới ánh sáng sự lệ thuộc cơ bản của tự do đối với chân lý, như Đức Kitô đã diễn đạt một cách rõ rệt nhất và có uy quyền nhất : “Anh em sẽ nhận biết chân lý và chân lý sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32).
I. TỰ DO VÀ LỀ LUẬT
“Ngươi Chớ Có Ăn Trái Cây Biết Thiện Biết Dữ” (St 2,17)
35. Trong Sách Sáng Thế chúng ta đọc thấy : “Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho người đàn ông như thế này : “Người được quyền ăn trái nơi tất cả các cây trong vườn. Thế nhưng ngươi chớ có ăn trái nơi cây biết thiện biết dữ, bởi vì ngày mà ngươi ăn thứ trái cây này, ngươi sẽ phải chết” (St 2, 16-17).
Qua hình ảnh này, Mạc Khải dạy cho chúng ta rằng quyền quyết định điều thiện điều dữ không thuộc về con người nhưng thuộc về Thiên Chúa mà thôi. Dĩ nhiên, con người được tự do bởi vì con người có thể hiểu và chấp nhận các giới răn của Thiên Chúa và tự do con người được hưởng rất đáng kể, bởi vì con người được quyền ăn trái “nơi tất cả các cây trong vườn”. Thế nhưng tự do ấy không phải là vô hạn định : tự do ấy phải dừng lại trước “cây biết thiện biết dữ”, bởi vì tự do ấy được kêu mời chấp nhận luật luân lý mà Chúa ban cho con người. Thật ra, chính trong sự chấp nhận nầy mà tự do nhân linh được thể hiện một cách tràn đầy và đích thực. Thiên Chúa, Đấng duy nhất tốt lành biết rất rõ điều nào là tốt cho con người nhân danh chính tình yêu của Ngài, Ngài đề nghị điều tốt cho con người nơi các giới răn.
Luật Thiên Chúa như vậy, không hề khinh giảm tự do của con người và lại càng không gạt bỏ tự do; ngược lại, luật Thiên Chúa bảo vệ và cổ võ tự do. Thế mà, đi theo một hướng khác hẳn, khuynh hướng văn hóa hiện đại đã khơi dậy rất nhiều trào lưu đạo đức học, chủ trương đặt vào giữa trung tâm của suy tư họ cái gọi là sự xung khắc giữa tự do và lề luật. Đó là trường hợp những chủ thuyết gắn cho cá nhân hoặc các tập thể xã hội khả năng ấn định điều thiện và điều dữ : như vậy có nghĩa là tự do nhân linh có quyền “tạo ra giá trị” và được hưởng quyền điều hành chân lý, đến độ chân lý tự nó sẽ bị coi như là sản phẩm của tự do. Và như vậy tự do sẽ đòi quyền tự lập về luân lý như thế trong thực tế tự do có quyền tối thượng tuyệt đối.
36. Yêu sách tự lập hiện đại cũng đã không khỏi tạo ảnh hưởng trong lãnh vực thần học luân lý công giáo. Nếu thần học luân lý công giáo chắc chắn chưa bao giờ đem tự do nhân linh đối chọi với luật Thiên Chúa, cũng chưa bao giờ đem đặt lại vấn đề về việc các chuẩn mực luân lý luôn có nền tảng tôn giáo tối hậu, thần học ấy dầu sao cũng đã buộc phải suy nghĩ lại một cách toàn bộ về vai trò của lý trí và của đức tin trong việc ấn định những chuẩn mực luân lý dành cho những hành vi xử thế nhất định “giữa đời”, nghĩa là trong tương quan chính mình, với tha nhân và với thế giới sự vật.
Phải nhìn nhận rằng, khởi đầu nỗ lực canh tân tư duy này, có một số yêu sách tích cực, nếu hiểu theo một mức độ rộng rãi, cũng thuộc về truyền thống tốt đẹp của tư tưởng Công giáo. Theo lời mời gọi của Công Đồng Vaticanô II (60), đã có ước muốn tạo thuận lợi cho việc đối thoại với nền văn hóa hiện đại, bằng cách nêu rõ tính chất hữu lý – cả tính chất khả tri và khả thông đạt mang chiều kích phổ quát – của những chuẩn mực luân lý vốn thuộc về địa hạt luân lý tự nhiên (61). Người ra, người ta còn muốn nhấn mạnh đến tính chất nội tại của những đòi hỏi đạo đức vốn bắt nguồn từ địa hạt ấy và vốn chỉ áp đặt cho ý chí với tư cách là một bó buộc khi có sự công nhận trước của lý trí và, một cách cụ thể của lương tâm từng người.
Thế nhưng vì quên rằng lý trí con người lệ thuộc sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa và trong tình trạng của bản tính hiện đã bị thoái hóa, vì quên rằng Mạc Khải của Thiên Chúa là cần thiết và là thiết thực hiệu nghiệm để có thể nhận biết các sự thật luân lý kể cả trong cấp trật tự nhiên (62), một số người đã đi tới chỗ xây dựng lý thuyết về quyền thống trị hoàn toàn của lý trí trong lãnh vực chuẩn mực luân lý dẫn đến cách xử sự ngay thẳng trong cuộc sống giữa đời : các chuẩn mực này sẽ tạo thành địa hạt cho một nền luân lý thuần túy “nhân bản”, nghĩa là sẽ được coi là biểu hiện của luật mà con người tự động tự ý gán cho mình, và sẽ chỉ bắt nguồn từ nơi lý trí con người mà thôi. Thiên Chúa sẽ không thể nào được coi là tác giả của luật nếu không phải trong mức độ mà lý trí con người vận dụng nhiệm vụ điều hòa một cách tự lập dựa vào sự ủy thác hoàn toàn mà ngay từ đầu Thiên Chúa đã gán cho con người. Đối lại với Thánh Kinh và với học thuyết trường tồn của Giáo Hội những cách thức suy nghĩ như thế đã phủ nhận rằng Thiên Chúa là Tác giả của luật luân lý tự nhiên và rằng con người, nhờ lý trí của mình, tham gia vào Luật vĩnh cửu mà mình không có thẩm quyền thiết lập.
37. Cũng một lúc vì muốn bảo tồn đời sống luân lý trong một bối cảnh Kitô giáo, một số thần học gia luân lý đã du nhập một lối phân biệt rõ rệt trái ngược học thuyết công giáo (63), giữa một cấp trật đạo đức (unordre éthique) sẽ chỉ bắt nguồn từ con người và sẽ chỉ có giá trị trần thế với một cấp trật cứu độ (ordre du salut) theo đó chỉ là một số ý hướng và một số thái độ bên trong đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân mới quan trọng mà thôi. Từ đó, người ta đi đến chỗ phủ nhận sự hiện hữu trong Mạc khải Thiên Chúa, của một nội dung luân lý đặc loại và nhất định, có giá trị phổ quát và trường tồn: Lời Chúa sẽ phải dừng lại ở chỗ đưa ra một lời khuyến dụ, một lời răn bảo chung chung để rồi sau đó chỉ một mình lý trí tự lập là có bổn phận xác định rõ bằng những ứng dụng chuẩn mực “khách quan” thực sự, nghĩa là thích ứng với tình huống lịch sử cụ thể. Một quan niệm như thế về tính chất tự lập sẽ tức khắc dẫn đến chỗ phủ nhận thẩm quyền đặc biêt của Giáo Hội và của Huấn Quyền về mặt giáo thuyết trên các chuẩn mực luân lý nhất định liên quan tới cái gọi là “thiện ích nhân linh” : những chuẩn mực ấy sẽ chẳng thuộc về nội dung riêng của Mạc Khải và tự chúng sẽ chẳng quan trọng gì đối với ơn cứu độ.
Không thể nào không nhận ra rằng một lối cắt nghĩa như thế về tính tự lập của lý trí con người sẽ bao hàm những luận đề bất khả dung hợp với học thuyết công giáo.
Trong bối cảnh này, điều tuyệt đối cần thiết là phải làm sáng tỏ, dưới sự soi chiếu của Lời Chúa và của Truyền Thống Giáo Hội sống động, những khái niệm cơ bản về tự do nhân linh và về luật luân lý, cũng như những mối tương quan sâu xa nối kết chúng lại chặt chẽ với nhau. Chỉ bằng cách ấy mới có thể đáp lại được những thỉnh nguyện chính đáng của lý tính con người, đồng thời hội nhập những yếu tố có giá trị của một số trào lưu thần học luân lý hiện đại, mà không làm phương hại di sản luân lý của Giáo Hội bằng những luận đề nảy sinh từ một quan niệm sai lầm về tính tự lập.
Thiên Chúa đã muốn để cho con người “tự bàn bạc với chính mình” (Hc 15,14).
38. Mượn lại lời của sách Huấn Ca, Công Đồng Vaticanô II giải thích như sau về “tự do thật” vốn là “dấu chỉ đãi ngộ của hình ảnh Thiên Chúa” nơi con người : “Thiên Chúa đã muốn “để cho [con người] tự bàn bạc với chính mình” ngõ hầu con người có thể tự mình tìm kiếm Đấng Tạo Hóa và một khi tự do gắn bó với Ngài, được thành toàn trong tình trạng viên mãn chân phúc” (64). Những lời này chứng tỏ con người đã được mời gọi thông phần vào quyền thống trị của Thiên Chúa tới mức sâu xa tuyệt vời biết mấy; những lời này minh chứng rằng, theo một nghĩa nào đó, quyền hành của con người được thi thố trên chính con người. Đây là một khía cạnh vẫn không ngừng được nhấn mạnh trong tư duy thần học về tự do nhân linh. Hiểu như là một hình thức vương quyền. Chẳng hạn Grêgôriô thành Nysse viết rằng tâm hồn biểu lộ tính chất vương đế của nó bằng quyền tự trị, bằng quyền độc lập và bằng sự kiện này là, trong cách xử sự, tâm hồn làm chủ ước muốn của nó. Nét đặc trưng này là của ai, nếu không phải của một vị vua ? […] Bởi thế, vốn được tạo dựng để cai quản thế giới, vì giống với Đức Vua hoán vũ, bản tính con người đã được tác thành như một bức ảnh sống động thông phần vào bản mẫu do sự cao cả và do danh xưng” (65).
Làm chủ thế giới đối với con người đã là một bổn phận quan trọng và một trách nhiệm lớn lao đòi tự do phải dấn bước để tuân phục Đấng Tạo Hóa : “Hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và hãy làm bá chủ trái đất” (St 1, 28). Xét từ góc độ này, có một tình trạng tự lập chính đáng thuộc về từng cá nhân cũng như thuộc về từng cộng đoàn, theo như đã được Hiến Chế Gaudium et spes của Công Đồng dành cho một sự chú tâm đặc biệt : ở đây phải hiểu là tình trạng tự lập của những thực tại trần thế, tự lập có nghĩa là “các sự vật được tạo thành và chính các xã hội đều có những luật riêng và những giá trị riêng mà con người phải dần dà học biết, học sử dụng và tổ chức” (66).
39. Không phải chỉ thế giới mà thôi, nhưng chính con người cũng đã được giao phó cho chính con người để con người coi sóc và mang lấy trách nhiệm. Thiên Chúa đã “để con người tự bàn hỏi chính mình” (Hc 15, 14) ngõ hầu con người tìm kiếm Đấng Tạo Hóa và đạt tới mức trọn hảo một cách tự do. Đạt tới mức trọn hảo có nghĩa là bản thân mình xây dựng nơi chính mình sự trọn hảo ấy. Thật thế, khi làm chủ thế giới con người đã dùng trí khôn và ý chí của mình mà tạo hình dạng cho thế giới như thế nào thì khi thực hành những hành vi tốt xét về mặt luân lý, con người cũng đã xác quyết, phát huy và củng cố sự tương đồng của mình với Thiên Chúa như thế ấy.
Dầu vậy, Công Đồng yêu cầu phải chú ý đến một quan niệm sai lạc về tính tự lập của các thực tại trần thế, quan niệm này hệ tại chỗ nhận định rằng : những sự vật được tạo thành không lệ thuộc Thiên Chúa và con người được quyền cắt đặt những sự vật ấy mà không cần nại tới Đấng Tạo Hóa” (67). Quan niệm tự lập này gây những hiệu quả hết sức tai hại cho con người, bởi vì thế nào rồi cũng đi tới theo hướng vô thần : “Tạo vật mà không có Tạo Hóa sẽ chỉ lụi tàn […]. Hơn thế nữa, chỉ quên lãng Thiên Chúa thôi thì đã là cho chính tạo vật nên mờ tối rồi” (68).
40. Một đàng, giáo huấn Công Đồng nhấn mạnh vai trò của lý trí con người trong việc ấn định và áp dụng luật luân lý : đời sống luân lý giả thiết đương sự phải có tính sáng tạo và óc khôn khéo bởi vì đời sống luân lý là nguồn mạch và là nguyên nhân của những hành vi có suy tính. Đàng khác, lý trí kín múc phần chân lý của mình và thẩm quyền của mình ở nơi Luật Vĩnh Cửu, cũng là nơi chính sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa (69). Như thế, tự nền tảng đời sống luân lý, có nguyên lý về một “sự tự lập đúng đắn” (70) của con người, chủ thể các hành vi : Luật luân lý đến từ Thiên Chúa và luôn luôn tìm gặp nguồn cội của nó nơi Ngài : do bởi lý trí tự nhiên vốn bắt nguồn từ Khôn Ngoan Thiên Chúa, luật luân lý cũng đồng thời là luật đặc trưng của con người. Qủa vậy, như chúng ta đã thấy, luật tự nhiên “chẳng khác gì ánh sáng trí tuệ mà Thiên Chúa đã đặt vào trong chúng ta. Nhờ ánh sáng này, chúng ta biết được điều phải làm và điều phải tránh. Ánh sáng ấy là luật ấy, Thiên Chúa đã phú ban qua công trình tạo dựng” (71). Sự tự lập đúng đắn của lý trí thực dụng có nghĩa là con người sở hữu nơi chính mình lề luật đã lãnh nhận từ Tạo Hóa. Dẫu sao, sự tự lập của lý trí không hề ám chỉ rằng lý trí tự nó có thể sáng tạo những giá trị và lập ra những chuẩn mực luân lý (72). Nếu tự lập bao hàm việc chối bỏ sự thông phần của lý trí thực dụng vào trong khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa và Đấng Lập Pháp tối cao, hoặc nếu tự lập gợi tự do để tạo ra những chuẩn mực luân lý tùy thuộc vào những bấp bênh lịch sử và vào tính chất đa nguyên của những xã hội và những nền văn hóa, một kỳ vọng tự lập như thế sẽ đi ngược lại với giáo huấn Giáo Hội về chân lý của con người (73). Như thế chẳng khác nào giết chết tự do đích thực : “Ngươi chớ ăn trái nơi cây biết thiện biết dữ, bởi vì ngày mà ngươi ăn thứ trái ấy, ngươi sẽ phải chết” (St 2, 17).
41. Con người được tự lập thật sự về mặt luân lý thì không hề có nghĩa là con người từ chối nhưng đón nhận luật luân lý, giới răn của Thiên Chúa : “Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho con người…” (St 2, 16). Tự do của con người và Luật của Thiên Chúa đồng qui với nhau và được mời gọi thấm nhập vào nhau, nghĩa là có vấn đề con người tự do vâng phục Thiên Chúa và Thiên Chúa chăm lo cho con người một cách hào phóng. Do đó, không như một số người vẫn tưởng, vâng phục Thiên Chúa thì không phải là một sự ngoại thuộc (hétéronomie), như thể đời sống luân lý phải lụy phục ý muốn của một quyền lực vô song tuyệt đối, nằm ngoài con người và trái ngược với sự khẳng định của tự do con người. Trong thực tế, nếu sự ngoại thuộc luân lý truất bỏ khỏi con người quyền tự mình ấn định hoặc áp đặt cho con người những chuẩn mực nằm ngoài sự thiện của con người, sự ngoại thuộc ấy sẽ mâu thuẩn với Mạc khải của Giao Ước và của Mầu Nhiệm Nhập Thể cứu chuộc. Sự ngoại thuộc ấy sẽ chỉ là một hình thức vong thân, ngược lại với Khôn Ngoan Thiên Chúa và với phẩm giá con người.
Một số người, với từ ngữ chỉnh hơn, nói đến sự thần thuộc (théonomie) hay sự dự phần thần thuộc (théonomie participée), bởi vì việc con người tự do vâng phục Luật Thiên Chúa nhất thiết bao hàm sự thông phần của lý trí và ý chí con người vào trong lượng khôn ngoan và đường lối quan phòng của Thiên Chúa. Khi cấm con người không được ăn trái nơi “cây biết thiện biết dữ” (St 2, 17). Thiên Chúa khẳng định rằng ngay từ đầu con người không tự mình có được “sự hiểu biết” ấy, nhưng con người chỉ dự phần vào sự hiểu biết ấy bằng ánh sáng của lý trí tự nhiên và của mạc khải thần thiêng để nhỡ đó mà nhận ra được những đòi buộc và những mời gọi của Khôn Ngoan vĩnh cửu. Như vậy, phải nói rằng luật là biểu hiện của Khôn Ngoan Thiên Chúa : chính khi tùng phục lề luật, tự do tùng phục chân lý của công cuộc sáng tạo. Vì thế điều xứng hợp là phải nhận ra nơi tự do của con người hình ảnh và sự thân cận của Thiên Chúa, Đấng hiện diện trong mọi người (x. Ep 4,6): cũng vậy, cần phải tuyên xưng sự uy nghi của Thiên Chúa vũ hoàn và tôn kính sự thánh thiện của Luật Thiên Chúa vô cùng siêu việt. Deus semper major (74).
Phúc thay người vui thú với Lề Luật Chúa (x. Tv 1, 1-2).
42. Được hình thành theo mẫu mực tự do của Thiên Chúa, tự do con người không vì tuân phục Lề Luật thần thiêng mà bị xóa bỏ nhưng ngược lại chính nhờ sự tuân phục mà tự do ở trong chân lý và tự do phù hợp với phẩm giá con người, như được diễn tả rõ rệt trong Công Đồng : “Phẩm giá con người đòi buộc con người hành động theo một lựa chọn có ý thức và tự do, được thúc đẩy và ấn định bởi một niềm xác tín tự thân chờ không đơn thuần bởi hiệu quả của những thôi thúc bản năng hoặc của một cưỡng bức từ bên ngoài. Con người đạt được phẩm giá ấy một khi thoát khỏi ách nô lệ của dục vọng; con người tự do lựa chọn sự thiện, tiến bước đến vận mệnh của mình và để tâm tìm cho ra những phương thế tiến bước nhờ vào sự khôn khéo của mình” (75).
Trong khi tiến bước hướng về Thiên Chúa, hướng về “Đấng duy nhất Tốt Lành”, con người phải thực thi điều thiện và né tránh điều dữ một cách tự do. Nhưng để được như vậy, con người phải biết phân biệt điều thiện và điều dữ. Công việc này được thể hiện đặc biệt nhờ vào ánh sáng của lý trí tự nhiên, là ánh phản chiếu vẻ rạng ngời của dung nhan Thiên Chúa nơi con người. Theo hướng này, Thánh Tôma khi bình giải một câu trong Thánh Vịnh 4 đã viết : “Sau khi nói : “Hãy tiến dâng những lễ tế công chính” (Tv 4,6). Thánh Vịnh như thể nói thêm thay cho những người thắc mắc tự hỏi đâu là những hoạt động công chính : “Biết bao kẻ nói rằng : Ai sẽ chỉ cho ta thấy điều thiện ?”, rồi Thánh Vịnh trả lời cho họ : “Lạy Chúa, chúng con đang có ánh sáng tôn nhan Ngài in hằn nơi chúng con”, nghĩa là ánh sáng của lý trí tự nhiên, ánh sáng giúp chúng ta phân định đâu là điều thiện đâu là điều dữ – đây là lãnh vực của luật tự nhiên – thì chẳng khác nào ánh sáng của Thiên Chúa trí hằn trong chúng ta” (76). Bởi đó chúng ta hiểu được tại sao luật này được gọi là luật tự nhiên : nó được gọi như vậy không phải vì đem so với bản chất của những hữu thể không lý trí, nhưng bởi vì lý trí ban bố luật ấy đúng là lý trí của bản chất nhân linh (77).
43. Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở rằng “chuẩn mực tột bậc của đời sống nhân linh là chính Luật thần thiêng, vĩnh cửu, khách quan và phổ quát mà Thiên Chúa dùng trong kế hoạch khôn ngoan và yêu thương của Ngài, để điều hành, hướng dẫn và cai quản toàn thể thế giới, cũng như tất cả những đường lối của cộng đoàn nhân loại. Thiên Chúa cho con người được dự phần vào Luật ấy là Luật của chính Ngài, để nhờ vào một sự sắp đặt và quan phòng kỳ diệu của Ngài, con người ngày càng có thể tiến gần đến chân lý bất di bất dịch” (78).
Công Đồng nại tới học thuyết cổ điển về Luật vĩnh cửu của Thiên Chúa. Luật này được thánh Augustinô định nghĩa như là “lý lẽ hoặc thánh ý của Thiên Chúa giúp bảo vệ trật tự tự nhiên và ngăn cấm khuấy động trật tự ấy” (79): Thánh Tôma thì đồng hóa Luật này với “lý lẽ do sự khôn ngoan thần thiêng vốn là động cơ giúp mọi sự chuyển động đến cùng đích phải đạt tới” (80). Và sự khôn ngoan của Thiên Chúa là đường lối quan phòng, là tình yêu ân cần chăm sóc, hiểu theo nghĩa sát nhất và cơ bản nhất, đối với tòa thể công trình sáng tạo (x. Kn 7, 22; 8, 11). Thiên Chúa chăm lo cho con người một cách khác với những hữu thể phi ngôi vị : không phải “từ bên ngoài” với những định luật của thiên nhiên vật lý, nhưng “từ bên trong” bằng lý trí, một lý trí do nhận thức được Luật vĩnh cửu của Thiên Chúa nhờ ánh sáng tự nhiên nên đủ sức chỉ dẫn cho con người thấy được đâu là hướng nẻo đúng đắn để con người tự do hành động (81). Bằng cách ấy, Thiên Chúa kêu gọi con người dự phần vào sự quan phòng của Ngài với ý muốn cậy nhờ chính con người, nghĩa là cậy nhờ hoạt động hữu lý và hữu trách của con người để hướng dẫn thế giới, chẳng những thế giới thiên nhiên, nhưng cả thế giới, những ngôi vị nữa. Luật tự nhiên nằm trong bối cảnh này, với tư cách là biểu hiện nhân linh cho Luật vĩnh cửu của Thiên Chúa, như thánh Tôma đã viết :”Trong số toàn bộ các hữu thể, tạo vật có lý trí được đặt dưới sự quan phòng của Thiên Chúa một cách tuyệt hảo hơn do bởi tạo vật nầy dự phần vào sự quan phòng ấy bằng cách tự mình cung ứng cho nhu cầu của mình và của tha nhân. Như vậy nơi tạo vật nầy, có sự dự phần vào lý trí vĩnh cửu, nhờ đó tạo vật nầy có được một thiên hướng tự nhiên nghiêng về thể thức hành động và nghiêng về cùng đích theo như phải đạt tới. Sự dự phần vào luật vĩnh cửu nầy, ở nơi tạo vật có lý trí, gọi là luật tự nhiên (82).
44. Giáo Hội vẫn thường qui chiếu vào học thuyết của Thánh Tôma về luật tự nhiên và đã đem hội nhập học thuyết nầy vào trong giáo huấn luân lý của mình. Đức Lêô XIII, Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi, đã vì thế mà nhấn mạnh đến sự tùng phục thiết yếu của lý trí và của lề luật nhân linh đối với Khôn Ngoan của Thiên Chúa và đối với Lề Luật của Ngài. Sau khi đã phát biểu rằng : “luật tự nhiên được ghi chép và khắc sâu trong lòng mỗi người, bởi vì đó chính là lý trí của con người truyền khiến con người làm lành và ngăn cấm con người phạm tội”, Đức Lêô XIII nại tới “lý trí cao hơn” của Nhà Lập Pháp thần thiêng : “Thế nhưng điều lệnh nầy của lý trí nhân linh sẽ không có được sức mạnh của luật nếu không là bộ phận hay là thông ngôn của một lý trí cao hơn mà trí tuệ và tự do của chúng ta phải tuân phục”. Thật ra, uy lực của luật nằm ở chỗ nó có quyền áp đặt những bổn phận, chuyển giao những quyền lợi hay trừng phạt một số hành vi nào đó : “Thế mà tất cả những điều ấy sẽ không thể nào hiện hữu nơi con người nếu con người tự đặt mình làm qui tắc cho những hành vi của mình như thế mình là nhà lập pháp tối cao”. Và Đức Lêô XIII kết luận : “Từ đó suy ra, luật tự nhiên chính là Luật vĩnh cửu ghi khắc trong những hữu thể được phú bẩm lý trí và thúc đẩy chúng nghiêng chiều về hành vi và về cùng đích đặc trưng của mình, và luật tự nhiên chỉ là lý trí vĩnh cửu của Thiên Chúa. Đấng tạo dựng và điều hòa thế giới” (83).
Con ngừơi có thể nhận ra điều thiện và điều dữ nhờ việc phân định thiện dữ mà chính con người thực hiện bằng lý trí của mình, đặc biệt bằng lý trí được soi chiếu bởi Mạc Khải Thiên Chúa và bởi đức tin, nhân danh Lề Luật Thiên Chúa đã ban cho dân tuyển chọn, trước hết là các giới răn ở Sinai. Dân Ít-ra-en được mời gọi đón nhận và sống Luật Thiên Chúa như hồng ân đặc biệt và dấu chỉ của việc Thiên Chúa tuyển chọn và thiết lập Giao Ước; và đồng thời như là chứng cớ xác nhận phúc lành của Thiên Chúa. Vì thế Môisê đã có thể ngỏ lời với con cái Ít-ra-en và hỏi họ : “Có dân tộc lớn mạnh nào được các thần minh ở gần như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở gần với chúng ta mỗi khi chúng ta kêu cầu Người hay không ? Và có dân tộc lớn mạnh nào mà những lề luật và những tập tục lại hoàn chỉnh như toàn bộ Lề Luật mà tôi truyền lại cho anh chị em hôm nay không ?” (Đnl 4, 7-8). Trong các Thánh Vịnh , chúng ta đọc thấy biểu hiện của ca ngợi, của tri ân và của tôn kính mà dân tuyển chọn được mời gọi ấp ủ đối với Luật Thiên Chúa, đồng thời chúng ta đọc thấy huấn dụ hiểu biết, suy niệm và đem Luật ấy ra thực hành trong đời sống. “Phúc thay người chẳng nghe theo bọn ác nhân, chẳng bước vào đường quân tội lỗi, không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng, nhưng vui thú với Lề Luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày !” (Tv 1, 1-2). “Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn; thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người dại nên khôn. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỹ cõi lòng : mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời” (Tv 19/18, 8-9).
45. Giáo Hội đón nhận với tâm tình tri ân toàn bộ kho tàng Mạc Khải và bảo toàn kho tàng ấy với lòng quý mến : Giáo Hội dành cho kho tàng Mạc Khải một niềm tôn kính thiêng liêng mỗi lần Giáo Hội thực thi sứ mệnh cắt nghĩa Lề luật Thiên Chúa một cách chính tông dưới ánh sáng Tin Mừng. Ngoài ra, như một món quà tặng, Giáo Hội lãnh nhận Luật Mới, “sự kiện toàn” của Luật Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô, trong Thần Khí của Người : đó là một lề luật “trong lòng” (x. Gr 31, 31-33). “không phải viết bằng mực nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải trên những bia đá nhưng trên những mảnh thịt, trên những quả tim” (2 Cr 3,3): đó là luật của trọn hảo và tự do (x. 2 Cr 3, 17).; đó là “Luật Thần Khí mang lại sự sống trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 8,2). Bàn về luật này, thánh Tôma viết : “Có thể nói rằng đó là luật […] hiểu theo nghĩa thứ nhất : luật của tinh thần là Chúa Thánh Thần […]. Ngài cư ngụ trong tâm hồn, chẳng những giảng dạy điều phải làm bằng cách soi sáng cho trí khôn về những hành vi phải làm. Ngài còn lôi kéo con người thiên về hành động ngay thẳng […] Hiểu theo nghĩa thứ hai, luật của tinh thần có thể ám chỉ hiệu quả đặc trưng của Chúa Thánh Thần, nghĩa là đức tin hành động nhờ đức ái (Gl 5,6) và luật ấy, bởi đó, giáo huấn trong lòng về những sự việc phải làm […] và giúp tâm tình chuyển sang hành động” (84).
Trong tư duy thần học và luân lý, người ta vẫn quen phân biệt Luật Thiên Chúa là luật tích cức đã được mạc khải với luật tự nhiên: trong nhiệm cuộc cứu độ, người ta phân biệt luật “cũ” với luật mới. Dầu vậy, chúng ta không thể quên rằng những phân biệt hữu ích ấy và cả những phân biệt khác còn lại đều luôn luôn quy chiếu về Lề Luật mà tác giả là chính Thiên Chúa duy nhất và người nhận là con người. Những phương cách khác nhau mà Thiên Chúa dùng để chăm sóc thế giới và chăm sóc con người trong lịch sử chẳng những không loại trừ nhau, nhưng ngược lại, tăng cường lẫn cho nhau, và thấm nhập vào nhau một cách hỗ tương. Mọi phương cách đều bắt nguồn từ kế hoạch vĩnh cửu đầy khôn ngoan và yêu thương trong đó Thiên Chúa tiền định cho mọi người “mô phòng hình ảnh Con Ngài” (Rm 8, 29), chứng tỏ lộ kế hoạch ấy. Kế hoạch ấy không hề gồm chứa một mối đe dọa nào đối với tự do đích thực của con người: ngược lại, đón nhận kế hoạch ấy là đường lối duy nhất để khẳng định tự do.
“Họ nêu dẫn cho thấy Lề Luật đã được khắc ghi trong lòng họ” (Rm 2, 15).
46. Điều được mệnh danh là xung khắc giữa tự do và lề luật ngày nay lại lần nữa được nêu ra với một cường độ đặc biệt trong những gì liên quan đến luật tự nhiên, nhất là về phía bản chất tự nhiên. Thật ra, những tranh luận về tự nhiên và tự do đã luôn luôn đi kèm với lịch sử tư duy luân lý, mang một tầm vóc gay cấn vào thời Phục Hưng và thời Cải Cách, như chúng ta có thể nhận xét nơi những giáo huấn của Công Đồng Trentô (85). Thời buổi đượng đại cũng được đánh dấu bằng một sự đôi co tương tự, mặc dầu chiều hướng có khác biệt : xu hướng quan sát mang chiều kích duy nghiệm, những tiến trình để có được tính khách quan khoa học, tiến bộ kỹ thuật, một số hình thức chủ trương phóng túng, tất cả đã dẫn đến chỗ đối chọi hai từ ngữ, như thể biện chứng pháp – nếu chưa muốn nói đến xung khắc – giữa tự do và tự nhiên là một điểm cấu tạo nên lịch sử nhân loại. Vào những thời khác, xem ra “tự nhiên” bắt con người hoàn toàn lụy phục những guồng năng động của nó và cả những quy trình của nó nữa. Ngày nay, chưa hết, đối với rất nhiều người, những tọa độ không gian và thờigian của thế giới khả giác, những hằng số vật lý và hóa học, những năng động của cơ thể, những sự thúc bách tâm lý, những yếu tố chi phối của xã hội đều được coi là những thành tổ duy nhất thật sự mang tính chất định đoạt dẫn đến những thực tại nhân linh. Trong bối cảnh này, chính những sự kiện mang bản chấy luân lý, bắt chấp tính đặc loại của chúng, rất thường bị xét đến như thể đó là vấn đề của những dữ kiện có thể nắm bắt và đem thống kê, những hành vi quan sát được và giải thích được mà chỉ cần dựa vào các dữ kiện do những guồng máy tâm lý và xã hội cung cấp. Bởi vậy mà một số chuyên gia về đạo đức học, do nghiệp vụ được mời gọi xem xét các sự kiện và các động tác của con người, có thể bị cám dỗ do lường đối tượng của kiến thức họ hoặc thậm chí đo lường những mệnh lệnh của họ, bằng cách khởi đi từ một bản thống kê những hành vi nhân linh cụ thể và những giá trị được đa số công nhận.
Ngược lại, có những nhà luân lý khác, vốn quan tâm giáo dục về các giá trị, vẫn luôn nhạy cảm với uy thế của tự do, nhưng thường quan niệm tự do trong thế đối nghịch hoặc xung khắc với bản tính tự nhiên của vật chất và của sự sống mà tự do sẽ phải lần hồi truyền khiến. Về vấn đề này, có nhiều quan niệm khác biệt nhau nhưng lại gặp nhau ở chỗ cùng bỏ quên phẩm chất tạo thành của tự nhiên và ở chỗ không nhận thức được tính toàn vẹn của tự nhiên. Đối với một số luân lý gia, tự nhiên bị giản lược thành một thứ chất liệu của hành vi nhân linh và của quyền năng nhân linh : tự nhiên sẽ bị tự do biến đổi một cách sâu xa và thậm chí tự do sẽ vượt qua tự nhiên, bởi vì tự nhiên sẽ như là giới hạn và là sự phủ nhận đối với tự do. Đối với các nhà luân lý khác, chỉ bằng cách để cho quyền năng của con người hoặc tự do của con người được thăng tiến một cách vô hạn thì mới tạo được những giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, cả những giá trị luân lý nữa : trong những trường hợp này, tự nhiên sẽ chỉ bao gồm tất cả những gì, nơi con người và trong thế giới, nằm ngoài lãnh thổ của tự do. Tự nhiên trước hết sẽ gồm có cơ thể con người, cấu trúc và những guồng năng động của con người : đối lại với dữ liệu thể lý này là cái được “xây dựng”, nghĩa là “văn hóa”, với tư cách là công quả và là sản phẩm của tự do. Bản tính tự nhiên của con người, hiểu như vậy, sẽ có thể chỉ giản lược thành một chất liệu có sự sống hoặc một chất liệu xã hội tha hồ sử dụng. Như thế có nghĩa là, tựu trung, tự do sẽ tự mình định nghĩa cho chính mình và sẽ tự mình tạo ra chính mình và tạo ra các giá trị. Chính vì vậy mà xét cho cùng con người sẽ chẳng có bản tính tự nhiên nữa, và con người sẽ chỉ là dự phỏng tồn tại cho chính nó mà thôi. Con người sẽ chẳng là gì khác hơn là tự do của mình !
47. Chính trong bối cảnh này mà đã xuất hiện những bình phẩm của chủ thuyết duy vật lý và chủ thuyết duy tự nhiên, chống lại quan niệm cổ truyền về luật tự nhiên : những điều luật luân lý mà luật tự nhiên nêu ra chẳng qua sẽ chỉ là những qui luật sinh học. Từ dó, một cách quá hời hợt, người ta sẽ gán cho một số hành vi nhân linh tính chất trường tồn bất biến và lấy đó làm khởi điểm, người ta sẽ trù liệu lập công thức cho những chuẩn mực luân lý có giá trị phổ quát. Theo một số thần học gia, “lập luận theo kiểu sinh học và duy tự nhiên” như thế cũng là lập luận có thể tìm gặp trong một số văn kiện của Huấn Quyền Giáo Hội, đặc biệt trong những văn kiện đề cập tới lãnh vực luân lý tình dục và gia đình. Người ta sẽ dựa vào một quan niệm duy tự nhiên về hành vi tình dục để lên án là không thể chấp nhận về mặt luân lý những sự việc như ngừa thai, triệt sản trực tiếp, tự do luyến ái, những quan hệ tiền hôn nhân, những giao du đồng tính luyến ái, kể cả việc thụ thai nhân tạo. Vậy mà, theo ý kiến của các thần học gia này đánh giá các hành vi ấy một cách tiêu cực, xét về mặt luân lý thì kể là chưa coi trọng cho đủ tính chất có lý trí và có tự do của con người cũng như coi trọng cho đủ tầm chi phối về mặt văn hóa của mọi chuẩn mực luân lý. Các nhà thần học này cho rằng con người, với tư cách là hữu thể có lý trí, chẳng những có thể mà còn phải ấn định ý nghĩa cho các hành vi của mình một cách tự do . Công việc “ấn định ý nghĩa” dĩ nhiên sẽ phải chú trọng đến vô vàn giới hạn của hữu thể nhân linh vốn ở trong một cảnh huống thể xác và lịch sử. Công việc này cũng phải chú trọng đến những mẫu mực xử sự, đến ý nghĩa mà những mẫu mực ấy tạo được trong một nền văn hóa đặc thù. Trên tất cả, công việc này phải tôn trọng giới răn cơ bản là giới răn yêu thương Thiên Chúa và tha nhân. Thế nhưng Thiên Chúa – đây là điều mà tiếp đó các thần học gia quả quyết – đã tạo dựng con người như là hữu thể có lý trí và có tự do. Ngài đã để cho con người “tự bàn bạc với chính mình”, tin cậy con người và mong chờ con người tự mình khuôn đúc cuộc đời mình một cách hợp lý. Yêu tha nhân thì trước hết hoặc trong mọi trường hợp sẽ chỉ có nghĩa là tôn trọng quyền tự do ấn định của tha nhân. Những guồng máy xử sự của con người và cả những gì mà người ta gọi là “xu hướng tự nhiên” chẳng qua cũng sẽ chỉ tạo được – theo lời của họ – một phương hướng chung chung cho hành vi ngay thẳng, chớ không thể ấn định giá trị luân lý cho những hành vi nhân linh trong những trường hợp cá biệt, vốn rất ư phức tạp tùy theo từng tình huống.
48. Đứng trước lối cắt nghĩa vừa nêu, thiết tưởng cần phải xem xét một cách chăm chú mối quan hệ chuẩn xác vốn có giữa tự do và bản chất nhân linh tự nhiên đặc biệt xem xét vị thế của cơ thể con người nhìn từ quan điểm luật tự nhiên.
Tự do nào tự xưng mình là tuyệt đối thì cuối cùng sẽ đối xử với cơ thể nhân linh như thế đó là một dữ kiện thô sơ, chưa có ý nghĩa và giá trị luân lý bao lâu chưa được tự do mang vào trong dự phóng của nó. Do vậy, bản tính con người và cơ thể được coi là những tiền kiện hoặc những yếu tố chuẩn bị về mặt chất thể rất cần thiết cho sự lựa chọn của tự do, nhưng nằm bên ngoài con người, bên ngoài chủ thể và hành vi nhân linh. Những guồng năng động của chúng không thể trở thành những điểm qui chiếu cho sự lựa chọn luân lý, bởi vì cứu cánh của các xu hướng ấy sẽ không khác gì với những thiện hảo “thể lý”, mà một số người gọi là “tiền-luân-lý”. Lấy đó làm nơi quy chiếu, để tìm kiến những chỉ dẫ hữu lý trong cấp trật luân lý, thì sẽ rơi vào chủ thuyết duy vật lý hoặc chủ thuyết duy sinh học. Trong bối cảnh này, có sự đôi co giữa tự do với một bản chất tự nhiên được quan niệm theo nghĩa giản lược hóa, sự đôi co này chuyển thành một mối chia rẽ ở bên trong chính con người.
Lý thuyết luân lý này không phù hợp với sự thật về con người và về tự do. Nó mâu thuẫn với những giáo huấn Giáo Hội về sự thống nhất của hữu thể nhân linh mà linh hồn có lý tinh vốn tự thân và tự yếu tinh (per se et essentialiter) là mô thể của thân xác (86). Linh hồn thiêng liêng và bất tử là nguyên lý thống nhất của hữu thể nhân linh, linh hồn là cái mà bởi đó hữu thể nhân linh hiện hữu như một toàn thể – corpore et anima urius (87) – với tư cách là ngôi vị. Những định nghĩa này không chỉ nói lên rằng cả đến thể xác, được hứa cho sống lại, cũng sẽ dự phần vào vinh quang: chúng đồng thời nhắc nhở mối liên kết giữa lý trí và ý chí tự do với tất cả những năng lực của cơ thể và của giác quan. Ngôi vị con người bao gồm thân xác và được giao phó tòan bộ cho chính con người, chính trong sự thống nhất hồn xác mà ngôi vị con người là chủ thể của những hành vi luân lý. Nhờ ánh sáng của lý trí và nhờ sự đỡ nâng của nhân đức, ngôi vị con người khám phá ra nơi thân xác mình những dấu chỉ tiên báo, biểu hiện và lời hứa dâng hiến chính mình, tương hợp với kế hoạch khôn ngoan của Tạo Hóa. Nếu lý trí nhận thức được giá trị luân lý đặc loại của một số điều thiện con người nhắm đến một cách tự nhiên, đó là dưới ánh sáng của phẩm giá con người, phẩm giá cần phải được khẳng định và trân trọng. Và bởi vì không thể giản lược ngôi vị con người thành một thứ tự do lấy mình làm đối tượng cho một dự phóng, bởi vì ngược lại ngôi vị con người bao gồm một cấu trúc thiêng liêng và thể xác nhất định, sự đòi buộc luân lý đầu tiên nhằm yêu thương và tôn trọng con người như là cùng đích chớ không bao giờ như là đơn thuần phương tiện là sự đòi buộc vốn tự nó bao hàm và nhất thiết dẫn đến sự tôn trọng đối với một số điều thiện cơ bản mà nêu thiếu đi người ta sẽ rơi vào chỗ tương đối và võ đoán.
49. Chủ thuyết nào mà tách lìa hành vi luân lý khỏi những chiều kích thể xác khi nó được thực hiện thì sẽ đi ngược lại với những giáo huấn Thánh Kinh và Thánh Truyền : một chủ thuyết như thế sẽ làm sống lại, bằng những hình thức mới hơn, một số sai lầm trước đây mà Giáo Hội đã không ngững đả phá, bởi chúng giản lược ngôi vị con người thành một thứ tự do “thiêng liêng” chỉ là hình thức bề ngoài mà thôi. Giản lược như vậy thì có nghĩa là không hề nhìn nhận ý nghĩa luân lý của thân xác và của những hành vi gắn liền với thân xác (x. 1Cr 6, 19). Thánh Tông Đồ Phaolô tuyên bố rằng những người sau đây không được thừa hưởng Vương Quốc Thiên Chúa : “dâm đãng, thờ ngẫu thần, ngoại tình, hư đốn, nghịch với luân thường, trộm cắp, tham lam, say sưa, vu cáo hay bóc lột” (1 Cr 6, 9-10). Được Công Đồng Trentô diễn đạt lại một cách chính xác (88), lời lên ăn này xếp vào loại “tội trọng” hoặc “tệ đoan” một số những hành vi đặc loại mà nếu cố tính chấo nhận người tín hữu sẽ bị ngăn cản không được dự phần vào gia nghiệp đã hứa ban. Thật ra, thân xác và linh hồn thì bất khả phân ly : trong ngôi vị, trong tác nhân hữu ý và trong hành vi có suy tính, thân xác và linh hồn hoặc tồn tại hoặc tiêu tan cùng với nhau.
50. Như vậy, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của luật tự nhiên : luật tự nhiên qui chiếu về bản chất đặc thù và nguyên sơ của con người, về “bản chất của ngôi vị nhân linh” (89), ngôi vi ấy là chính con người trong sự thống nhất hồn xác, trong sự thống nhất những xu hướng thuộc cấp trật thiêng liêng hoặc cấp trật sự sống và tất cả những tính chất đặc loại khác cần thiết cho con người theo đuổi cùng đích của mình. “Luật luân lý tự nhiên diễn đạt, truyền khiến những cứu cánh, quyền lợi và bổn phận vốn đặt nền tảng trên bản chất xác thể và thiêng liêng của con người. Bởi thế không thể quan niệm luật luân lý tự nhiên như là tính chuẩn mực (normativité) mang chiều kích thuần túy sinh học, nhưng nó phải được định nghĩa như là trật tự hợp lý dựa vào đó con người được Tạo Hóa mời gọi điều khiển và chỉnh đốn đời sống cũng như hành vi của mình và cách riêng sử dụng và vận dụng thân xác của mình” (90). Chẳng hạn, nếu muốn xác định nguồn gốc và nền tảng của bổn phận tuyệt đối tôn trọng sự sống con người thì phải tìm kiến ở nơi phẩm chất cao cả đặc trưng của con người, chớ không phải chỉ tìm kiếm ở nơi xu hướng tự nhiêm nhằm bảo tồn sự sống thể lý. Như vậy sự sống nhân linh, vừa là một sự thiện cơ bản của con người, vừa đồng thời đạt tới một ý nghĩa luân lý trong tương quan với sự thiện của con người, ý nghĩa này phải luôn được nhìn nhận như là cùng đích : nếu xét theo luân lý, không bao giờ được phép giết người vô tội, thì lại có điều được phép và đáng ca ngợi, đó là hiến ban mạng sống mình (x. Ga 15, 13) vì tình yêu tha nhân hoặc vì để làm chứng cho chân lý, điều này còn có thể là một bổn phận. Trong thực tế, chỉ bằng cách tham chiếu vào con người trong “toàn thể thống nhất”, nghĩa là trong “một linh hồn biểu hiện nơi thân xác và một thân xác được sinh động nhờ một thần khí bất tử” (91), chúng ta mới có thể truy nhận được chiều kích đặc biệt nhân linh của thân xác. Qủa vậy, những xu hướng tự nhiên chỉ mặc được phẩm chất luân lý với tư cách chúng quy về ngôi vị con người và quy về sự thể hiện đích thực của con người, là sự thể hiện vốn không thể nào có được nếu diễn ra ở bên ngoài bản chất tự nhiên của con người : Đàng khác Giáo Hội phục vụ con người bằng cách từ chối những thủ thuật nào đụng chạm tới thể chất con người mà làm tổn hại ý nghĩa nhân linh của nó. Giáo Hội cũng chỉ dẫn cho con người đường nẻo tình yêu đích thực mà chỉ trên đó con người mới gặp được Thiên Chúa thật.
Hiểu như thế, luật tự nhiên không nhường chỗ cho sự chia cắt giữa tự do và bản tính tự nhiên. Thật vậy, tự do và bản tính tự nhiên nối kết với nhau một cách hòa điệu và trộn lẫn vào nhau một cách mật thiết.
“Nhưng thoạt đầu thì không như thế” (Mt 19,8)
51. Sự xung đột mạo nhận giữa tự do và bản tính tự nhiên còn dội lên cả trong cách giải thích về một số phương diện đặc loại của luật tự nhiên, nhất là về tính phổ quát và tính bất khả đổi thay của nó. Thánh Augustinô tự hỏi : “Các qui tắc ấy được viết thành văn ở đâu […] nếu không phải là trong quyển sách ánh sáng mà người ta gọi là chân lý ? Chính ở đó mà mọi điều luật chính đáng được khắc ghi và chính từ đó mọi điều luật sang đến tận con tim của người thực thi công chính, không phải bằng phương thức in hằn, tựa như hình thù nơi con dấu nằm lại trên chất sáp mà không rời xa con dấu” (92).
Chính nhờ vào “chân lý” này mà luật tự nhiên giả thiết tính phổ quát. Với tính cách được ghi khắc nơi bản tính hữu lý của con người, luật tự nhiên được đặt định cho mọi hữu thể đã được phú bẩm lý trí và hiện đang sống trong lịch sử. Để tự trau dồi bản thân trong cấp trật của mình, con người phải làm lành lánh dữ, phải chăm lo lưu truyền và bảo toàn sự sống, phải thần hóa và phát huy những tài nguyên của thế giới khả giác, phải vun trồng đời sống xã hội, phải tìm kiếm chân lý, phải thực thi điều thiện, phải chiêm ngắm vẻ đẹp (93).
Sự chia cắt giữa tự do của các cá nhân với bản chất chung của mọi người đã do một số người tạo ra cũng như đã là hậu quả phát xuất từ một số triết thuyết vốn mang một tầm ảnh hưởng đáng kể trong nền văn hóa cận đại, sự chia cắt này làm cho nhận thức bằng lý trí về tính phổ quát của luật luân lý bị lu mờ. Thế nhưng, bởi vì nó biểu lộ phẩm giá của nhân vị cũng như thiết lập nền tảng cho những quyền lợi và bổn phận hàng đầu của con người, luật tự nhiên mang tính chất phổ quát trong những mệnh lệnh và thẩm quyền của luật tự nhiên lan rộng khắp hết mọi người. Tính phổ quát này không gạt sang một bên tính riêng tư cá biệt của các tín hữu thể nhân linh, và không đối chọi tính chất độc nhất vô nhị và tính chất bất khả thay thế của mỗi người : ngược lại, nó đem gắn chặt tất cả các hành vi tự do của con người vốn chứng nhận cho tính phổ quát của sự thiện chính tông, vào trong cội nguồn của chúng. Bằng cách tùng phục luật chung, các hành vi của chúng ta xây dựng cộng đoàn ngôi vị đích thực và, nhờ ân sủng Thiên Chúa, thể hiện đức ái “là mối dây ràng buộc sự trọn hảo” (Cl 3, 14). Ngược lại, khi bất chấp hoặc thuần túy vô tri đối với luật, hoặc hữu trách hoặc không, các hành vi của chúng đã thương mối hiệp thông ngôi vị, làm phương hại đến tất cả mọi người.
52. Mọi lúc và đối với mọi người, phục vụ Thiên Chúa, thờ phượng Ngài cho đúng mức và thảo kính cha mẹ trong chân lý luôn là điều chính đáng và tốt lành. Những mệnh lệnh tích cực ấy bó buộc mọi người và là bất biến (94), khi chúng truyền khiến làm một số điều và vun trồng một số thái độ : chúng qui tụ lại trong cùng một sự thiện tất cả mọi người thuộc mọi giai đoạn lịch sử, được tạo dựng cho “cùng một ơn gọi và cùng một vận mệnh thần thiêng” (95). Những điều luật phổ quát và trường tồn ấy tương ứng với điều mà lý trí thực tiễn nhận biết, chúng được áp dụng trong những hành vi đặc thù nhờ phán đoán của lương tâm. Chủ thể hành động sẽ tự mình nhuẫn thấm chân lý hàm chứa trong luật tậu lầy cho mình và biến thành của mình chân lý ấy, là chân lý của hữu thể mình, nhờ những hành vi và những nhân đức tương ứng của mình. Các mệnh lệnh tiêu cực của tự nhiên thì có giá trị phổ quát : chúng bó buộc mọi người và từng người, mọi lúc và trong mọi hòan cảnh. Quả vậy, chúng ngăn cấm một hành động nhất định luôn luôn và mãi mãi về sau (semper et pro semper), không có trường hợp ngoại lệ, bởi vì lựa chon một hành vi loại ấy thì bất kể trong trường hợp nào cũng đều bất khả dung hợp với sự tốt lành nơi ý muốn của con người hành động, với ơn gọi của người ấy hướng đến sự sống với Thiên Chúa và hướng đến sự hiệp thông với tha nhân. Tất cả mọi người, trong mọi trường hợp đều không được vi phạm những mệnh lệnh, không miễn trừ ai với bất cứ giá nào, cấm xúc phạm đến điều chung nhất của mọi người là nhân phẩm ở nơi bất cứ ai và trước hết ở nơi chính mình.
Đàng khác, nếu chỉ có các giới răn tiêu cực mới bó buộc mọi lúc và trong mọi hòan cảnh thì điều đó không có nghĩa là trong đời sống luân lý những cấm cản quan trọng hơn bổn phận làm điều thiện, được biểu lộ qua những hành vi tích cực. Đúng ra lý do là như thế này : trong guồng năng động tích cực của nó, giới răn yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân không bao hàm bất cứ giới hạn nào ở phía trên, nhưng lại có một giới hạn ở phía dưới mà nếu vượt qua thì nó bị vi phạm. Hơn nữa, điều người ta phải làm trong một tình huống nhất định, thì tùy thuộc vào những điều kiện chung quanh vốn không phải tất cả đều có thể tiên đoán được : ngược lại, có nững hành vi không bao giờ và không một trường hợp nào lại có thể là đáp số đúng, nghĩa là phù hợp với sự cao cả của con người. Sau cùng, điều luôn có thể xảy ra là con người, do sự cưỡng bức hay trong những điều kiện khác, có thể bị ngăn cản thực thi một số hành động tốt nào đó: thế những không bao giờ con người bị ngăn cản từ chối làm một số điều nào đó, nhất là nếu con người sẵn sàng chết hơn là làm điều dữ.
Giáo Hội đã luôn dạy rằng không bao giờ được lựa chọn những hành vi mà các giới răn luân lý cấm cản, được diễn đạt dưới hình thức tiêu cực bởi Cựu Ước và Tân Ước. Như chúng ta đã thấy, chính Đức Giêsu cũng lặp lại rằng không được quyền đào thoát khỏi những lệnh cấm ấy : “Nếu anh muốn tiến vào sự sống, hãy tuân giữ các giới răn… […]. “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian” (Mt 19, 17-18).
53. Con người đương thời rỏ ra rất nhạy cảm đối với chiều kích lịch sử và đối với văn hóa, do đó một số người đã đi tới chỗ hoài nghi về tính bất khả đổi thay của luật tự nhiên và bởi đó, về sư tồn tại của “những chuẩn mực khách quan trong địa hạt quản lý” (96) vốn là những chuẩn mực có giá trị cho mọi người trong hiện tại và tương lai, như chúng đã từng có giá trị trong quá khứ : người ta chưa biết được đâu là tiến bộ mà nhân loại phải đạt tới mai ngày thì thử hỏi làm sao có thể quả quyết được rằng một số ấn định hợp lý nào đó đã được thiết lập trong quá khứ là có giá trị phổ quát cho mọi người và là trường tồn ?
Không thể nào phủ nhận rằng con người luôn phải ở trong một nền văn hóa đặc thù, thế nhưng cũng không thể nào phủ nhận rằng chỉ nền văn hóa mà thôi thì chưa đủ để định nghĩa con người cho trọn vẹn. Ngoài ra, đà tiến của các nền văn hóa chứng tỏ có điều gì đó nơi con người là siêu việt các nền văn hóa. “Điều gì đó” ở đây chính là bản tính tự nhiên của con người: bản tính tự nhiên này là thước đo của văn hóa và là điều kiện để cho con người không bị bất cứ nền văn hóa nào giam hãm và để cho con người khẳng định phẩm giá của miònh trong một đời sống phù hợp với chân lý thâm sâu của hữu thể nhân linh. Nếu những yếu tố cấu tạo trường tồn của con người, cũng đồng thời là những yếu tố gắn liền với chiều kích thể xác mà người ta đem đặt lại vấn đề thì chẳng những người ta sẽ đi ngược lại với kinh nghiệm chung nhưng người ta sẽ không giúp hiểu nổi sự qui chiếu mà Đức Giêsu đã đề xướng về cái “thoạt đầu”, đúng vào lúc mà bối cảnh xã hội và văn hóa thời ấu đã làm lũng đoạn ý nghĩa nguyên thủy và vai trò của một số chuẩn mực luân lý (x. Mt 19, 1-9). Trong chiều hướng này, Giáo Hội “khẳng định rằng, trải qua mọi đổi thay, rất nhiều điều vẫn còn đó, chúng có nền tảng tối hậu ở nơi Đức Kitô. Đấng vẫn là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (97). Người là “Nguyên Lý” và một khi đã mặc lấy bản tính loài người. Người soi sáng cho bản tính ấy một cách dứt khoát trong các yếu tốt cấu thành con người và trong guồng năng động của tình yêu con người đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân (98).
Chắc hẳn rất nên nghiên cứu và tìm cho ra lối phát biểu nào là thích ứng nhất cho các chuẩn mực luân lý phổ quát và trường tồn tùy theo những bối cảnh văn hóa khác nhau, cũng rất cần phải thường xuyên diễn đạt tính thời sự lịch sử của các chuẩn mực ấy, giúp hiểu được chúng và giải thích một cách chính quy sự thật hàm chứa nơi chúng. Sự thật của luật luân lý – cũng như sự thật của “kho tàng đức tin” – lan trải đến hắp mọi thời : các chuẩn mực diễn đạt sự thật ấy vẫn luôn có giá trị trong chất thể, thế những chúng cần được nêu dẫn chính xác và cần được ấn định sao cho “cùng một lòng và cùng một ý” ( “eodem sensu eademque sententia “) (99) tùy theo hoàn cảnh lịch sử, do Huấn Quyền của Giáo Hội mà trước khi quyết định và trong khi quyết định còn cần đến nỗ lực tra cứu và phát biểu, được lý trí của các tín hữu và công cuộc tư duy thần học cung ứng cho (100).
II. LƯƠNG TÂM VÀ CHÂN LÝ
Thánh điện của con người.
54. Mối dây liên kết vốn có giữa tự do con người với Luật Thiên Chúa là mối dây được nối với nhau trong “tâm khảm” con người, nghĩa là trong lương tâm luân lý của con người : như Công Đồng Vaticanô đã viết : “ở nơi đáy thẳm lương tâm mình, con người khám phá ra sự hiện diện của một lề luật mà không phải con người tự ban bố cho mình nhưng có bổn phận phải tuân giữ. Tiếng nói ấy không ngừng thôi thúc con người yêu quí và làm điều thiện, tránh điều dữ, tiếng nói ấy vang vọng vào lúc xứng hợp trong cõi thâm sâu của con tim con người : “Hãy làm điều này, chờ làm điều kia”. Bởi chưng đó là Lề Luật Thiên Chúa đã ghi khắc trong lòng người : sự cao cả của con người ở chỗ tuân phục lương tâm và chính lương tâm sẽ xét xử con người” (x. Rm2, 14-16)” (101).
Chính vì thế mà phương cách tìm hiểu mối liên kết giữa tự do với lề luật vốn nối kết chặt chẽ với lối giải thích người ta đưa ra về lương tâm luân lý. Do vậy, vì đối chọi tự do với lề luật và tách lìa tự do khỏi lề luật để rồi tán dương tự do theo kiểu sùng bái ngẫu thần , những khuynh hướng văn hóa chúng ta vừa nhắc đến trên đây đều dẫn đến một lối cắt nghĩa “chế chẩm” về lương tâm luân lý, lệch ra ngoài lập trường truyền thồng cảu Giáo Hội và của Huấn Quyền Giáo Hội.
55. Theo ý kiến của một số thần học gia, ít ra vào một vài giai đoạn đã qua, nhiệm vụ của lương tâm như thế đã bị giản lược thành một công việc áp dụng những chuẩn mực luân lý tổng quát vào những trường hợp đặc thù diễn ra trong đời sống của một con người. Và họ cho rằng những chuẩn mực như thế không thể nào thích ứng để đón nhận và tôn trọng tính đặc loại toàn vẹn và độc nhất vô nhị nơi mỗi một hành vi cụ thể của con người: chúng có thể một cách nào đó giúp đánh giá tình huống cho đúng, thế những chúng không thể thay thế cho các đương sự trong những quyết định tự thân của họ về lối hành xử cần phải nhận chọn trong những trường hợp nhất định. Từ đó, họ phê lối cắt nghĩa truyền thống về nhân tính và về tầm quan trọng của nhân tính đối với đời sống luân lý, và một số người trong họ đã đi tới chỗ khẳng định rằng những chuẩn mực loại ấy thì không phải là một tiêu chuẩn khách quan và bó buộc đối với những phán đoán của lương tâm cho bằng là một viễn ảnh chung chung, lúc tiếp cận buổi đầu, sẽ giúp con người phối trí cuộc sống bản thân và cuộc sống xã hội của mình cho được nhất quán : Các tác giả này còn nêu dẫn tính chất phức tạp của hiện tượng lương tâm : lương tâm phải mật thiết nại tới toàn khối tâm lý và cảm tính cũng như nại tới vô số những ảnh hưởng của môi trường xã hội và văn hóa chung quanh của con người. Đàng khác, người ta tán dương đến tột đỉnh giá trị của lương tâm, mà chính Công Đồng cũng đã định nghĩa là “thánh điện của con người, nơi mà có thể nghe được tiếng Chúa” (102). Người ta cho rằng tiếng nói ấy không dẫn con người tới chỗ tuân thủ các chuẩn mực phổ quát một cách chi li cho bằng tới chỗ nhận thức một cách có sáng tạo và có trách nhiệm về những sứ mệnh bản thân mà Thiên Chúa giao phó.
Vì muốn nêu bật tính chất “sáng chế” của lương tâm, một số tác giả đã gán cho các hành vi của lương tâm danh từ “quyết định” chớ không còn dùng danh từ “phán đoán” : chỉ khi đưa ra những quyết định ấy một cách “tự lập” con người mới có thể đạt tới mức trưởng thành luân lý. Không thiếu những người có trí tuệ để thẩm định rằng tiến trình trưởng thành ấy rồi sẽ gặp rắc rối khi phải đương đầu với lập trường quá khúc chiết về nhiều vấn đề luân lý của Huấn Quyền Gíao Hội, với những can thiệp à họ sẽ cho rằng làm nảy sinh, nơi các tín hữu, những xung đột lương tâm vô ích.
56. Để biện minh cho những lập trường như thế, một số tác giả đã đề nghị mặc cho sự thật luân lý hai thể trạng. Thêm vào cấp độ học thuyết và trừu tượng, còn phải nhìn nhận tính chất độc đáo của một nhãn quan hiện sinh mang chiều kích cụ thể hơn. Nhãn quan này, không coi thường những hoàn cảnh và tính huống, sẽ có thể xây dựng một cách hợp pháp những trường hợp ngoại lệ đối với qui tắc tổng quát và từ đó sẽ có thể cho phép thực hiện điều mà luật luân lý xác định là xấu tự nó mà lương tâm vấn được kể là ngay lành. Bởi đó mà trong một số trường hợp người ta tạo lập một sự tách biệt, thậm chí một sự đối kháng, giữa học thuyết về mệnh lệnh có giá trị chung chung với chuẩn mực nơi lương tâm của mỗi người và mỗi người lúc cần kíp sẽ quyết định một cách thiết thực về điều thiện điều dữ. Trên nền tảng này, người ta kỳ vọng tạo được tính chất hợp pháp cho những các giải quyết được coi là “mục vụ” nghịch lại với những giáo huấn của Huấn Quyền, người ta cũng kỳ vọng biện minh cho một chú giải “sáng chế” theo đó trong mọi trường hợp lương tâm luân lý sẽ không hề bị bó buộc bởi một mệnh lệnh tiêu cực đặc thù.
Đương nhiên ai ai cũng hiểu được rằng với những lập trường này người ta đối đầu với sự kiện đặt vấn đề về chính căn tính của lương tâm luân lý trươc tự do con người và trước Luật Thiên Chúa. Chỉ nhờ vào những soi dẫn vừa được đề xướng trên đây về mối liên kết giữa tự do và lề luật, thì mới có thể thực hiện sự phân định liên quan đến lối cắt nghĩa “sáng chế” về lương tâm.
Phán quyết của lương tâm
57. Bản văn trong Thư gửi các tín hữu Rôma vừa giúp chúng ta nắm vững được yếu tính của luật tự nhiên vừa đồng thời nêu dẫn chiều kích Kinh Thánh của lương tâm, nhất là mối dây đặc loại liên kết lương tâm với lề luật : “Khi các lương dân chẳng có Lề Luật mà lại thụ chí một cách tự nhiên các chỉ thị của Lề Luật, thì họ lấy chính mình thay thế cho Lề Luật tuy chưa chiếm hữu Lề Luật; họ chứng minh luật ấy đã thật dự được ghi khắc trong lòng họ, với bằng cớ là chứng từ của lương tâm họ, đồng thời là những phần đoán trách cứ hoặc khen lao trong lòng mà họ dành cho nhau” (Rm 2, 14 – 15).
Theo kiểu nói của Thánh Phaolô, lương tâm, hiểu theo một nghĩa nào đó, đặt con người trước Lề Luật, đồng thời trở thành “chứng nhân” cho con người : chứng nhân về lòng trung tín và về sự bất trung của con người đối với Lề Luật, nghĩa là về sự ngay thẳng tự nền tảng hay về mánh lới luân lý của con người. Lương tâm là chứng nhân duy nhất : điều xảy ra nơi cõi thâm sâu của con người thì được che khuất khỏi con mắt của tất cả những người bên ngoài. Lương tâm chỉ làm chứng cho chính con người đương sự mà thôi. Và về phía mình, chỉ một mình đương sự là biết được lời đáp trả của mình trước tiếng nói của lương tâm.
58. Không bao giờ người ta có thể đánh giá cho phải lẽ tầm quan trọng của cuộc đối thoạt mật thiết giữa con người với chính mình. Thế nhưng, thật ra, vấn đề ở đây là cuộc đối thoại giữa con người với Thiên Chúa, tác giả của Lề Luật, mẫu mực đệ nhất và cùng đích tối hậu của con người. Thánh Bônaventura viết : “Lương tâm ví tựa như thông tin viên và sứ giả của Thiên Chúa : điều Thiên Chúa nói, lương tâm không truyền khiển như thể tự mình nhưng truyền khiển như là đến từ Thiên Chúa, theo kiểu thông tin viên công bố sắc chỉ của nhà vua. Chính do vậy mà lương tâm có quyền bị bó buộc” (103). Như thế có thể nói rằng lương tâm làm chứng cho chính con người về sự ngay thẳng và về mánh lời của con người, nhưng đồng thời và trên tất cả, lương tâm là chứng từ của chính Thiên Chúa, tiếng nói và phán quyết của Ngài thấp nhập vào cõi thâm sâu của con người cho đến tận cọi rễ linh hồn, mời gọi con người một cách mạnh mẽ và dịu ngọt (fortiter et suaviter) để con người tuân phục : “Lương tâm luân lý không nhốt kín con người trong một nỗi đơn độc và vô phương thẳng vượt và bất khả xâm nhập, nhưng mở ngỏ cho con người trước lời mời gọi, trước tiếng nói của Thiên Chúa. Tất cả mầu nhiệm về phẩm giá của lương tâm trong cuộc sống đều nằm ở đó chớ không phải ở một nơi nào khác, nghĩa là ở nơi thánh, tại không gian thánh, nơi mà Thiên Chúa nói với con người” (104).
59. Thánh Phaolô không tự hạn chế mình ở chỗ nhìn nhận lương tâm giữ vai trò “chứng nhân”, thánh nhân còn vén mở cho thấy lương tâm thanh thỏa một nhiệm vụ như thế bằng cách nào. Ở đây là những “lý lẽ” hoặc quở trách hoặc khen ngợi các lương dân tùy theo hành vi ứng xử của họ (x. Rm2, 15). Từ ngữ “lý lẽ” làm nổi bật tính chất đặc loại của lương tâm, là phát biểu một phán quyết luân lý về con người và về các hành vi của con người, phán quyết tha bổng hoặc lên án tùy theo các hành vi nhân linh có phù hợp hay không phù hợp với Luật Thiên Chúa đã ghi khắc trong lòng. Cũng chính về phán quyết liên quan tới các hành vi và đồng thời liên quan tới tác giả của các hành vi và tới thời buổi hoàn tất của tác giả mà thánh Tông Đồ Phaolô đã diễn tả trong cùng một bản văn : “[Cũng sẽ xảy ra như thế] vào ngày mà Thiên Chúa sẽ xét xử các tư tưởng thầm kín của con người, dựa theo Tin Mừng rôi rao giảng, nhờ Đức Kitô Giêsu” (Rm 2, 16). Phán quyết của lương tâm là một phán quyết thực tiễn, một phán quyết mách bảo cho con người điều phải làm và điều không được làm, hoặc đánh giá một hành vi con người đã làm. Đó là một phán quyết ứng dụng vào trong hoàn cảnh cụ thể niềm xác tín của lý trí rằng phải yêu mến, phải làm điều thiện và tránh điều dữ. Nguyên lý đầu tiên này của lý trí thực tiễn thuộc về luật tự nhiên, nó còn là nền tảng của luật tự nhiên bởi vì nó biểu lộ ánh sáng nguyên thủy về điều thiện và về điều dữ, là ánh phản chiếu của sự khôn ngoan sáng tạo nơi Thiên Chúa. Đấng tựa như một tia sáng bất khả hủy diệt (Scintilla animae) chiếu lên trong lòng mọi người. Thế nhưng, trong khi luật tự nhiên nêu bật những đòi buộc khách quan và phổ quát của sự thiện luân lý, lương tâm áp dụng luật vào trường hợp đặc thù, và như thế lương tâm trở thành một mệnh lệnh nội tại cho con người, một lời mời làm điều thiện trong những tình huống cụ thể. Lương tâm diễn đạt sự bó buộc luân lý dưới ánh sáng của luật tự nhiên : đó là bó buộc phải làm điều mà, bằng một động tác của lương tâm, con người nhận biết như là một điều thiện được chỉ định ở đây và lúc này. Tính chất phổ quát của luật và của bó buộc không bị xóa bỏ, nhưng đúng hơn được công nhận, khi lý trí ấn định những cách áp dụng luật và bó buộc vào trong đời sống thường nhật. “Xét cho cùng” phán quyết của lương tâm khẳng định sự phù hợp của một hành vi ứng xử cụ thể với lề luật : nó phát biểu chuẩn mực cận kề nhất cho tính chất luân lý của một hành vi hữu ý, bằng cách thể hiện “sự áp dụng luật khách quan vào một trường hợp đặc thù” (105).
60. Cũng như chính luật tự nhiên và cũng như mọi nhận thức thực tiễn khác, phán quyết của lương tâm mang một tính chất truyền lệnh : con người phải hành động bằng cách uốn mình theo nó. Nếu con người hành động ngược lại với phán quyết này hoặc nếu không nắm chắc được sự chân chính hoặc sự tốt lành của một hành vi nào đó mà con người vẫn cứ làm, lúc đó con người sẽ bị chính lương tâm mình lên án, lương tâm vốn là chuẩn mực tức khắc cho đời sống luân lý của một con người. Sở dĩ yêu cầu thúc bách hợp lý này có thể giá, sở dĩ tiếng nói của tương tâm và những phán quyết của nó có uy quyền, đó là bởi vì chúng bắt nguồn từ chân lý về thiên dữ luân lý mà lương tâm được mời gọi đón nghe và bày tỏ. Chân lý này đã được thiết lập bởi “Luật Thiên Chúa”, là chuẩn mực phổ quát và khách quan cho đời sống luân lý. Phán quyết của lương tâm không định nghĩa luật nhưng xác nhận uy quyền của luật tự nhiên và của lý trí thực tiễn tronng tương quan với Sự Thiện tối cao. Sự Thiện vốn thu hút con người mà con người không kháng cự và và vốn bao gồm những giới răn mà con người chấp nhận : “Bởi vậy lương tâm không phải là nguồn độc lập và độc quyền để quyết định điều nào là tốt điều nào là xấu: ngược lại, nơi cõi thâm sâu của lương tâm đã được ghi tạc một nguyên tắc tuân phục đối với chuẩn mực khách quan, là chuẩn mực làm nền và tạo điều kiện cho các quyết định của lương tâm được phù hợp với các giới răn và với các lệnh cấm vốn là căn bản cho hành vi ứng xử nhân linh” (106).
61. Chân lý về sự thiện luân lý thì do luật của lý trí phát biểu, còn phán quyết của lương tâm thì công nhận luân lý ấy một cách thực thiễn và cụ thể và lương tâm thúc đẩy đảm nhận trách nhiệm về điều thiện đã làm và về điều dữ đã phạm : nếu con người phạm điều ác, phán quyết công minh của lương tâm vẫn cứ tiếp tục là chứng nhân bên trong con người cho chân lý phổ quát của điều thiện, cũng như cho mánh lới nơi sự lựa chọn đặc thù của con người. Thế nhưng bản cáo trạng của lương tâm vẫn còn đó bên trong con người thì cũng là để làm bảo chứng cho hy vọng và nhân ái : vừa tố giác điều dữ sai phạm, nó đồng thời gợi nhắc sự tha thứ cần phải van xin, điều thiện cần phải làm và nhân đức cần phải luôn mãi truy tìm, với ân sủng của Thiên Chúa.
Như thế, trong phán quyết thực tiễn của lương tâm, với sự đặt định cho con người bó buộc phải thực hiện một hành vi nhất định nào đó, người ta thấy vén mở mối dây liên kết giữa tự do và chân lý. Chính đây là lý do giải thích tại sao lương tâm lại tự tỏ lộ bằng những động tác, “phán quyết” là những động tác phản chiếu chân lý về điều thiện, chớ không phải bằng những “quyết định” võ đoán. Mức độ trưởng thành và mức độ trách nhiệm của các phán quyết này – và, nói cho cùng, của con người vốn là chủ thể của các phán quyết – được đo lường không phải bằng tình cảm giải thoát của lương tâm đối với chân lý khách quan, nhằm vượt sự tạo lập mạo nhận của các quyết định tự thân, nhưng ngược lại, bằng cuộc thúc bách truy tìm chân lý và trong hành động, bằng việc giao phó chính mình cho sự dẫn dắt của lương tâm.
Tìm kiếm chân lý và sự thiện
62. Đối với lương tâm, với tư cách là phán quyết của một hành vi, sai lầm luôn là điều có thể. Công Đồng đã viết : “Lương tâm nhiều khi lầm lạc vì vô tri bất khả kháng, nhưng cũng không vì thế mà nó mất phẩm giá. Đây là điều không thể nói khi con người ít để tâm truy tìm điều chân điều thiện và khi thói quen phạm tội làm cho lương tâm con người dần dà trở nên hầu như mù quáng” (107). Với chỉ có mấy hàng nầy, Công Đồng cung cấp cả một tổng luận cho học thuyết về lương tâm sai lạc mà Giáo Hội đã điều nghiên hằng bao thế kỷ.
Chắc hẳn để có được “lương tâm ngay lành” (1 Tm 1, 5) con người phải tìm kiếm chân lý và phải phán đoán dựa theo chân lý ấy. Như thánh Tông Đồ Phaolô đã nói, lương tâm phải được Chúa Thánh Thần soi sáng (x. Rm 9, 1): lương tâm phải “thuần khiết” (2 Tm 1, 3): lương tâm không được dùng mánh khóe để ngụy tạo Lời Chúa nhưng phải tỏ bày chân lý một cách minh bạch (x. 2Cr 4, 2). Đàng khác, cũng chính thánh Phaolô đã khuyên các Kitô hữu như sau : “Anh em chớ uốn mình theo thế gian này, nhưng ước chi anh em hằng canh tân phán đoán của anh em và nhờ đó anh em được biến đổi, anh em có thể phân định thánh ý Thiên Chúa, đâu là điều tốt lành, điều nào làm đẹp lòng Ngài, điều nào là trọn hảo” (Rm 12, 2).
Lời cảnh báo của thánh Phaolô thúc đẩy chúng ta tỉnh thức, bởi vì thánh nhân giúp chúng ta lưu ý rằng trong các phán quyết của lương tâm chúng ta, luôn luôn có thể ẩn náu một khả thể lầm lạc. Lương tâm không phải là một thẩm phán bất khả ngộ : lương tâm có thể sai lầm. Dẫu sao, sai lầm của lương tâm có thể do sự vô tri bất khả kháng mà ra, nghĩa là do sự vô tri mà chủ thể không ý thức và chủ thể không tự mình thoát khỏi được.
Công Đồng nhắc nhở chúng ta rằng, trong trường hợp mà sự vô tri bất khả kháng là vô tội, lương tâm không mất phẩm giá, bởi vì mặc dầu trong thực tế lương tâm đang uốn chúng ta theo một chiều hướng lệch ra ngoài trật tự luân lý khách quan, nó vẫn không ngừng lên tiếng nhân danh chân lý về điều thiện mà chủ thể được mời gọi truy tìm một cách chân thành.
63. Dầu thế nào đi nữa, phẩm giá của lương tâm vẫn luôn luôn bắt nguồn từ chân lý : trong trường hợp lương tâm ngay thẳng, chân lý là chân lý khách quan được con người tiếp nhận còn trong trường hợp lương tâm sai lầm; chúng ta có cái mà do sai lầm con người cho là đúng là thật một cách chủ quan. Điều không bao giờ có thể chấp nhận, đó là lẫn lộn sai lầm “chủ quan” về điều thiện luân lý với chân lý “khách quan”, là chân lý được đề nghị một cách hợp lý cho con người nhân danh cùng đích của con người, đó còn là nhận định rằng giá trị luân lý của một hành vi đã làm với lương tâm chân thật và ngay thẳng thì cũng ngang bằng với giá trị luân lý của một hành vi đã làm theo phán quyết của một lương tâm sai lạc (108). Điều dữ đã phạm do nguyên nhân là một sự vô tri bất khả kháng hoặc là một sai lầm vô tội về phán quyết thì có thể không bị qui trách cho người vi phạm: thế nhưng, ngay cả trong trường hợp ấy, điều dữ vẫn cứ là điều dữ không kém, vẫn cứ là một sự xáo trộn đối với chân lý về điều thiện. Ngoài ra điều thiện mà không được nhận thức thì không góp phần vào sự tiến bộ luân lý của con người thực thi điều thiện ấy : nó không mang lại cho con người một sự trọn hảo nào và cũng không giúp con người quay về phía Sự Thiện tuyệt hảo. Bởi vậy, để cho chúng ta khỏi cảm thấy mình dễ dàng được thanh minh nhân danh lương tâm của mình, chúng ta nên suy niệm lời Thánh Vịnh này : “Nhưng nào ai thấy rõ các lầm lỗi của mình ? Xin ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay” (Tv 19/18, 13). Có những lầm lỗi mà chúng ta không nhận ra thế nhưng không vì vậy mà chúng bớt là lầm lỗi, bởi vì chúng ta không chịu quay về phía ánh sáng (x. Ga 9, 39-41).
Với tư cách là phán quyết cụ thể tối hậu, lương tâm đang tâm phản bội phẩm giá của mình khi nó lầm lạc mà không vô tội hoặc “khi con người ít để tâm tìm kiếm chân lý và sự thiện và khi thói quen phạm tội dần dà làm cho lương tâm con người trở nên hầu như mù quáng “(109). Đức Giêsu đã nhắm đến mối nguy lệch lạc lương tâm khi Người đưa ra lời cảnh cáo này : “Con mắt là đèn của thân xác : do đó, nếu mắt ngươi lành mạnh, toàn thân người sẽ rực sáng. Còn nếu mắt ngươi bệnh hoạn, toàn thân ngươi sẽ mờ tối. Vậy, nếu ánh sáng trong ngươi mà lại là bóng tối thì hỡi ôi, sẽ chỉ toàn là mờ mịt !” (Mt 6, 22-23).
64. Lời Đức Giêsu chúng ta là vừa mới nhất trên đây cũng giúp chúng ta nhận ra lời mời đào luyện lương tâm, làm cho lương tâm trở thành đối tượng của một cuộc hoán cải liên lỉ để quay về phía chân lý và phía sự thiện . Chúng ta cũng cần phải đọc bằng một cách thức tương tự lời của thánh phaolô khuyên chúng ta đừng uốn mình theo kiểu suy tưởng của thế gian này nhưng hãy tự biến đổi chính mình bằng cách canh tân phân đoán của chúng ta (x. Rm 12, 2). Trong thực tế, chính “con tim” hướng về Chúa và hướng về sự yêu quý điều thiện mới là nguồn mạch của những phán quyết chân thật của lương tâm. Thật ra, “để có thể phân định thánh ý Thiên Chúa, đâu là điều tốt, điều nào đẹp lòng Ngài, điều nào là trọn hảo” (Rm 12, 2), dĩ nhiên một cách chung chung sự hiểu biết Lề Luật là cần thiết nhưng chưa đủ : cần phải có một sự “tương đồng bản chất” giữa con người và sự thiện đích thực (110). Một sự tương đồng như thế bén rễ và phát triển trong những trạng thái nhân đức sẵn có nơi chính con người : đức cẩn trọng và những nhân đức then chốt khác, và trước hết ba nhân đức đối thần tin cậy mến. Chính trong chiều hướng này mà Đức Giêsu đã nói : “kẻ nào làm theo chân lý thì đến từ ánh sáng” (Ga 3, 21).
Trong việc đào luyện lương tâm, người Kitô hữu được giúp đỡ rất nhiều nhờ Giáo Hội và nhờ Huấn Quyền Giáo Hội, như Công Đồng quả quyết : “Trong việc huấn luyện lương tâm, các Kitô hữu phải luôn chú trọng đến giáo lý thánh thiện và vững chắc của Giáo Hội. Thật vậy, theo ý định của Chúa Kitô, Giáo Hội công giáo là thầy dạy chân lý : nhiệm vụ của Giáo Hội công giáo là bày tỏ và giảng dạy một cách chính qui chân lý là Đức Kitô, đồng thời công bố và xác nhận; nhân danh uy quyền của mình những nguyên tắc thuộc cấp trật luân lý xuất phát từ nơi chính bản chất của con người” (111). Được vận dụng để đưa ra những công bố về các vấn đề luân lý, uy quyền của Giáo Hội không làm thiệt hại tự do lương tâm của các Kitô hữu chút nào : một đàng, tự do lương tâm không bao giờ là một tự do được nâng lên “khỏi” chân lý, nhưng tự do luôn luôn và chỉ ở “trong” chân lý : đàng khác. Huấn Quyền không cung cấp cho lương tâm Kitô hữu những chân lý xa lạ với đương sự, mà ngược lại nêu dẫn những chân lý mà lương tâm vốn đã sở hữu trước rồi bằng cách phô bày những chân lý ấy khởi đi từ hành vi đầu tiên là đức tin. Giáo Hội luôn hiến thân và chỉ hiến thân để phục vụ lương tâm, giúp cho lương tâm đứng bị chao đảo trước mọi luồng gió chủ thuyết mặc cho sự lừa đảo của người đời (x. Ep 4, 14) và đứng lệch hướng ra khỏi chân lý về sự thiện của con người nhưng, nhất là trong những vấn đề gây cấn nhất, đạt được chân lý một cách chắc chắn và ở lại trong chân lý.
III. LỰA CHỌN CƠ BẢN VÀ NHỮNG HÀNH VI ỨNG XỬ CỤ THỂ
“Ước chỉ tự do đừng nên cớ cho người ta thỏa mãn xác thịt” (Gl 5, 13).
65. Mối quan tâm đặc biệt mãnh liệt mà ngày nay người ta dành cho tự do đã đưa nhiều chuyên gia, trong các nhà khoa học nhân văn và thần học, đến chỗ phát huy một công trình phân tích thấu đáo hơn về bản chất của tự do và về những guồng năng động của nó. Người ta có lý do chính đáng để nêu dẫn rằng tự do không chỉ hệ tại chỗ lựa chọn hành động đặc thù này hoặc hành động đặc thù kia; nhưng, ở nơi tâm điểm của những lựa chọn, tự do là một quyết định về chính mình và là một phương cách để hướng dẫn đời sống mình theo Sự Thiện hoặc chống lại Sự Thiện, theo Chân Lý hoặc chống lại Chân Lý, và nói cho cùng, theo Thiên Chúa hoặc chống lại Thiên Chúa… Người ta có lý khi nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của một số lựa chọn đã tạo “hình dạng” cho toàn bộ đời sống luân lý của một con người và đã làm thành cái gọi là khuôn khổ trong đó sẽ được đặt vào và sẽ được phát triển những lựa chọn thường nhật và đặc thù khác.
Dầu vậy, một số tác giả đề nghị một cuộc duyệt xét triệt để hơn về mối tương quan giữa con người với những hành vi của con người. Họ nói tới một thứ “tự do cơ bản”, sâu rộng hơn tự do lựa chọn và khác biệt với tự do lựa chọn; nếu không coi trọng tự do cơ bản này, người ta sẽ không hiểu được và sẽ không đánh giá được cho chuẩn xác những hành vi nhân linh. Theo các tác giả này, trong đời sống luân lý, vai-trò-mấu-chốt sẽ phải qui gán cho một “lựa chọn cơ bản”, đã được thực hiện do tự do cơ bản là tự do nhờ đó con người quyết định cho chính mình một cách bao quát, không do một lựa chọn chính xác, có ý thức và có suy nghĩ, nhưng một cách “siêu nghiệm” và “phi luận đề” (transcendantale, athématique). Những hành vi đặc thù phát xuất từ sự đối chọi ấy sẽ chỉ là những mưu toan phiến diện và không bao giờ đủ tính chất ấn định để diễn đạt tự do cơ bản; chúng ta sẽ chỉ là những “dấu hiệu” hoặc triệu chứng.
Đối tượng trực tiếp của các hành vi này, theo ý kiến họ, không phải là sự thiện tuyệt đối – đối diện với sự thiện này là tự do của con người sẽ được biểu lộ trên một cấp độ siêu nghiệm – nhưng là những điều thiện đặc thù – hoặc còn là những điều thiện “quy phạm” (catégoriels). Còn nữa, theo ý kiến của một vài thần học gia, không một điều thiện nào trong các điều thiện này là phiếm diện tự bản chất, sẽ có thể ấn định tự do của con người xét như là ngôi vị toàn vẹn cho dẫu con người chỉ có thể biểu lộ lựa chọn cơ bản của mình bằng cách hoặc thực hiện hoặc từ chối những điều thiện ấy.
Từ đó người ta đi đến chỗ du nhập một sự phân biệt giữa lựa chọn cơ bản với những lựa chọn hành vi ứng xử cụ thể có suy tính: nơi một số tác giả, sự phân biệt này mặc hình thái của một sự tách lìa. Khi họ minh thị dành những khái niệm “thiện, dữ” luân lý cho chiều kích siêu nghiệm vốn chỉ thuộc về lựa chọn cơ bản, khi họ chỉ thẩm định là “đúng” hoặc là “sai” những lựa chọn hành vi ứng xử đặc thù “giữa đời” là những lựa chọn liên quan tới các mối quan hệ giữa con người với chính mình, với tha nhân và với thế giới sự vật. Như vậy, dường như ở giữa lòng hoạt động nhân linh được phúc họa lên một sự nạn rứt giữa hai mức độ luân lý : một đàng, cấp trật thiện dữ là cấp trật lệ thuộc vào ý chí và, đàng khác, những hành vi ứng xử nhất định chỉ được phán đoán là đúng hay sai về mặt luân lý tùy theo một phép tính kỹ thuật về mối tương quan giữa những điều thiện và những điều dữ “tiền chân lý” hoặc “vật lý”, là những hậu quả thiết thực của hành động. Người ta còn đi xa hơn đến độ cho rằng một hành vi ứng xử cụ thể, ngay cả khi được lựa chọn một cách tự do, chẳng qua chỉ là một tiến trình thuần túy vật lý và không cần xét hành vi ấy theo những tiêu chuẩn đặc trưng của hành vi nhân linh. Từ đó, người ta dành quyền thẩm định con người về mặt luân lý đúng nghĩa cho lựa chọn cơ bản, không áp dụng hoàn toàn cũng không áp dụng từng phần sự lựa chọn cơ bản ấy vào trong sự lựa chọn của những hành vi đặc thù và của những ứng xử cụ thể.
66. Không còn phải nghi ngờ rằng học thuyết luân lý Kitô giáo với những cội rễ Thánh Kinh không hề coi nhẹ tầm quan trọng đặc biệt của lựa chọn cơ bản là lựa chọn mặc phẩm chất cho đời sống luân lý và đưa tự do dấn bước một cách triệt để trước mặt Thiên Chúa. Ở đây là sự lựa chọn của đức tin, của sự tuân phục đức tin (x. Rm 16, 26), “nhờ đó con người phó thác trọn vẹn chính mình một cách tự do cho Thiên Chúa trong “một thái độ bái phục hoàn toàn về cả trí tuệ lẫn ước muốn” (112). Là “đức tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5, 6), đức tin này đến từ trung tâm con người, đến từ “cõi lòng” con người (x. Rm 10, 10), và khởi từ đó nó được mời gọi sinh hoa kết trái nơi những việc làm (x. Mt 12, 33-35); Lc 6, 43-45; Rm 8, 5-8; Gl 5, 22). Trong Thập Giới , nơi phần đầu của các giới răn khác, người ta đọc thấy lời diễn tả cơ bản này : “Ta là Chúa và là Thiên Chúa ngươi…” (Xh 20, 2): lời diễn tả ấy mặc ý nghĩa chính tông cho các mệnh lệnh đặc thù, vốn đa tạp và khác nhau, đồng thời tạo cho nền luân lý Giao Ước có được tính nhất quán, sự thống nhất và chiều sâu. Lựa chọn cơ bản của Ít-ra-en lúc bấy giờ liên quan tới giới răn cơ bản (x. Gs 24, 14-25; Xh 19, 3-8; Mk 6, 8). Nền luân lý của Tân Ước cũng vậy, cũng được chủ động bởi lời mời cơ bản của Đức Giêsu là lời mời “nối bước theo Người” – như Người đã từng nói với người thanh niên : “Nếu anh muốn nên trọn hảo… hãy đến và hãy nối gót theo Ta” (mt 19, 21) – : đáp lại lời mời này, người môn đệ đi vào một quyết định và một lựa chọn triệt để. Các dụ ngôn về kho tàng và về viên ngọc quý trong Tin Mừng, với chi tiết kể rằng để đánh đổi người ra bán hết mọi thứ người ta có, là những hình ảnh hùng hồn và sống động về tính chất triệt để và vô điều kiện của sự lựa chọn mà Vương Quốc Thiên Chúa đòi buộc. Tính chất tuyệt đối của lựa chọn theo chân Chúa Giêsu được Người diễn tả một cách kỳ diệu bằng những lời này : “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất mạng sống, nhưng ai mấy mạng sống mình vì Thầy và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống” (Mc 8, 35).
Lời mời “hãy đến và nối gót theo Ta” của Đức Giêsu nêu rõ mức độ tự do cao cả được ban cho con người và đồng thời làm chứng cho chân lý và cho sự cần thiết của những hành vi đức tin và của những quyết định có thể nói xuất phát từ lựa chọn cơ bản. Trong ngôn từ của thánh Phaolô, chúng ta cũng nhận thấy tự do nhân linh được tán dương một cách tương tự : “Anh em thân mến, anh em đã được mời gọi bước vào tự do” (Gl 5, 13). Nhưng Thánh Tông Đồ đã lập tức thêm vào một lời cảnh cáo nghiêm nghị : “Dầu vậy, ước chi tự do đừng nên cớ cho người ta thỏa mãn xác thịt”. Ở đây người ta nghe vọng lại điều thánh nhân đã nói trước đó : “Chính vì để cho chúng ta cứ được mãi tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta. Vậy anh em hãy đứng vững bà đứng khép mình dưới ách nô lệ” (Gl 5, 1). Thánh Tông Đồ Phaolô mời gọi chúng ta tỉnh thức : tự do luôn phải nhận chịu mối đe dọa trở thành nô lệ. Và đây đúng là lúc dấn bước vào đức tin (faire un acte de foi) – hiểu theo nghĩa lựa chọn cơ bản – hành vi này khác biệt với sự lựa chọn những hành vi đặc thù, theo cách nói của những quan điểm đã nêu trên đây.
67. Các quan điểm này mâu thuẫn với giáo huấn Thánh Kinh trong đó lựa chọn cơ bản được quan niệm như là một lựa chọn đích thực của tự do và mối dây liên kết chặt chẽ giữa lựa chọn ấy với những hành vi đặc thù được thiết lập. Nhờ lựa chọn cơ bản của mình, con người có khả năng định hướng cuộc đời mình và, với sự trợ giúp của ân sủng, tiến về cùng đích của mình, tuân theo lời mời gọi thần thiêng. Khả năng này được thể hiện một cách thiết thực trong những lựac chọn đặc thù liên quan tới những hành vi nhất định, những lựa chọn mà do đó con người khép mình một cách sáng suốt vào thánh ý, vào sự khôn ngoan và vào Lề Luật của Thiên Chúa. Như vậy cần phải khẳng định rằng điều mà người ta gọi là lựa chọn cơ bản luôn được khởi động nhờ vào những lựa chọn có ý thức và tự do, trong mức độ mà lựa chọn cơ bản ấy khác với một ý hướng chung chung và bởi đó một ý hướng chưa nhất định đủ để bắt tự do phải mặc lấy một hình thái đòi dấn bước. Đích thị là vì thế mà lựa chọn cơ bản bị phủ quyết khi con người đưa đẩy tự do vào những lựa chọn ý thức đối nghịch với nó, trong những điều nghiêm trọng xét theo luân lý.
Tách rời lựa chọn cơ bản ra khỏi những hành vi ứng xử cụ thể chẳng khác nào chối bỏ tính toàn vẹn bản thể hoặc tính thống nhất ngôi vị tác nhân luân lý, hồn và xác. Nếu một lựa chọn cơ bản mà không còn biết đến những tiềm năng được nó đẩy vào hành động và những hình thức ẩn định qua đó nó được biểu lộ, lựa chọn cơ bản ấy không cư xử phải lẽ đối với cứu cánh hợp lý nội thuộc trong hành động con người và trong từng lựa chọn có suy tính. Thực ra, tính chất luân lý của các hành vi nhân linh không thể chỉ suy diễn từ ý hướng, từ định hướng hoặc từ lựa chọn cơ bản, hiểu theo nghĩa một ý hướng không hàm chứa những dấn thân ẩn định hẳn hoi hoặc không được nối tiếp bằng một nỗ lực thiết thực trong các lãnh vực khác nhau của đời sống luân lý. Một khi người ta bỏ qua chớ không kiểm chứng xem một lựa chọn hành vi cụ thể sáng suốt có phù hợp hoặc trái ngược hay không với phẩm giá và với ơn gọi toàn vẹn của con người, người ta không thể phán đoán về tính chất luân lý được nữa. Lựa chọn nào cũng nhất thiết và luôn luôn bao hàm sự kiện này là ý chí sau khi suy tính phải quy chiều về các điều thiện điều dữ mà luật tự nhiên để xướng như là những điều thiện phải truy tìm và những điều dữ phải tránh. Nếu xem xét các mệnh lệnh luân lý tích cực, người ta phải thận trọng mà luôn luôn kiểm chứng sự kiên vững của chúng trong một tình huống nhất định, trong khi vẫn chú trọng một tình huống nhất định, trong khi vẫn chú trọng, chẳng hạn, đến những bổn phận khác có thể quan trọng hơn hoặc cấp bách hơn. Còn những mệnh lệnh tiêu cực, nghĩa là những mệnh lệnh ngăn cấm một số hành vi hoặc một số cách ứng xử cụ thể như là xấu tự chúng, thì không chấp nhận một trường hợp ngoại lệ nào hợp pháp cả: các mệnh lệnh tiêu cực này không chừa lại một khoảng không gian nào là có thể chấp nhận xét theo luân lý để “tạo ra” một ấn định trái ngược nào bất cứ. Một khi đã công nhận nơi các sự kiện sự thẩm định luân lý về một hành động bị ngăn cấm do một qui tắc phổ quát, hành vi duy nhất tốt lành về mặt luân lý sẽ hệ tại chỗ tuân phục luật luân lý và tránh không làm điều mà luật ấy ngăn cấm.
68. Thiết tưởng nên thêm một ghi nhận quan trọng nữa mang chiều kích mục vụ. Cứ theo cách lý giải của những lập trường vừa nêu trên đây, con người có thể cậy dựa vào lựa chọn cơ bản để cứ mãi trung thành với Thiên Chúa, không tùy thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các lựa chọn khác và của các hành vi có suy tính của mình với các chuẩn mực luân lý hoặc với các quy tắc luân lý đặc loại. Do đã có một sự lựa chọn đức ái ngay từ đầu, con người sẽ có thể cứ mãi tốt lành về mặt luân lý, kiên trì trong ân sủng của Thiên Chúa, đánh được ơn cứu độ, cho dẫu một số hành vi hành xử cụ thể đối nghịch một cách có suy tính và nghiêm trọng với các giới răn của Thiên Chúa mà Giáo Hội luôn mãi giảng dạy.
Thật ra, con người có hư hao thì không phải chỉ vì bất trung đối với lựa chọn cơ bản, cho dầu nhờ lựa chọn này mà con người đã phó thác chính mình “trọn vẹn và tự do cho Thiên Chúa” (113). Với mỗi tội trọng sa vào một cách cố tình, con người xúc phạm Thiên Chúa là Đấng đã ban tặng Lề Luật và con người biến mình thành có tội đối với toàn thể Lề Luật (x. Gc 2, 8-11); dầu vẫn ở trong đức tin, con người mất “ơn thánh hóa”, “đức ái” và “chân phúc vĩnh cửu” (114). Công Đồng Trentô dạy : “Ơn công chính hóa sau khi đã lãnh nhận vẫn có thể bị đánh mất chẳng những do tội bất trung làm liều tan cả đến đức tin nhưng còn do bất cứ tội trọng nào khác” (115).
Tội trọng và tội nhẹ
69. Như chúng ta vừa nhận xét những ghi nhận về lựa chọn cơ bản đã dẫn một số nhà thần học đến chỗ đem cả sự phân biệt cổ truyền giữa tội trọng (péché mortel) với tội nhẹ (péché véniel) ra duyệt xét lại một cách sau xa. Các nhà thần học ấy nhấn mạnh rằng sự chống đối lề luật Thiên Chúa vốn lam mất ơn thánh hóa – và sẽ dẫn đến hình phạt vĩnh viễn nếu người ta chết trong tình trạng tội lỗi này – chỉ có thể là thành quả do một hành vi làm cho toàn bộ ngôi vị con người nhập cuộc, nghĩa là hành vi lựa chọn cơ bản. Theo họ tội trọng, là tội tách biệt con người khỏi Thiên Chúa, một sự từ chối nằm trên một lần mức tự do. Không thể đồng hóa với một sự lựa chọn có suy tính và không thể thực hiện khi thật sự nhận biết các sự kiện. Hiểu như thế thì cũng theo họ, thật khó chấp nhận, ít ra về mặt tâm lý, sự kiện một Kitô hữu ước muốn luôn mãi hiệp nhất với Đức Giêsu Kitô và với Giáo Hội Người mà lại sa vào các tội trọng dễ dàng và thường xuyên đến như thế, nhe nhiều lúc chinh “chất thể” của các hành vi người ấy cho thấy. Đồng thời cũng thật khó chấp nhận rằng trong một hạn kỳ ngắn ngủi như vậy, mà con người lại có thể phá vỡ tận cùng mối dây hiệp thông của mình với Thiên Chúa để rồi sau đó quay trở lại với Người trong tinh thần thống hối chân thành. Vì thế, theo họ, cần phải đánh giá mức độ trầm trọng của tội bằng cách nhìn vào mức độ nhập cuộc của tự do khi con người thực hiện hành vi, hơn là để ý tới chất thể của hành vi ấy.
70. Tông Huấn hậu công đồng Reconciliatio et poenitentia đã lập lại tầm quan trọng và tính hiện đại trường tồn của sự phân biệt giữa tội trọng và tội nhẹ, theo truyền thống của Giáo Hội, Và Thượng Hội Đồng Giám Mục 1983, từ đó phát xuất Tông Huấn này, đã “không những tái khẳng định điều đã được Công Đồng Trentô công bố về sự hiện hữu và về bản chất của tội trọng và tội nhẹ, nhưng còn muốn nhắc nhở rằng được kể là tội trọng những tội nào có đối tượng là một chất thể nghiêm trọng và hơn nữa, sai phạm trong tình trạng ý thức hoàn toàn và với sự ưng thuận có suy tính” (116).
Lời công bố của Công Đồng Trentô không chỉ xét đến “chất thể nghiêm trọng” của tội trọng, nhưng còn nhắc đến “ý thức tròn đầy và sự ưng thuận có suy tính” như là điều kiện cần thiết để thành tội trọng. Lại nữa, trong thần học luân lý cũng như trong thực hành mục vụ, ai ai cũng nhận thấy có những trường hợp một hành vi nào đó tuy trầm trọng xét theo chất thể nhưng vẫn không thành tội trọng vì thiếu nhận thức đầy đủ hoặc thiếu ưng thuận có suy tính của người vi phạm. Đàng khác “cần phải tránh giản lược tội trọng thành một hành vi biểu lộ một “lựa chọn cơ bản” chống lại Thiên Chúa”, theo kiểu nói thông dụng hiện nay, hiểu là một sự khinh khi Thiên Chúa và tha nhân bộc lộ ra bên ngoài một cách lộ liễu hoặc là một sự chối từ tình yêu mặc nhiên bên trong và không ý thức. “Cứ sự, còn là tội trọng khi con người lựa chọn một điều nào xáo trộn trầm trọng với ý thức và ước muốn, cho dầu vì bất cứ lý do nào. Thật ra, một lựa chọn như thế tự nó bao gồm một sự khinh khi đối với Luật Thiên Chúa, một sự chối từ tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại và cho toàn thể công trình tạo dựng : con người rời xa Thiên Chúa và đánh mất lòng yêu thương. Định hướng cơ bản bởi đó có thể bị biến đổi tận căn do những hành vi đặc thù. Chắc chắn có thể có những tình huống rất phức tạp và đen tối trên bình diện tâm lý, những tình huống tạo không ít ảnh hưởng trên trách nhiệm chủ quan của tội nhân. Thế nhưng, từ những ghi nhận thuộc cấp trật tâm lý, người ta không thể chuyển sang việc tạo ra một phạm trù thần học, chẳng hạn gọi đó là “lựa chọn cơ bản”, hiểu theo một nghĩa mà, trên bình diện khách quan, nó sẽ thay đổi quan niệm cổ truyền về tội trọng hoặc sẽ đặt nghi vấn về quan niệm cổ truyền ấy” (117).
Như thể tách rời lựa chọn cơ bản ra khỏi những lựa chọn có suy tính nhắm tới những hành vi nhất định – tự chúng là đảo điên hoặc do những hòan cảnh này nọ mà bị xảo trộn – là những hành vi sẽ kéo lựa chọn cơ bản vào cuộc, người ta sẽ đi tới hậu quả này là khinh chê giáo lý công giáo về tội trọng : “Cùng với toàn thể truyền thống Giáo Hội, chúng tôi gọi là tội trọng hành vi mà bởi đó một con người, với ý thức và tự do, chối từ Thiên Chúa, chối từ Lề Luật Thiên Chúa, chối từ giao ước tình yêu mà Thiên Chúa đề nghị với mình, vì ưa thích quay về với chính mình, quay về với thực tại tạo thành và hữu hạn nào đó, quay về với một điều gì đó được lại với thánh ý Thiên Chúa (conversio ad creaturam). Điều này có thể xảy ra một cách trực tiếp và lộ liễu, như trong những tội sủng bái ngẫu tượng, bội giáo, vô thần, hoặc, bằng một cách thức rồi cũng qui về đó, như trong tất cả những vụ bất tuân đối với các giới răn Thiên Chúa liên quan đến chất thể nghiêm trọng” (118).
IV. HÀNH VI LUÂN LÝ
Cứu cánh luận và thuyết duy cánh
71. Được thể hiện một cách sâu xa và sống động trong lương tâm luân lý, mối tương quan giữa tự do con người và Luật Thiên Chúa được phô diễn và cụ thể hóa trong các hành vi nhân linh. Chính nhờ các hành vi của mình mà con người kiện toàn chính mình với tư cách là người, được mời gọi kiếm tìm Tạo Hóa của mình một cách hồn nhiên và, một khi tự do gắn bó với Ngài, đạt tới sự trọn hảo viên mãn và chân phúc (119).
Các hành vi nhân linh là những hành vi luân lý bởi vì chúng biểu lộ và ấn định lòng tốt hoặc mánh lới của con người chủ thể các hành vi ấy (120). Chúng không chỉ gây nên một sự đổi thay tình trạng của những yếu tố bên ngoài con người, nhưng, với tính cách đã được chọn lựa một cách có suy tính, chúng thẩm định con người đã thực hiện chúng về mặt luân lý và chúng bộc lộ diện mạo thiêng liêng thâm sâu của con người hành động, như thánh Grêgôriô thánh Nysse đã ghi nhận một cách sắc nét : “Tất cả mọi hữu thể lụy phục biến dịch đều không bao giờ đồng nhất với chính mình, chúng không ngừng chuyển từ một tình trạng này sang một tình trạng khác do một sự đổi thay luôn dẫn tới hậu quả hoặc tốt hoặc xấu […]. Lại nữa, làm mồi cho đổi thay nghĩa là không ngừng sinh hạ […]. Nhưng sinh hạ ở đây không phải do một sự can thệp từ bên ngoài, như trong trường hợp những hữu thế thể thể lý […]. Sinh hạ ở đây là hệ quả của một lựa chọn tự do và do vậy, hiểu theo một nghĩa nào đó, chúng ta làm cha làm mẹ cho mình, bởi vì chúng ta tự tác tạo chính chúng ta nên như chúng ta muốn và bởi vì nhờ ý chí của chúng ta, chúng ta khuôn đúc chính mình theo mẫu mực mà chúng ta chọn” (121).
72. Tính chất luân lý của các hành vi được định nghĩa bởi mối tương quan giữa tự do con người và sự thiện chính tông. Sự thiện ấy được thiếp lập như là Luật vĩnh cửu, nhờ Khôn Ngoan của Thiên Chúa, Đấng điều phối mọi hữu thể, theo cùng đích của nó : Luật vĩnh cửu này được nhận thức nhờ vào lý trí tự nhiên của con người (đây là “luật tự nhiên”). Luật ấy cũng được nhận thức một cách trọn vẹn và hoàn hảo, nhờ vào mạc khải siêu nhiên của Thiên Chúa (bây giờ nó được gọi là “Luật Thiên Chúa”). Hành động là tốt xét theo luân lý khi những lựa chọn tự do phù hợp với sự thiện đích thực của con người và biểu lộ định hướng hữu ý của con người trên đường tiến về cùng đích tối hậu là chính Thiên Chúa : Ngài là sự thiện tối thượng, nơi đó con người tìm gặp hạnh phúc viên mãn và toàn vẹn. Với câu hỏi mở đầu “Tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu” (Mt 19, 16), cuộc đối thoại giữa người thanh niên và Đức Giêsu tức khắc đưa ra ánh sáng mối liên kết chủ yếu giữa giá trị luân lý của một hành vi với cùng đích tối hậu của con người. Trong lời giải đáp. Đức Giêsu lấy niềm xác tín của người đối thoại làm bằng chứng : thực hiện những hành vi tốt theo như đòi hỏi của “Đấng duy nhất Tốt lành”, đó là điều kiện tất yếu và là đường dẫn tới chân phúc vĩnh cửu : “Nếu anh muốn tiến vào sự sống, hãy tuân giữ các giới răn” (mt 19, 17). Câu trả lời của Đức Giêsu và việc nại tới các giới răn còn tỏ rõ rằng con đường dẫn đến cùng đích được đánh dấu bằng sự tôn trọng các điều luật thần thiêng là những điều luật bảo toàn sự thiện nhân linh. Chỉ có hành vi phù hợp với sự thiện mới có thể là đường dẫn đến sự sống.
Phối trí hành vi nhân linh một cách hợp lý hướng về sự thiện trong chân lý của nó, truy tìm một cách hữu ý sự thiện mà lý trí đã thâu nhận, đó là những gì dệt nên tính chất luân lý. Từ đó, hành động nhân linh không thể được đánh giá là tốt về mặt luân lý chỉ vì nó thích hợp để đạt tới một mục đích đang theo đuổi nào đó, hoặc chỉ vì ý hướng của chủ thể là tốt (122). Hành động là tốt về mặt luân lý khi nó nêu dẫn và biểu lộ rằng con người, với ý chí của mình, tự điều phối mình hướng về cùng đích tối hậu và khi hành động cụ thể phù hợp với sự thiện nhân linh như sự thiện ấy đã được lý trí nhận biết trong chân lý của nó. Nếu đối tượng của hành động cụ thể không ăn khớp với sự thiện đích thực của con người thì sự lựa chọn hành động ấy sẽ làm cho ước muốn của chúng ta và cả hữu thể của chúng ta trở nên xấu xét theo luân lý và như thế nó sẽ làm cho chúng ta nên mâu thuẫn với cùng đích tối hậu, với Sự Thiện tối cao, là chính Thiên Chúa.
73. Nhờ Mạc Khải của Thiên Chúa và nhờ đức tin, người Kitô hữu nghiệm biết “tính chất mới mẻ” là tính chất đánh dấu chiều kích luân lý của các hành vi: các hành vi được mời gọi diễn đạt sự phù hợp hoặc bất phù hợp với phẩm giá và với ơn gọi đã được ban cho người Kitô hữu nhờ ân sủng, trong Đức Giêsu Kitô và trong Thần Trí của Người, người Kitô hữu là một “tạo vật mới”, là con cái Thiên Chúa và bằng những hành vi của mình, người ấy bày tỏ sự tương tự hoặc bất tương tự của mình với hình ảnh của Chúa Con, là “anh cả của đàn em đông đảo” (Rm 8, 29), người ấy sống trong sự trung tín hoặc bất trung với ơn của Chúa Thánh Thần, và người ấy đón mở hoặc khép chặt trước sự sống vĩnh cửu, trước mối hiệp thông trong thị kiến, trong tình yêu và trong hạnh phúc với Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần (123). Thánh Cyrilô thành Alexandria viết : Đức Kitô “khuôn đúc chúng ta theo hình ảnh Người đến độ làm cho những đường nét đặc biệt nơi bản tính Thiên Chúa của Người chói ngời nơi chúng ta nhờ sự thánh hóa, nhờ sự công chính và sự ngay thẳng của một đời sống phù hợp với nhân đức […]. Như vậy, vẻ đẹp của hình ảnh bất khả sánh ví chiếu rạng rỡ trên chúng ta là những kẻ ở trong Đức Kitô và là những kẻ nhờ việc làm mà trở thành những con người thiện hảo” (124).
Hiểu như thế, đời sống luân lý sở hữu một tính chấy “cứu cánh luận” cơ bản, bởi vì nó hệ tại chỗ qui hướng các hành vi nhân linh một cách có suy tính về Thiên Chúa, Đấng là sự thiện tột bậc và là cùng đích (telos) tối hậu của con người. Một lần nữa, câu hỏi của người thanh niên chứng nhận điều đó : “Tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ?” Thế nhưng việc qui hướng về cùng đích tối hậu không phải là một chiều kích chủ quan chỉ tùy thuộc vào ý hướng. Nó giả thiết từ trước rằng các hành vi có thể tự chúng được phối trí cho cùng đích ấy, với tư cách chúng phù hợp với sự thiện luân lý chính tông của con người, là sự thiện được bảo toàn nhờ các giới răn. Đó là điều Đức Giêsu nhắc nhở trong câu trả lời của Người cho người thanh niên : “Nếu anh muốn tiến vào sự sống, hãy tuân giữ các giới răn” (Mt 19, 17).
Đây hiển nhiên phải là một sự định hướng hợp lý và tự do, có ý thức và có suy tính, một sự định hướng qua đó con người “chịu trách nhiệm” về những hành vi của mình và phục tùng phán quyết của Thiên Chúa. Đấng là thẩm phán công chính và tốt lành, thưởng điều thiện và phạt điều dữ, như lời Thánh Tông Đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta : “Bởi lẽ tất cả chúng ta đều phải công khai trình diện trước tòa án của Đức Kitô, để cho mỗi người lãnh nhận điều mình đáng hưởng do công nghiệp đã làm hoặc phúc hoặc tội, khi mình còn ở trong thân xác” (2 Cr 5,10).
74. Thế những việc thẩm định hành động tự do của con người về mặt luân lý tùy thuộc vào đâu ? Do đâu mà việc định hướng các hành vi nhân linh được bảo đảm ? Do ý hướng của chủ thể hành động, do những hoàn cảnh và cách riêng do những hệ quả – chung quanh hành động, hay do chính đối tượng của hành vi ?
Đó là điều mà người ta có truyền thống gọi là vấn đề “nguồn cội của đời sống luân lý”. Trong những thập niên vừa qua, đứng trước vấn đề này, đã có nhiều chiều hướng mới mẻ về văn hóa và thần học xuất hiện hoặc lặp đi lặp lại, những chiều hướng này đòi hỏi một phân định nghiêm minh về phía Huấn Quyền Giáo Hội.
Một số lý thuyết luân lý (théories éthiques) gọi là “thiên về cứu cánh luận” (téléologiques) tỏ ra quan tâm đến sự phù hợp của các hành vi nhân linh với những cùng đích mà tác nhân đeo đuổi và với những giá trị mà tác nhân thừa nhận. Những tiêu chuẩn để đánh giá sự kiên vững của một hành động về mặt luân lý có được là nhờ thế cân bằng của những điều thiện (la pondération des biens) luân lý hoặc tiền luân lý phải đạt tới và của những giá trị tương ứng phi luân lý hoặc tiền luân lý phải tôn trọng. Đối với một số tác giả, hành vi ứng xử cụ thể sẽ ngay chính hoặc sai lầm tùy theo nó có thể hay không thể dẫn tới một tình trạng thật sự tốt hơn cho những con người liên hệ : hành vi ứng xử sẽ ngay chính trong mức độ nó tạo được tối đa điều thiện và gây ra tối thiểu điều dữ.
Đi theo chiều hướng này, nhiều luân lý gia công giáo chủ trương giữ khoảng cách với khuynh hướng duy lợi ích và khuynh hướng thực dụng là những khuynh hướng cho rằng để phán đoán tính chất luân lý của các hành vi nhân linh thì không cần nại tới cùng đích tối hậu thực sự của con người. Các luân lý gia này chú trọng tới sự cần thiết phải tìm ra những cách biện luận hợp lý ngày càng nhất quán hơn để biện minh cho những đòi buộc và để lập ra những chuẩn mực cho đời sống luân lý. Công việc tìm tòi này là chính đáng và cần thiết, bởi vì cấp trật luân lý mà luật tự nhiên ấn định là cấp trật, do tự định nghĩa, lý trí con người có thể đạt thấu. Ngoài ra, đó là một cuộc tìm tòi tương ứng với những đòi buộc của sự đối thoại và sự hợp tác với những người không công giáo và những người không tin, đặc biệt trong các xã hội đa nguyên.
75. Thế những, trong khi nỗ lực soạn thảo một nền luân lý phù hợp với lý trí như thế – đôi khi vì thế mà được gọi là “luân lý tự lập” – người ta gặo phải những giải pháp sai lầm đặc biệt gắn liền với một sự hiểu biết không thỏa đáng về đối tượng của hành động luân lý. Một số luân lý gia không coi trọng cho đủ sự kiện này là ý chí được hàm chứa trong những lựa chọn cụ thể mà ý chí tác động : những lựa chọn này ấn định tính chất tốt lành về mặt luân lý của ý chí, ấn định chiều hướng của ý chí trên đường tiến về cùng đích tối hậu của con người. Có những nhà luân lý khác khởi đi từ một quan niệm về một thứ tự do vốn gạt bỏ những điều kiện thiết thực giúp cho tự do được thi thố, được qui chiếu một cách khách quan về chân lý của sự thiện và được ấn định do những hành vi ứng xử cụ thể. Như thế, theo các lý thuyết này, ý chí tự do sẽ không phải lụy phục những bó buộc nhất định xét về mặt luân lý, cũng không được đặc luyện do những lựa chọn, cho dầu vẫn cứ chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và về những hậu quả do các hành vi ấy. Bởi đó, “thuyết duy cứu cánh” này, với tư cách là phương pháp khám phá chuẩn mực luân lý – theo những hạn từ và những tương cận vay mượn nơi các trào lưu tư tưởng khác nhau – có thể tiếp nhận thêm danh hiệu “thuyết duy hậu quả” hoặc “thuyết cân xứng” (conséquentialisme/proportionalisme). Thuyết duy hậu quả chủ trương định nghĩa các tiêu chuẩn ngay chính của một hành vi nhất định bằng cách khởi đi và chỉ cần khởi đi từ một bài tính về những hậu quả có thể tiên liệu của việc thể hiện một lựa chọn. Thuyết cân xứng, trong khi tạo thế cân bằng với nhau giữa giá trị của các hành vi và những thiện đeo đuổi, lại đúng ra quan tâm tới sự cân xứng giữa những hiệu quả tốt với những hiệu quả xấu của các hành vi, nhắm tới “sự thiện cao cả hơn” hoặc “sự dữ suy yếu hơn” vỗn trong thực tế có thể xảy ra vào một tình huống đặc thù.
Các lý thuyết luân lý duy cứu cánh thuyết duy hậu quả, thuyết cân xứng một đàng công nhận rằng những giá trị luân lý được lý trí và Mạc Khải chỉ dẫn, đàng khác lại cho rằng không bao giờ có thể phát biểu một lệnh cấm tuyệt đối về những hành vi ứng xử sẽ đối nghịch lại những giá trị ấy, trong mọi hoàn cảnh và trong tất cả các nền văn hóa. Chủ thể hành động, theo các lý thuyết ấy chắc chắn sẽ có bổn phận đạt tới những giá trị mưu tìm, nhưng dưới hai phương tiện : thật ra, các giá trị hay các điều thiện đã nhập cuộc trong một hành vi nhân linh thì sẽ một đàng thuộc cấp trật luân lý (nếu, xét đến những giá trị thuần luân lý như tình yêu Thiên Chúa, đức ái đối với tha nhân, công bằng v.v…) và đàng khác thuộc cấp trật tiền luân lý, còn gọi là phi luân lý, vật lý hay hiện tượng (nếu xét đến những lợi ích hay những bất tiện gây nên cho những người hành động hay cho những người khác liên hệ vào lúc này hoặc lúc kia, như chẳng hạn sức khỏe hay sự suy yếu, sự toàn vẹn thể lý, sự sống, sự chết, sự mất mát của cải vật chất v.v…). Trong một thế giới mà điều thiện sẽ luôn pha trộn với điều dữ và mọi hiệu quả tốt sẽ luôn gắn liền với những hiệu quả xấu khác, tính chất luân lý của hành vi sẽ được phán đoán mọt cách biên biệt : “sự tốt lành” luân lý của hành vi sẽ được phán đoán khởi từ ý hướng của chủ thể liên quan tới các điều thiện luân lý và “sự ngay thẳng” của nó, khởi từ sự tính toán về những hiệu quả hay những hậu quả có thể tiên liệu và về những tỉ lệ cân xứng. Từ đó suy ra, những hành vi ứng xử cụ thể sẽ phải đánh giá là “ngay chính” hoặc “sai lầm” mà không nhất thiết phải có thể thẩm định ý chí của người chọn lựa các hành vi ấy là “tốt” hay là “xấu” xét theo luân lý. Theo chiều hướng này, một hành vi vì mâu thuẫn với một chuẩn mực tiêu cực phổ quát mà trực tiếp xúc phạm đến những điều thiện được coi là tiền luân lý thì sẽ có thể đánh giá là chấp nhận được về mặt luân lý nếu ý hướng của chủ thể, tùy theo nhịp độ cân bằng “có trách nhiệm” giữa những điều thiện hàm chứa trong hành động cụ thể, tập trung vào giá trị luân lý được xét là mang tính chất định đoạt trong các hoàn cảnh.
Việc đánh giá các hậu quả của hành động, trong tương quan với tỉ lệ cân xứng giữa hành vi và hiệu quả và tỉ lệ cân xứng giữa các hiệu quả với nhau, sẽ chỉ liên quan đến cấp trật tiền luân lý. Tính đặc loại luân lý của các hành vi, nghĩa là sự tốt lành hoặc mánh lới của chúng, sẽ được độc quyền ấn định do sự trung thành của con người đối với những giá trị cao cả nhất của đức ái và của sự cẩn trọng, mà sự trung thành ấy không nhất thiết phải là bất khả dung hợp đối với những lựa chọn trái ngược với một số mệnh lệnh luân lý đặc thù. Ngay cả khi chất thể là nghiêm trọng, các mệnh lệnh vừa đề cập sẽ phải được coi như là những chuẩn mực dành cho hành động, luôn tương đối và có khi được miễn trừ.
Cứ theo nhãn quan này, đối với một số hành vi ứng xử được luân lý truyền thống tuyên bố là không được phép, nếu có sự ưng thuận có suy tính thì cũng không nhất thiết bao hàm một tà tâm luân lý khách quan.
Đối tượng của hành vi có suy tính
76. Các lý thuyết này có thể đạt được một sức mạnh thuyết phục nào đó nhờ tính chất tương cận của chúng với não trạng khoa học là não trạng chuyên lo phối trí các hoạt động kỹ thuật và kinh tế trong sự tương ứng với phép tính về các tài nguyên và lợi nhuận, về các trình tự và hiệu quả. Ước muốn của chúng là giải tỏa những cưỡng bức của một nền luân lý bó buộc, duy ý chí và võ đoán, một nền luân lý xem ra phi nhân bản.
Tuy nhiên, những lý thuyết đại loại như thế không thể nào trung thành với học thuyết của Giáo Hội, bởi vì chúng cho rằng có thể biện minh cho những lựa chọn có suy tính nhằm thực hiện những hành vi ứng xử đối nghịch với các giới răn của Luật Thiên Chúa và luật tự nhiên rằng những lựa chọn ấy có thể là tốt xét về mặt luân lý. Các lý thuyết ấy không thể tự xưng mình là nằm trong truyền thống luân lý công giáo : nếu như quả thực trong truyền thống luân lý công giáo đã có sự phát triển của một bộ môn vấn nạn luân lý (casuistique) luôn chú ý đến việc tạo cân bằng cho những điều kiện nào là đáng kể nhất để có thể làm điều thiện trong một số hoàn cảnh cụ thể, thì vẫn còn điều khác không kèm quan trọng, đó là phương cách giải quyết ấy chỉ liên quan đến những trường hợp có hồ nghi về luật và truyền thống luân lý công giáo không hề đặt lại vấn đề về sự công hiệu tuyệt đối (validité absolue) của các mệnh lệnh luân lý tiêu cực vốn có buộc mà không hề miễn trừ. Các tín hữu có nhiệm vụ nhìn nhận và tôn trọng những mệnh lệnh luân lý đặc loại mà Giáo Hội công bố và giảng dạy nhân danh Thiên Chúa. Đấng Tạo Hóa và Đức Chúa (125). Khi thánh Tông Đồ Phaolô tóm tắt sự chu toàn Lề Luật trong mệnh lệnh yêu tha nhân như chính mình (x. Rm 13, 8-10), thánh nhân không làm cho các giới răn ra nhẹ hơn nhưng xác nhận chúng, bởi vì thánh nhân bày tỏ những đòi buộc và tính chất nghiêm trọng của chúng. Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân thì không thể tách rời khỏi việc tuân giữ các giới răn của Giao Ước, được tái lập trong máu của Đức Giêsu Kitô và trong ân huệ của Thần Khí. Quả là vinh dự cho người Kitô hữu vì được vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục người đời (x. Cv 4, 19 : 5-29) và bởi đó, được chấp nhận cả đến việc tử đạo, như có những vị thánh nam nữ trong Cựu Ước và Tân Ước đã từng chấp nhận, được mang danh tử đạo vì đã trao tặng mạng sống mình thay vì làm hành vi đặc thù này hoặc cử chỉ đặc thù nọ ngược với đức tin và nhân đức.
77. Để đưa ra những tiêu chuẩn hợp lý cho một quyết định luân lý ngay chính, các lý thuyết nêu trên chú trọng tới ý hướng và tới những hậu quả của hành động nhân linh. Dĩ nhiên cần phải đặc biệt coi trọng ý hướng – như Đức Giêsu nhăc nhở một cách đặc biệt tha thiếy trong một lần công khai đối chọi với các luật sĩ và biệt phái vì họ truyền dạy tỉ mỉ về một số công việc bên ngoài mà không chú trọng đến tâm hồn (x. Mc 7, 20-21; Mt 15, 19) – và cũng cần phải coi trọng những điều thiện đạt được và những điều dữ tránh khỏi sau một hành vi đặc thù. Ở đây là một đòi buộc do trách nhiệm. Thế nhưng để tâm tới các hậu quả ấy – và đồng thời những ý hướng – thì không đủ để đánh giá phẩm chất luân lý của một lựa chọn cụ thể. Sự cân bằng những điều thiện và điều dữ xét như là hậu quả có thể tiên đoán của một hành động thì không phải là một phương pháp thỏa đáng để ấn định xem lựa chọn hành vi ứng xử cụ thể ấy. “theo loại của nó” hoặc “tự do chính nó”, là tốt hay xấu về mặt luân lý, là được phép hay không được phép. Những hậu quả có thể tiên đóan thuộc về những cảnh ngộ của hành vi, những cảnh ngộ này nếu có thể biến cải tính nghiêm trọng của một hành vi xấu thì vẫn không thể thay đổi sắc thái luân lý của hành vi ấy.
Ngoài ra, mỗi người nghiệm biết rằng khó – hay đúng hơn không thể – mà đánh giá được tất cả mọi hệ luận và mọi hiệu quả tốt hoặc xấu – gọi là tiền luân lý – của các hành vi mình : không thể làm nổi một phép tính hợp lý thấu triệt. Vậy thì phải làm sao để thiết lập được những tỷ lệ cân xứng vốn tùy thuộc vào một sự đánh giá mà các tiêu chuẩn còn mù mờ ? Bằng cách nào có thể lý giải được, một sự bó buộc tuyệt đối trên những phép tính không mấy vững chắc như thế ?
78. Trên tất cả và tự nền tảng, tính chất luân lý của hành vi nhân linh tùy thuộc vào đối tượng đã được ý có suy tính chọn lựa một cách hợp lý, như Tôma đã minh chứng trong phân tích thấu đáo và luôn mãi đáng giá của ngài (126). Để có thể nắm vững được đối tượng đóng vai phân loại cho một hành vi về mặt luân lý, cần phải đặt mình vào trong viễn tượng của con người hành động. Thật vậy, đối tượng của hành vi ước muốn là một hành vi ứng xử đã được lựa chọn một cách tự do. Với tư cách phù hợp với mệnh lệnh của lý trí, đối tượng ấy là nguyên nhân mang lại sự tốt lành của ý muốn, nó kiện toàn chúng ta về mặt luân lý và chuẩn bị sẵn sàng cho chúng ta để chúng ta nhận ra cùng đích tối hậu của mình trong sự thiện trọn hảo, tình yêu nguyên tuyền. Như vậy, đề cập tới đối tượng của một hành vi luân lý nhất định, người ta không thể nghĩ tới một tiến trình hay một biến cố chỉ thuộc cấp trật vật lý mà thôi, để rồi lượng giá tùy theo nó gây nên một tình trạng sự việc nhất định trong thế giới bên ngoài. Đối tượng ấy là cùng đích cận kề của một lựa chọn có suy tính đánh dấu hành vi iước muốn của con người hành động. Hiểu theo chiều hướng này, như lời giảng dạy trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, “có những hành vi ứng xử cụ thể mà nếu lựa chọn thì sẽ luôn luôn sai lầm bởi vì lựa chọn chúng là có hỗn loạn về ước muốn, nghĩa là có một điều dữ luân lý” (127). Cũng thánh Tôma Aquinô đã viết : “Thương thường con người hành động với một ý hướng ngay thẳng, nhưng điều này không giúp được gì cho con người bởi vì con người còn thiếu ước muốn tốt lành nữa : như chẳng hạn, một người nào đó ăn cắp để nuôi sống một người nghèo, ý hướng của người ấy chắc chắn là ngay thẳng, do vậy mà sự ngay thẳng ý hướng không baog giờ biện minh cho một hành động xấu. Chả lẽ chúng ta phải làm điều dữ để từ đó nảy sinh điều thiện, như bọn người vu khống đã tố cáo rằng chúng ta nói như thế ? Bọn người ấy đáng phải chịu án phạt (Rm 3,8)” (128).
Tại sao ý hướng tốt lành mà thôi thì chưa đủ và tại sao cần phải chọn lựa các công việc một cách ngay chính,lý do nằm ở sự kiện này là hành vi nhân linh lệ thuộc vào đối tượng của nó, nghĩa là lệ thuộc vào sự khả thi hay bất khả thi trong việc phối trí hành vi này hướng về Thiên Chúa, hướng về “Đấng duy nhất Tốt Lành”, và bởi đó hành vi thể hiện sự trọn hảo của con người. Do vậy, hành vi sẽ là tốt nếu đối tượng của nó phù hợp với sự thiện của con người đồng thời tôn trọng những điều thiện quan trọng đối với con người về mặt luân lý. Đạo đức học Kitô giáo, mặc dầu đưa mối quan tâm vào đối tượng luân lý lên hàng biệt đãi, vẫn không từ chối coi trọng “cứu cánh luận” nội tại của hành động, xét như là qui hướng về nỗ lực thăng tiến sự thiện đích thực của con người, tuy nhiên còn nhìn nhận thên rằng chỉ có thể thực sự đeo đuổi sự thiện ấy nếu những yếu tố then chốt của bản tính tự nhiên con người được tôn trọng. Nếu là tốt lành xét theo đối tượng, hành vi nhân linh cũng có thể được phối trí cho cùng đích tối hậu. Và hành vi ấy đạt tới mức trọn hảo tối hậu và dứt khoát khi ý chí dùng lòng mến mà phối trí nó hướng về Thiên Chúa một cách thiết thực. Trong chiều hướng này, Vị Quan Thầy của các luân lý gia và của các tiến sĩ dạy rằng : “Chỉ làm những công việc tốt lành mà thôi thì chưa đủ, còn phải thực hiện chúng cho đạt mức. Để cho các công việc của chúng ta được tốt lành và hoàn hảo, cần phải thực hiện chúng với mục đích duy nhất là làm đẹp lòng Thiên Chúa” (129)
“Điều tự nó là dữ” : không được phép làm điều dữ nhằm mục đích đạt tới điều thiện (x. Rm 3, 8).
79. Như vậy cần phải loại bỏ luận đề của các lý thuyết duy cứu cánh và duy cân xứng theo đó không thể dựa vào thể loại – “đối tượng” – của nó để thẩm định một lựa chọn, có suy tính nhằm thực hiện một số hành vi ứng xử hoặc một số hành vi nhất định nào đó, là xấu về mặt luân lý, bằng cách tách rời các hành vi ấy ra khỏi ý hướng đã dẫn đến lựa chọn hoặc ra khỏi toàn bộ những hậu quả có thể tiên đoán của hành vi ấy trên tất cả những người liên hệ.
Yếu tố hàng đầu và dứt khoát đối với phán quyết luân lý là đối tượng của hành vi con người, chính đối tượng này mới đóng vai quyết định xem một hành vi có qui hướng hay không về sự thiện và về cùng đích tối hậu là chính Thiên Chúa. Công việc định hướng này đã được lý trí vạch ra trong chính hữu thể của con người, nghĩa là trong chân lý tòan vẹn của con người, và bởi đó trong các xu hướng tự nhiên, trong các guồng năng động, và trong các động tác hướng về cứu cánh vốn luôn mang một chiều kích thiêng liêng : một cách chuẩn xác, đúng là nội dung của qui luật tự nhiên, và bởi đó, đúng là tập hợp hữu cơ những “điều thiện dành cho con người” được ứng dụng để phục vụ cho “sự thiện của con người” cho sự thiện vừa là chính con người và là sự trọn hảo của con người. Đó chính là những điều thiện được bảo đảm nhờ các giới răn, các giới răn này theo thánh Tôma chứa đựng toàn thể luật tự nhiên (130).
80. Trong khi đó, lý trí chứng thực rằng có thể có những đối tượng của hành vi nhân linh mà xem ra “không thể phối trí để hướng về “Thiên Chúa, bởi vì tự căn rễ chúng mâu thuẫn với sự thiện của con người xét như là được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Đó chính là những hành vi mà, trong truyền thống luân lý của Giáo Hội, người ta gọi là “xấu do tự bên trong” hay “tự chúng là xấu” (intrinsece malum) : chúng là xấu luôn luôn và do tự nơi chúng, nghĩa là do chính đối tượng của chúng, không tùy thuộc vào những ý hướng về sau của người hành động và của hoàn cảnh. Do bởi sự kiện này, dầu không hề phủ nhận tầm ảnh hưởng của hoàn cảnh và nhất là do ý hướng. Giáo Hội luôn dạy rằng “có những hành vi luôn luôn là không được phép một cách nghiêm trọng, do bởi đối tượng của chúng” (131). Trong khuôn khổ của sự tôn trọng nhân vị. Công Đồng Vaticanô II đã khai triển một cách rộng rãi về vấn đề các hành vi này : “Tất cả những gì đối chọi lại với chính sự sống, thì như mọi hình thức giết người diệt chủng, phá thai, giết chết êm dịu và kể cả tự tử có suy tính: tất cả những gì xâm phạm đến sự toàn vẹn ngôi vị của con người, như cắt bỏ một phần cơ thể, tra tấn thể lý hoặc tinh thần, cưỡng bức tâm lý; tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá của con người, như những điều kiện sống thấp kém, giam cầm vô cớ, đày ải, nô lệ, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em; hoặc còn như những điều kiện lao động tồi tệ hạ thấp các công nhân xuống ngang hàng với công cụ đổi chác, không coi trọng nhân cách tự do và hữu trách của họ: tất cả những việc thực hành ấy và những việc thực hành tương tự khác hiểu theo nghĩa loại suy đều thật sự là vô luân. Chẳng những làm bằng hoại nền văn minh, những thực hành ấy còn làm mất danh giá của những kẻ chủ động hơn là của những người nhận chịu, chúng lăng mạ một cách trầm trọng phẩm vị của Tạo hóa” (132).
Về hành vi tự chúng là xấu và cách riêng về những cách thực hành ngừa thai làm cho hành vi giao hợp trở thành vô sinh một cách hữu ý. Đức Phaolô VI dạy rằng : “Qủa thật, nếu một đôi khi được phép nhân nhượng một điều dữ luân lý nhỏ hơn để tránh một điều dữ lớn hơn hoặc để thăng tiến một điều thiện lớn hơn, thì dầu vậy vẫn không được phép, ngay cả khi có lý do nghiêm trọng, làm điều dữ để từ đó mà có được điều thiện (x. Rm 3, 8), nghĩa là không được phép lấy điều tự nó là vô trật tự và bởi đó là một điều bất xứng với con người để làm đối tượng cho một hành vi tích cực của ý chí, ngay cả khi có ý hướng bảo toàn hoặc cỗ võ những điều thiện cá nhân, gia đình và xã hội” (133).
81. Trong việc minh chứng rằng có những hành vi tự chúng là xấu, Giáo Hội lấy lại giáo lý của Thánh Kinh. Thánh Phaolô quả quyết điều này một cách rành rọt. “Anh e chớ để mình bị mắc lừa ! Đã là dâm đãng, thờ ngẫu thần, ngoại tình, hư đốn, nghịch với luân thường, trộm cắp, tham lam, kể cả say rượu, vu khống hoặc bóc lột thì không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa đâu” (1 Cr 6, 9-10).
Nếu các hành vi là xấu do tự chúng, tính chất độc địa của chúng có thể giảm thiếu nhờ ý hướng ngay lành hoặc nhờ những hòan cảnh đặc thù, thế những không vì thế mà tính chất độc địa này có thể được loại bỏ. Đó là những hành vi xấu “một cách vô phương cứu chữa” : do chính chúng và tự nơi chúng, chúng không thể nào được phối trí hướng về Thiên Chúa và hướng về sự thiện của con người, như thánh Augustinô đã từng viết : “Còn về những hành vi chúng đã là tội (cum jarn opera ipsa peccata sunt) như trộm cắp, gian dâm, lộng ngôn, hoặc những hành vi khác tương tư ai nào dám quả quyết rằng, nếu được thực thi vì những lý do ngay lành (causis bonis) chúng sẽ không phải là tội hoặc còn dám kết luận một cách phi lý hơn rằng, chúng là tội nhưng đã được biện minh rồi ?” (134).
Từ đó, hòan cảnh và ý hướng không thể nào biến đổi một hành vi tự nó là bất lương xét theo khách quan thành một hành vi lương thiện hoặc có thể bênh đỡ “xét theo chủ quan” để từ đó mà lựa chọn.
82. Ngòai ra, ý hướng là ngay lành khi nó nhắm tới sự thiện đích thực của con người với mục đích đạt tới cứu cánh tối hậu. Thế nhưng các hành vi mà đối tượng “không thể qui hướng” về Thiên Chúa và là “bất xứng đối với nhân vị” thì luôn luôn và trong mọi trường hợp đối chọi với sự thiện ấy. Hiểu như thế, đối với những chuẩn mực, ngăn cấm các hành vi ấy và bó buộc mọi lúc và mãi mãi (semper et pro semper), nghĩa là không hề miễn trừ, sự tôn trọng chẳng những không hạn chế ý hướng ngay lành mà thật ra còn là một biểu hiện cơ bản của ý hướng ngay lành.
Học thuyết về đối tượng, nguồn cội của tính chất luân lý, có thể được coi như là sự minh giải chính tông về nền luân lý Thánh Kinh là luân lý của Giao Ước và các giới răn, của đức ái và các nhân đức. Phẩm chất luân lý của hành động nhân linh tùy thuộc vào sự trung thành đối với các giới răn, biểu hiện của sự tuân phục và tình yêu. Chúng tôi xin lặp lại rằng : chính vì lý do ấy mà cần phải gạt bỏ và coi là sai lạc quan điểm vốn cho rằng không thể dựa vào thể loại của nó để thẩm định là xấu về mặt luân lý một sự lựa chọn có tính liên quan đến một số hành vi ứng xử hoặc hành vi nhất định nào đó, bằng cách loại bỏ ý hướng dẫn đến lựa chọn và loại bỏ toàn bộ những hậu quả có thể tiên đoán trên tất cả những người liên hệ. Nếu không có sự ấn định hợp lý về tính chấy luân lý của hành động nhân linh như thế, người ta sẽ không thể nào quả quyết rằng có “một cấp trật luân lý khách quan” (135) và không thể nào thiết lập bất cứ một chuẩn mực nhất định nào, xét theo quan điểm nội dung, là bó buộc mà không miễn trừ : và như thế thì chỉ là phá hoại tình huynh đệ nhân loại và phá hủy chân lý về điều thiện, cũng như gây tổn thấy cho mối hiệp thông Giáo Hội.
83. Như chúng ta thấy, trong vấn đề tính chất luân lý của các hành vi nhân linh và cách riêng trong vấn dề sự hiện hữu của những hành vi tự chúng là xấu, như thế có sự kết tụ của chính vấn nạn về con người, về chân lý của con người và về những hậu quả của luân lý phát xuất từ đó. Trong việc nhìn nhận và giảng dạy rằng có điều tự nó là dữ trong các hành vi nhân linh nhất định. Giáo Hội vẫn luôn trung thành với chân lý toàn vẹn về con người, và bởi đó Giáo Hội tôn trọng con người và thăng tiến con người trong phẩm giá và ơn gọi. Từ đó Giáo Hội phải gạt bỏ những lý thuyết trình bày trên đây vì chúng tự đặt mình vào thế đối lập với chân lý ấy.
Tuy nhiêm, Chư Huynh thân mến trong hàng giám mục, chúng ta không được bằng lòng đứng lại ở chỗ chỉ giáo cho các tín hữu về những lầm lạc và về những mối nguy do một số lý thuyết luân lý. Trên tất cả, chúng ta cần phải làm sao cho chiếu tỏa lên ánh rạng ngời đầy sức hấp dẫn của chân lý ấy là chính Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Đấng là Chân Lý (x. Ga 14, 6). Con người có thể hiểu một cách tròn đầy và có thể nhờ những hành vi tốt của mình mà sống một cách hòan hảo ơn gọi dấn bước vào tự do trong sự tuân phục Luật Thiên Chúa được gồm tóm trong giới răn yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Những điều này được thực hiện nhờ ân huệ của Chúa Thánh Thần, là Thánh Thần Chân Lý, tự do và tình yêu : nơi Người, chúng ta được ban tặng khả năng nội tâm hóa Lề Luật, cảm nhận Lề Luật và sống Lề Luật như là guồng năng động của tự do ngôi vị đích thực : Luật ở đây là “Luật trọn hảo của tự do” (Gc 1, 25).
CHƯƠNG III
“SAO CHO THẬP GIÁ CỦA ĐỨC KITÔ
KHÔNG BỊ GIẢN LƯỢC THÀNH HƯ VÔ”
(1 Cr 1, 17)
SỰ THIỆN LUÂN LÝ
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA GIÁO HỘI VÀ CỦA THẾ GIỚI
“Chính vì để cho chúng ta được mãi tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta” (Gl 5,1)
84. Vấn đề cơ bản được nhấn mạnh hơn cả trong số những vấn đề mà các chủ thuyết luân lý trên đây nêu ra, đó là mối tương quan giữa tự do của con người với Lề Luật của Thiên Chúa: nói cho cùng, đó là vấn đề tương quan giữa tự do với chân lý.
Theo đức tin Kitô giáo và theo học thuyết của Giáo Hội, “chỉ có tự do tuân phục Chân Lý mới dẫn con người tới sự thiện đích thực của con người. Sự thiện của con người, đó là ở trong chân lý và là làm theo Chân Lý” (136).
Đem lập trường của Giáo Hội đối chiếu với tình huống xã hội văn hóa hiện nay, chúng ta thấy tức khắc nổi bật lên mối cấp bách này đối với chính Giáo Hội, đó là phải bắt tay vào một công việc mục vụ gay cấn liên quan đến chính vấn nạn cơ bản này : “Mối liên kết thiết yếu giữa chân lý – sự thiện – tự do hầu như đã bị nền văn hóa đương thời đánh mất: bởi thế, dẫn dắt con người ngày nay đến chỗ khám phá ra lại mỗi liên kết ấy là một trong những đòi buộc đặc trưng trong sứ vụ của Giáo Hội, để cho thế giới được cứu độ. “Chân lý là gì ?”, câu hỏi của Philatô ngày nay cũng buông ra từ môi miệng của một con người hụt hẫng yếm thế không còn biết mình là ai, mình từ đâu đến và mình đi về đâu. Và thế là chúng ta thường chứng kiến cảnh nhào ngã khủng khiếp của con người trong những tình huống tự hủy diệt lần hồi. Người ta muốn nghe theo một số tiếng nói nào đó, và thế là người ta không còn cảm thấy mình phải công nhận tính chất tuyệt đối và bất khả hủy diệt của một giá trị luân lý nào nữa cả. Mở mắt ra là mọi người đều nhìn thấy tình trạng khinh miệt sự sống đã thành hình (là bào thai) nhưng chưa sinh hạ: tình trạng xâm phạm liên lỉ những quyền lợi cơ bản của con người: tình trạng hủy hoại một cách bất công những tài sản cần thiết cho cuộc sống chỉ đơn thuần ở mức độ của một con người. Hơn thế nữa còn có điều đã xảy ra trầm trọng hơn: con người không còn thâm tín rằng chỉ trong chân lý, mình mới tìm gặp ơn cứu độ. Sức mạnh cứu độ của sự thật nay bị phản bác, người ta giao nhượng cho tự do, một tự do đã bị nhổ tung khỏi mọi cội rễ khách quan, trách nhiệm quyết định một cách tự lập đâu là điều thiện đâu là điều dữ. Trong địa hạt thần học, chủ nghĩa tương đối này trở thành tình trạng thiếu tin cậy đối với sự khôn ngoan của Thiên Chúa là Đấng đúng lề luật luân lý để hướng dẫn con người. Để đối chọi với những gì mà luật luân lý truyền khiển, người ta đưa ra cái mà người ta gọi là những tình huống cụ thể, vì trong thâm tâm người ta không còn tin rằng Luật Thiên Chúa thì luôn mãi là sự thiện chân thật duy nhất của con người” (137).
85. Công việc phân định các chủ thuyết luân lý này đối với Giáo Hội, không chỉ dừng lại ở chỗ tố cáo hoặc bài xích nhưng, một cách tích cực, nhằm nâng đỡ một cách hết mực yêu thương tất cả mọi tín hữu để lương tâm họ được huấn luyện, biết đưa ra những phán đoán và dẫn tới những quyết định theo đúng với chân lý, như lời khuyên nhủ của thánh Phaolô : “Anh em chớ uốn mình theo thế gian này, nhưng ước chi nhờ đổi mới phán đoán anh em được biến đổi và biết phân định đâu là điều tốt, điều nào làm đẹp lòng Người và điều nào là trọn hảo” (Rm 12, 2). Để thio hành trách vụ này – đây là chính là “bí quyết” góp phần, cấu tạo Giáo Hội – Giáo Hội chẳng những cậy dựa vào những biểu thức trong giáo thuyết và vào những lời kêu gọi trong mục vụ nhắm đến sự tỉnh thức, nhưng đúng hơn vào ánh mắt không ngừng dõi theo Đức Giêsu là Chúa của mình. Cũng như người thanh niên trong Tin Mừng, hằng ngày Giáo hội quay mặt nhìn lên Đức Kitô với một tình yêu không nhàm chán, ý thức tròn đầy rằng chỉ có thể tìm gặp lời giải đáp đích thực và dứt khoát cho vấn đề luân lý ở nơi Người mà thôi.
Một cách đặc biệt, chính nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh mà Giáo Hội tìm gặp lời giải đáp cho vấn nank hằng gây khắc khoải cho biết bao người thời đại : tuân phục những chuẩn mực luân lý phổ quát và bất biến thì làm sao còn có thể tôn trọng tính chất độc nhất và bất khả thay thế của con người, làm sao lại không xâm phạm tự do và phẩm giá của con người được ? Giáo Hội mang lấy cho mình niềm ý thức mà thánh Phaolô có được về sứ vụ của ngài : “Đức Kitô… đã sai tôi đi… loan báo Tin Mừng, không phải bằng cách vận dụng sự khôn khéo của ngôn từ, nhưng để làm sao cho Thập Gía của Đức Kitô không bị giản lược thành hư vô… Phần chúng tôi, chúng tôi công bố một Đức Kitô chịu đóng đinh, là cớ vấp phạm đối với người Do Thái, là sự điên rồ đối với dân ngoại, nhưng đối với những ai được kêu gọi, dầu là Do thái hay Hi lạp, là chính Đức Kitô, là quyền năng và là khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1. 17. 23-24). Đức Kitô chịu đóng đinh mạc khải ý nghĩa chính tông của tự do. Người sống tự do một cách viên mãn nhờ tự hiến hòan toàn chính mình và Người kêu mời các môn đệ cùng thông phần vào tự do của Người.
86. Việc suy nghĩ bằng lý trí và kinh nghiệm thường nhật cho thấy rằng tự do con người không tránh khỏi tình trạng yếu đuối mỏng manh. Đó là tự do thật, nhưng là tự do hữu hạn : một tự do không có cội nguồn tuyệt đối và vô điều kiện ở nơi chính mình nhưng ở nơi cuộc hiện hữu trong đó nó chiếm chỗ đứng và đồng thời nhận chịu những giới hạn và những năng quyền. Đó là tự do của một thụ tạo, nghĩa là một món quà cần phải đón nhận như một hạt mầm và phải làm triển nở với tinh thần trách nhiệm. Tự do là yếu tố cấu thành con người với tư cách là hình ảnh của hữu thể được tạo thành vốn là nền tảng của phẩm giá con người : trong đó chất chứa ơn gọi là nguyên sơ mà Đấng Tạo Hóa ngỏ với con người để kêu mời con người đạt tới Sự Thiện đích thực, và hơn nữa, nhờ mạc khải của Đức Kitô, còn kêu mời con người dấn bước vào trong tình bằng hữu với Ngài bằng cách thông phần vào chính sự sống thần linh của Ngài. Tự do là sự chiếm hữu chính mình một cách bất khả vong thân và đồng thời là sự mở rộng một cách phổ quát trước tất cả những gì hiện hữu bằng cuộc xuất du ra khỏi chính mình để tiến đến sự nhận thức và tình yêu đối với tha nhân (138). Như thế tự do bám rễ trong chân lý của con người và lấy sự hiệp thông làm cùng đích.
Lý trí và kinh nghiệm không những nói lên sự mỏng manh của tự do nhưng còn nói lên tình trạng bi thảm của tự do. Con người khám phá ra rằng một cách bí nhiệm, tự do như thể bị đưa đẩy đến chỗ phản bội sự hướng mở của con người trước cõi Chân và cõi Thiện và rằng, điều rất thường xảy ra là tự do, trong thực tế, lại nghiêng chiều về việc chọn lựa những sự thiện hữu hạn, vắn vỏi và phù phiếm. Hơn thế nữa, trong những lầm lạc và những lựa chọn tiêu cực, con người cảm nhận một sự nổi loạn tận căn xô đẩy con người từ chối Chân Lý và Sự Thiện để tự đặt mình lên làm nguyên lý tuyệt đối cho chính mình : “Các ngươi sẽ nên giống như Thiên Chúa” (St 3, 5). Như vậy, tự do cần được giải thoát. Đức Kitô là Đấng giải thoát tự do : Người “đã giải thoát chúng ta để cho chúng ta được mãi tự do” (Gl 5,1).
87. Trên tất cả Đức Kitô mạc khải cho chúng ta rằng thân phận của tự do chính tông là phải nhìn nhận chân lý một cách liêm khiết và với tinh thần rộng mở : “Anh em sẽ nhận biết chân lý và chân lý sẽ giải thoát anh em” (Ga 8, 32) (139). Chính chân lý mang lại tự do cho con người khi phải đối đầu với quyền bính và tạo sức mạnh đến độ đổ máu đào để minh chứng. Đó chính là điều đã xảy ra với Đức Giêsu khi Người đối diện với Philatô : “Tôi đã sinh ra và đã đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng cho chân lý” (Ga 18, 37). Cũng vậy, những ai thờ lạy Thiên Chúa một cách chân chính thì phải thờ lạy Ngài “trong tinh thần và chân lý” (Ga 4, 23) : nhờ thờ lạy như thế mà những người này được nên tự do. Nơi Đức Giêsu Kitô, người ta nhận ra rằng sự gắn bó với chân lý và sự thờ lạy Thiên Chúa là những cội rễ thâm sâu nhất của tự do.
Ngoài ra, bằng chính đời sống của Người chớ không phải chỉ bằng lời nói. Đức Giêsu mạc khải rằng tự do được hòan toàn trong tình yêu, nghĩa là trong việc tự hiến chính mình. Chính Người đã nói : “Không ai có tình yêu nào lớn hơn tình yêu này : là hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15, 13). Người tự do tiến bước để đi vào Khổ Nạn (x. Mt 26, 46). Và, trong sự tuân phục Chúa Cha, Người đã giao nộp mạng sống mình trên Thập Gía vì tất cả nhân loại (Phl 2, 6-11). Bởi thế, chiêm ngắm Đức Giêsu chịu đóng đinh chính là con đường vương giả mà Giáo Hội phải mỗi ngày đặt chân lên và tiến bước nếu Giáo Hội muốn thấu hiểu toàn vẹn ý nghĩa của tự do : tự hiến nhằm phục vụ Thiên Chúa và anh em. Đồng thời hiệp thông với Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh chính là nguồn mạch không hề vơi mà Giáo Hội không ngừng kín múc để sống một cách tự do, để tự hiến và phục vụ khi chú giải câu “hãy phụng thờ Chúa với niềm hoan hỉ” trong thánh vịnh 100/99. Thánh Augustinô phát biểu : “Trong nhà Chúa, làm nô lệ thì cũng là tự do. Nô dịch là tự do khi đó không phải là cưỡng bức nhưng là tình yêu dấn bước phục vụ… Ước mong tình yêu biến ngươi thành nô lệ, bỡi lẽ chân lý đã làm cho ngươi nên tự do…. Ngươi vừa là nô lệ vừa là người tự do : nô lệ, bởi vì ngươi đã trở nên như thế: ngươi tự do, bởi vì ngươi được Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa của ngươi yêu mến Đấng Tạo Hóa của ngươi… Ngươi là nô lệ của Chúa, là người được Chúa phóng thích. Đừng vì tìm cách để được giải thoát mà lạc xa nhà của Đấng giải thoát ngươi !” (140). Như thế, Giáo Hội và hết các Kitô hữu trong Giáo Hội đều được mời gọi thông phần vào chức vụ vương giá (munus regale) của Đức Kitô trên Thập Giá (x. Ga 12, 32), vào ân sủng và vào trách nhiệm của Con Người, Đấng “đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và để hiến ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người” (Mt 20, 28) (141).
Như vậy Đức Giêsu tổng hợp một cách sống động và tự thân tất cả mọi yếu tố của tự do trọn hảo trong sự tuân phục hoàn toàn đối với thánh ý Thiên Chúa. Thân Thể chịu đóng đinh của Người là sự mạc khải tròn đầy về mối dây liên kết bất khả phân ly giữa tự do và chân lý, cũng như cuộc phục sinh của Người từ cõi chết là sự tuyên dương tột bậc về tính chất sai nở và về sức mạnh cứu độ của một tự do được thi thố trong chân lý.
Bước đi trong ánh sáng (x. 1 Ga 1. 7)
88. Tự do và chân lý đối chọi nhau và thậm chí bị tách biệt khỏi nhau một cách triệt để : đó là hệ luận, là biểu hiện và là hiệu quả của một luận cứ nhị phân còn nghiêm trọng hơn và tai hại hơn, luận cứ cắt rời đức tin ra khỏi luân lý.
Tình trạng tách lìa này là một trong những mối bận tâm mục vụ mãnh liệt nhất của Giáo hội trước tiến trình trần tục hóa hiện nay, là tiến trình mà vì đó nhiều người và phải nói rất nhiều người, suy nghĩ và sống “như thế Thiên Chúa không hiện hữu”. Chúng ta đứng trước một lề lối suy tưởng hiện đang tác động một cách sâu xa, rộng rãi và rất phổ biến đến những thái độ và những hành vi ứng xử của chính các Kitô hữu vốn đang bị suy yếu về đức tin và vốn đã đánh mất tính chất độc đáo của đức tin tiềm ẩn nơi tiêu chuẩn mới để giải thích và hành động trong đời sống bản thân, gia đình và xã hội. Thật ra, trong bối cảnh của một nền văn hóa đã phi Kitô hóa một cách sâu rộng, những tiêu chuẩn phán đoán và lựa chọn mà các tín hữu còn lưu giữ lại thường là xa lạ hoặc đối nghịch với những tiêu chuẩn của Tin Mừng.
Bởi thế, điều cấp bách là các Kitô hữu phải tái khám phá tính chất mới mẻ của đức tin và sức mạnh mà đức tin mang lại cho phán đoán trong tương quan với nền văn hóa chủ động và xâm lấn, như lời thánh Tông Đồ Phaolô cảnh cáo chúng ta : “Xưa kia anh em mê muội và u tối nhưng hiện nay anh em đã nên ánh sáng trong Chúa : anh em hãy ăn ở như con cái sự sáng; bởi lẽ hoa quả của ánh sáng là ở nơi lòng nhân hậu, sự công chính và chân lý. Anh em hãy phân định xem đâu là điêu đẹp lòng Chúa, anh em chớ can dự vào những sự việc vô sinh của chốn tối tăm; đúng hơn hãy tố giác những sự việc ấy … Bởi đó, anh em hãy canh chừng cách ăn nết ở của anh em; ước chi cách ăn nếp ở của anh em không là của những kẻ dại khờ nhưng là của những người khôn ngoan biết vận dụng tốt đẹp thời buổi hiện tại; bởi lẽ chúng ta đang ở vào thời buổi xấu” (Ep 5, 8-11. 15-16; x. 1 Tx 5, 4-8).
Cần phải tìm lại và trình bày một lần nữa khuôn mặc đích thực của đức tin Kitô giáo vốn không chỉ là một tập hợp những mệnh đề đòi trí tuệ phải chấp nhận và tán đồng. Ngược lại, đó là một sự nhận thức và là một kinh nghiệm của Đức Kitô, một ký ức sống động về các giới răn của Người, một chân lý phải thể hiện bằng cuộc sống. Ngoài ra, một lời nói chỉ thực sự được đón nhận khi nó được áp dụng vào trong các hành vi, khi nó được đem ra thực hành. Đức tin là một quyết định đem trọn cả cuộc sống vào nhập cuộc. Đức tin là một cuộc gặp gỡ, một cuộc đối thoại, một sự hiệp thông tình yêu và đời sống giữa người tín hữu với Đức Giêsu Kitô, là Đường, Sự Thật và Sự Sống (x. Ga 14, 6). Đức tin bao hàm hành vi tin cậy và phó thác đối với Đức Kitô, và nhờ đức tin mà chúng ta có thể sống như Người đã sống (x. Gl 2, 20), nghĩa là với một tình yêu cao cả nhất dành cho Thiên Chúa và tha nhân.
89. Đức tin còn có một nội dung luân lý : đức tin khơi nguồn và đòi buộc mọi sự dấn thân nhất quán trong đời sống: đức tin vừa bao gồm và vừa kiện toàn sự đón nhận cũng như sự tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa. Như thánh Gioan tác giả Tin Mừng đã viết, “Thiên Chúa là Ánh Sáng, nơi Ngài chẳng hề có u tối. Nếu chúng ta nói rằng chúng ta hiệp thông với Ngài mà chúng ta lại bước đi trong u tối, thì chúng ta nói dối, chúng ta không thực thi chân lý… Căn cứ vào điều này mà chúng ta nghiệm ra được chúng ta nhận biết Ngài : đó là nếu chúng ta vâng giữ các giới răn của Ngài. Ai bảo rằng “Tôi nhận biết Ngài” mà lại không tuân giữ các giới răn của Ngài, người ấy là kẻ nói dối, và chân lý không ở nơi người ấy. nhưng người nào tuân giữ lời Ngài thì quả thực nơi người ấy tình yêu Thiên Chúa đã được thể hiện. Chính nơi điều ấy mà chúng ta nghiệm biết chúng ta ở trong Ngài. Kẻ nào tự hào ở trong ngài thì đến lượt mình cũng phải xử sự như người kia đã xử sự” (1 Ga 1, 5-6; 2, 3-6).
Nhờ đời sống luân lý, đức tin trở thành “tuyên xưng” chẳng những trước mặt Thiên Chúa, nhưng còn cả trước mặt loài người nữa : đức tin chuyển thành chứng từ. Đức Giêsu đã nói : “Anh em là ánh sáng thế gian. Một thành phố thì không thể ẩn núp bởi lẽ đã tọa lạc trên đỉnh núi. Người ta cũng không thắp đèn rồi nhét vào dưới hộc nhưng đặt trên giá cao để từ đó chiếu sáng cho tất cả mọi người trong nhà. Ánh sáng của anh em cũng phải chiếu sáng như thế trước mặt mọi người để họ xem thấy những công việc tốt đẹp của anh em và họ tôn kính Chúa Cha của anh em trên trời” (Mt 5, 14-16). Những công việc này đặc biệt là công việc của đức ái (x. Mt 25, 31-46) và của tự do chính tông tỏ lộ ra và thể hiện trong cuộc sống bằng việc tự hiến chính mình. Đến độ tự hiến hoàn toàn, như Đức Giêsu trên Thập Giá “đã yêu mến Giáo Hội và đã phó nộp chính mình cho Giáo Hội” (Ep 5, 25). Được kêu gọi bước đi trên cùng một đường lộ, người môn đệ nêu chứng từ bằng cách lấy chứng từ của Đức Kitô làm nguồn cội, mẫu mực và nơi nương tựa : “Nếu ai muốn nối bước theo Thầy, hãy từ bỏ mình đi, hãy vác lấy thập giá của mình mỗi ngày và hãy theo Thầy” (Lc 9, 23). Cứ theo những đòi hỏi mang tính triệt để của Tin Mừng, đức ái có thể đưa dẫn người tín hữu đến chỗ nếu chứng từ tột bực là tử vì đạo. Cả trong trường hợp này thì cũng là noi gương Đức Giêsu. Đấng phải chết trên Thập Giá, như lời thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu ở Êphêxô : “Anh em hãy cố gắng bắt chước Thiên Chúa, như những người con dấu ái và hãy bước theo con đường tình yêu theo gương Đức Kitô. Đấng đã yêu thương chúng ta và đã phó nộp chính mình cho chúng ta, tự hiến chính mình lên Thiên Chúa làm của lễ ngát tỏa hương thơm” (Ep 5, 12).
Tử đạo, một hình thức tán dương sự thánh thiện bất khả xâm phạm của Luật Thiên Chúa.
90. Mỗi tương quan giữa đức tin và luân lý rực lên ánh sáng chói ngời qua sự tôn trọng vô điều kiện đối với những đòi buộc tuyệt đối do nơi phẩm giá của mỗi một con người, những đòi buộc được bảo vệ nhờ những chuẩn mực luân lý vốn ấn định sự cấm cản không miễn trừ đối với những hành vi tự chúng là xấu. Tính phổ quát và tính bất di bất dịch của chuẩn mực luân lý biểu lộ và đồng thời che chở phẩm giá con người, nghĩa là che chở tính bất khả xâm phạm của con người, nơi dọi chiếu ánh rạng ngời của Thiên Chúa (x. St 9, 5-6).
Sự kiện người Kitô tử đạo, là sự kiện đã luôn đi kèm và vẫn còn đi kèm với đời sống Giáo Hội, xác nhận một cách hết sức hùng hồn về tính chất bất khả chấp nhận của những chủ thuyết luân lý nào là từ chối sự tồn tại của những chuẩn mực luân lý nhất định, có giá trị và không miễn trừ.
91. Trong Cựu Ước, chúng ta đã từng gặp được những chứng từ tuyệt vời về sự trung tín đối với Lề Luật thánh thiện của Thiên Chúa, một sự trung tín đẩy mạnh đến chỗ tự nguyện chấp nhận cái chết. Câu chuyện Xu-dan-na là điển hình về phương diện này : chị đã trả lời như sau với hai vị phán quan bất chính đã đe dọa kết liễu cuộc đời chị nêu như chị không chịu nhượng bộ trước lòng thèm khát nhơ uế của họ : “Tôi quả đang bị dồn ép tư bề : nếu tôi nhượng bộ thì đối với tôi chẳng khác nào đi vào cõi chết, còn nếu tôi kháng cự tôi sẽ không thoát khỏi tay các ông . Thế nhưng tôi thà rơi vào tay các ông mà “vô tội” còn hơn là phạm tội trước mặt Thiên Chúa !” (Đn 13, 22-23). Vì đã lựa chọn “vô tội dầu phải sa vào” tay các vị phán quan. Xu-dan-ba chẳng những nêu chứng từ về đức tin và về lòng tin cậy của mình ở nơi Thiên Chúa nhưng còn nêu chứng từ về sự tuân phục của mình đối với chân lý và đối với đòi hỏi tuyệt đối của mệnh lệnh luân lý : do bởi tư thế ứng trực sẵn sàng chịu tử đạo, chỉ công bố rằng điều mà Luật Thiên Chúa thẩm định là xấu mà nếu cử làm thì chắc chắn không hợp lẽ cho dầu là để từ đó mà nít ra bất cứ điều thiện nào. Chị lựa chọn cho chính chị “phần tốt nhất” : một chứng từ hết mực trong sáng, không mảu may thoái nhượng, trước chân lý về điều thiện và trước Thiên Chúa của Ít-ra-en : như thế chị đã dùng hành vi để minh chứng sự thánh thiện của Thiên Chúa.
Nơi ngưỡng của Tân Ước, nhất định không để cho Luật của Chúa bị lặng câm và nhất định không thỏa hiệp với sự dữ. Gioan Tẩy Giả “đã hiến mạng sống mình cho công chính và chân lý” (142), và bởi đó ngài đã là vị tiền hô của Đấng Mêsia cho đến tử vì đạo (x. Mc 6, 17-29). Chính vì thế, “ngài đã bị nhốt trong bóng đêm của tù ngục, trong khi ngài là kẻ đã đến để làm chứng cho ánh sáng và đã xứng đáng mang danh hiệu là ngọn đuốc rực lên ánh sáng do bởi chính Ánh Sáng là Đức Kitô […]. Nếu ngài được diễm phúc làm phép rửa cho Đấng Cứu Chuộc trần gian thì ngài cũng được rửa bằng chính máu của ngài” (143).
Trong Tân Ước, người ta gặp thấy nhiều chứng từ do các môn đệ của Đức Kitô – trước hết phải kể đến phó tế Stêphanô (x. Cv 6, 8: 7, 60) và Tông Đồ Giacôbê (x. Cv 12, 1-2) – các vị này đã chết tử đạo để tuyên xưng đức tin và tình yêu của họ đối với Thầy và để nhất quyết không chối Thầy. Như vậy là họ đã noi theo Chúa Giêsu Đấng “đã nêu chứng từ tuyệt mỹ” (1 Tm 6, 13), lấy mạng sống mình hiến ban để xác nhận chân lý của sứ điệp mình. Rất nhiều những vị tử đạo khác đã chấp nhận bị bách hại và chấp nhận cái chết hơn là khép mình vào thái độ sùng bái ngẫu tượng bằng cách đốt hương trước tượng của hoàng đế (x. Kh 13, 7-10). Họ còn tiến xa đến chỗ nhất quyết không giả vờ thực hành nghi thức thờ phượng ấy, và bằng cách đó nêu gương về bổn phận phải tránh bất cứ hành vi cụ thể nào là nghịch với tình yêu Thiên Chúa và nghịch với chứng từ đức tin. Với sự tuân phục, như chính Đức Kitô, họ đã trao gởi và phó thác mạng sống họ trong tay Chúa Cha, cho Đầng có thể cứu họ khỏi chết (x. Dt 5, 7).
Giáo Hội nêu gương rất nhiều những thánh nam và thánh nữ đã làm chứng cho sự thật luân lý và đã bênh vực sự thật ấy cho đến độ tử đạo, thà chết hơn là phạm bất cức một tội trọng nào. Khi nâng các ngài lên hàng vinh dự trên các bàn thờ, Giáo Hội đã liệt chứng từ của các ngài vào hàng qui điển và đã công bố rằng phán đoán của các ngài là đúng, vì các ngài đã cho rằng tình yêu Thiên Chúa nhất thiết bao hàm sự tuân thủ các giới răn, ngay cả trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, và nhất thiết bao hàm sự từ chối vi phạm, ngay cả khi có ý hướng cứu vãn mạng sống mình.
92. Trong chứng từ tử đạo được sống như là sự khẳng định về tính bất khả xâm phạm của cấp trật luân lý, cùng một lúc ngời chiếu lên sự thánh thiện của Luật Thiên Chúa và tính bất khả dụng chạm của phẩm giá con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa : không bao giờ được phép triệt hạ phẩm giá hoặc sống mâu thuẫn với phẩm giá, cho dầu ý hướng có thể ngay lành và bất kể các khó khăn có thế nào chăng nữa. Đức Giêsu cảnh cáo chúng ta về điều này một cách hết sức nghiêm khắc : “Lời lãi cả thế gian nào ích gì cho con người nếu như con người phá hoại đời sống của chính mình ? “(Mc 8, 36).
Mọi “ý nghĩa nhân bản” mà ngay cả trong những trường hợp “ngoại lệ” người ta kỳ vọng gán cho hành vi tự-nó-là-xấu đều bị chứng từ tử đạo tố cáo là giả tạo và sai lầm: hơn thế nữa, chứng từ tử đạo còn vén mở rõ rệt bộ mặt đích thực của hành vi ấy, một bộ mặt của tình trạng xâm phạm “nhân tính” con người, nơi người chủ động hơn là hơi kẻ nhận chịu (144). Bởi thế tử đạo còn là hình thức tán dương “nhân linh” trọn hảo và tán dương “sự sống” đích thực của con người, như Thánh Inhaxiô thánh Antiôkia đã minh chứng khi ngỏ lời với các Kitô hữu ở Rôma, nơi ngài chịu tử đạo : “Anh em thân mến, anh em hãy tha lỗi cho tôi: anh em đừng cản ngăn tôi sống, anh em đừng mong tôi chết … Xin hãy để cho tôi đón nhận ánh sáng tinh tuyền: khi tôi tới nơi ấy, tôi sẽ thật sự là một con người. Xin hãy cho phép tôi được nên người bắt chước cuộc khổ nạn của Thiên Chúa tôi” (145).
93. Sau hết, tử đạo là dấu chỉ rực rỡ cho sự thánh thiện của Giáo Hội : trung thành với Lề Luật thánh thiện của Thiên Chúa đến độ trở thành chứng từ cho Lề Luật ấy với giá cái chết, đó chính là một sự công bố long trọng và là một cuộc dấn thân thừa sai đến độ đổ máu đào (usque ad sanguinem) để cho ánh rạng ngời của sự thật luân lý không bị lu mờ trong phong hóa và não trạng của các cá nhân và của xã hội. Một chứng từ như thế mang lại một giá trị phi thường xét về phương diện góp phân, chẳng những trong xã hội dân sự mà cả trong nội bộ những cộng đoàn Giáo Hội, vào việc tránh khỏi bị vùi dập trong cơn khủng hoảng nguy hiểm nhất có thể tác hại con người : đó là tình trạng lẫn lộn về điều thiện và điều dữ làm cho không thể nào thiết lập và duy trì một cấp trật luân lý cho các cá nhân và các cộng đoàn. Nhờ gương mẫu hùng hồn và lôi cuốn với một đời sống hoàn tòan hiển dung do bởi ánh rạng ngời của sự thật luân lý, các thánh tử đạo và cách chung, tất cả các thánh trong Gíao hội chiếu dọi ánh sáng vào hết thảy các giai đoạn lịch sử và lay gọi ở đó cảm thức luân lý. Làm chứng cho điều thiện không chút đễ giữ, các ngài trở thành lời quở trách sinh động đối với những ai vi phạm lề luật (x. Kn 2, 12) và các ngài mang lại cho lời của ngôn sức Isaia tính chất hiện đại thường rằng : “Vô phúc cho những ai gọi điều dữ là thiện và gọi điều thiện là dữ, cho những ai lấy bóng tối làm ánh sáng và lấy ánh sáng làm bóng tối, cho những ai lấy đắng cay làm dịu ngọt và lấy dịu ngọt làm đắng cay” (Is 5, 20).
Nếu tử đạo là chóp đỉnh trong việc làm chứng cho sự thật luân lý, một hình thức làm chứng mà số người được mời gọi tương đối ít, thì dầu vậy vẫn còn có một hình thức làm chứng khác cũng nhất quán mà tất cả mọi Kitô hữu đều phải sẵn sàng dấn bước mỗi ngày, ngay cả với giá của những khổ đau và những hy sinh cam go. Thật vậy, đối diện với rất nhiều khó khăn mà sự trung thành với cấp trật luân lý đòi phải đương đầu ngay cả trong những hòan cảnh thường tình nhất, người Kitô hữu được kêu mời để cùng với ân sủng Thiên Chúa đã van nài trong kinh nguyện đi vào một cuộc dấn thân đôi lúc can trường, nhờ sức nâng đỡ của nhân đức mạnh dạn – như lời thánh Grêgôriô Cả đã dạy – thậm chí giúp người Kitô hữu đạt tới chỗ “quý chuộng những gian khó ở đời này để được những phần thưởng vĩnh cửu” (146).
94. Các Kitô hữu không phải là đơn phương trong lĩnh vực làm chứng cho tính chất tuyệt đối của sự thiện luân lý : chứng từ của họ được củng cố nhờ vào cảm thức luân lý của các dân tộc và của các truyền thống tôn giáo và minh triết lớn bên Tây phương và Đông phương, trong đó chắc hẳn có sự hoạt động huyền nhiệm của Thần Khí Thiên Chúa. Có thể đem suy tư của nhà thơ latinh là Juvénal ra áp dụng cho mọi người : “Bạn hãy coi như là tội ác lớn lao nhất nếu bạn đặt mạng sống mình lên trên danh dự và nếu, vì quý trọng sự sống thể lý, bạn đành để mất lẽ sống” (147). Tiếng nói lương tâm luôn luôn nhắc nhở không chút mập mờ rằng có những sự thật và những giá trị luân lý đòi người ta phải ứng phó đến độ dám hy sinh mạng sống. Qua những lời lẽ được phát biểu nhằm bênh vực các giá trị luân lý và nhất là nơi nghĩa cử hy sinh mạng sống vì những giá trị luân lý. Giáo Hội nhìn nhận chứng từ nêu lên vì chân lý, một chân lý đã hiện diện trong công trình tạo dựng nhưng chiếu tỏa một cách rực rỡ trên dung nhan Đức Kitô, như thánh Giustinô đã viết : “Cứ mỗi lần các đồ đệ của những học thuyết khắc kỷ […] diễn giải về luân lý và chứng tỏ sự khôn ngoan do bởi hạt mầm Ngôi Lời tiềm tàng nơi toàn thể giống dòng nhân loại, chúng ta biết rằng họ đều đã bị ghét bỏ và giết hại” (148).
Những chuẩn mực luân lý phổ quát và bất biến nhằm phục vụ con người và xã hội.
95. Đã biết bao lần người ta hiểu lệch lạc về học thuyết của Giáo Hội và cách riêng về lập trường kiên quyết của Giáo Hội trong việc bảo vệ hiệu lực phổ quát và trường tồn của những mệnh lệnh ngăn cấm và các hành vi tự chúng là xấu, coi đó là dấu chỉ của một thái độ gắt gao bất khoan nhượng, nhất là trong những tình huống tối ư phức tạp và xung khắc trong đời sống luân lý của con người và xã hội ngày nay, một thái độ gắt gao không thể không tương phản với tính chất từ mẫu của Giáo Hội. Người ta cho rằng Giáo Hội thiếu thông hiểu và thiếu đồng cảm. Thế nhưng, thực ra tính chất từ mẫu của Giáo Hội không thể tách rời khỏi sứ mệnh giảng dạy mà Giáo Hội luôn phải chu toàn với tư cách là Hiền Thê trung tín của Đức Kitô Đấng tự thân là chân lý : “Là nhà giáo dục , Giáo Hội công bố chuẩn mực luân lý mà không biết nhàm chán… Giáo hội không phải là tác giả cũng không phải là trọng tài đóng vai phân xử trước một chuẩn mực như thế. Vì vâng phục chân lý là Đức Kitô, Đấng phản chiếu hình ảnh trong bản tính và trong phẩm giá của con người Giáo Hội diễn giải chuẩn mực luân lý và đề nghị chuẩn mực luân lý ấy cho hết thảy mọi người thiện chí mà không hề che dấu những đòi buộc về tính triệt để và về sự toàn bích phát xuất từ đó (149).
Thật vậy, sự thông hiểu đúng nghĩa và sự đồng cảm tự nhiên phải nói lên tình yêu đối với con người, đối với sự thiện đích thực và đối với tự do chính tông của con người. Một tình yêu như thế chắc hẳn không thể sống bằng cách che dấu hoặc tiết giảm sự thật luân lý với nhưng bằng cách đề nghị sự thật luân lý với ý nghĩa thâm sâu của nó là sự tỏa chiếu Khôn Ngoan vĩnh cửu của Thiên Chúa, đạt thấu chúng ta nơi Đức Kitô, với tầm vóc của nó về việc phục vụ con người, về sự tăng trưởng tự do của con người và về việc truy tầm hạnh phúc của con người (150).
Đồng thời việc trình bày sự thật luân lý một cách minh bạch và sít sao không thể bỏ qua thái độ tôn trọng sâu xa và chân thành bắt nguồn từ một tình yêu kiên nhẫn và tín thác, mà con người luôn luôn cần có trên suốt lộ trình luân lý thường phải cực nhọc vì những khó khăn, những yếu đuối và những tình huống xót xa. Không bao giờ được thoái thác nguyên tắc “chân lý và nhất quán, do đó Giáo Hội không chấp nhận gọi điều dữ là thiện và gọi điều thiện là dữ” (151). Giáo Hội còn phải luôn luôn để tâm sao cho không bẻ nát cây sậy bị gãy và không dập tắt tim đèn còn khói (x. Is 42, 3). Đức Phaolô VI đã viết : “Không giảm bớt học thuyết mang tính cứu độ của Đức Kitô một chút nào, đó là hình thức bác ái lớn lao đối với các linh hồn nhưng đồng thời luôn kèm theo đức kiên nhẫn và lòng nhân hậu như chính Đức Giêsu đã nêu gương khi đối xử với con người. Vốn đã đến không phải để xét đoán nhưng để cứu độ (x. Ga 3, 17), chắc hẳn Người cư xử gắt gao đối với điều dữ, nhưng từ ái đối với mọi người” (152).
96. Thái độ kiên quyết của Giáo Hội trong việc bảo vệ những chuẩn mực luân lý phổ quát và bất biến không hề gây nhục nhã. Thái độ ấy chỉ nhằm phục vụ tự do thật sự của con người: bởi vì không thể có tự do ở bên ngoài chân lý hoặc đối nghịch lại với chân lý, việc bảo vệ quyết liệt nghĩa là không ỡm ờ và không khoan nhượng, những đòi buộc tuyệt đối không thể thoái thác của phẩm giá con người phải được coi như là điều kiện và là phương thế để có được tự do.
Công việc phục vụ này của Giáo hội nhắm đến mỗi người, xét theo hữu thể và cuộc sống hoàn toàn độc đáo của từng người: chỉ bằng cách tuân phục những chuẩn mực luân lý phổ quát mà con người đạt được sự xác quyết tròn đầy về tính thống nhất của mình với tư cách là ngôi vị và về triển vọng có thể thật sự tấn tới trên bình diện luân lý. Cũng chính vì nguyên do này mà công việc phục vụ của Giáo Hội nhắm đến tất cả mọi người, đến các cá nhân nhưng còn đến cộng đoàn và tập thể với tư cách là tập thể. Thật ra, các chuẩn mực này tạo thành nền móng không chuyển lay và nguồn bảo đảm vững chắc cho sự chung sống công bằng và hòa bình của nhân loại, và bởi đó cho một nền dân chủ đích thực có thể nảy sinh và triển nở khởi từ sự bình đẳng của hết mọi thành phần, với quyền lợi và bổn phận ngang bằng nhau. Đối với các chuẩn mực luân lý nào là ngăn cấm điều dữ tự nó là dữ, không có đặc quyền cũng không có ngoại lệ cho bất cứ một ai cả. Cho dầu người ta là chủ nhân ông của thế giới hay người ta là kẻ cùng đinh trong số những người “khốn khổ” trên mặt đất này, vẫn không hề có sự khác biệt nào : trước những đòi buộc luân lý, tất cả chúng ta đều tuyệt đối bình đẳng với nhau.
97. Bởi thế chúng ta nhận ra ý nghĩa và sức mạnh vừa mang chiều kích bản thân vừa mang chiều kích xã hội của các chuẩn mực luân lý và trên tất cả, của các chuẩn mực luân lý tiêu cực nhằm ngăn cấm điều dữ : trong khi bênh vực phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người: các chuẩn mực luân lý còn giúp bảo toàn nền móng xã hội nhân loại, giúp cho sự phát triển của xã hội được thẳng đường ngay lối và được sai nở. Cách riêng, các giới răn trong bảng Thập Giới thứ hai, mà Đức Giêsu gợi nhắc cho người thanh niên trong Tin Mừng (x. Mt 19, 18), làm thành những qui tắc đầu tiên cho bất cứ đời sống xã hội nào.
Các giới răn này được phát biểu bằng những từ ngữ khái quát. Nhưng nhờ vào sự kiện “con người […] vốn là và phải là nguyên lý, chủ thể và cùng đích của tất cả mọi định chế xã hội” (153), chúng ta có thể xác định các giới răn ấy và có thể minh giải chúng trong một bộ luật ứng xử chi tiết hơn. Hiểu như thế, các qui tắc luân lý cơ bản của đời sống xã hội bao gồm những đòi buộc nhất định mà cả các chức quyền công cộng lẫn các công dân đều phải tuân hành. Bất kể những ý hướng, đôi khi ngay lành, và những hoàn cảnh, thường thường gay go, các nhà cầm quyền dân sự và các cá nhân riêng rẽ không bao giờ được phép vi phạm những quyền lợi cơ bản bất khả thay thế của con người. Chính vì thế mà chỉ một nền luân lý biết nhìn nhận các chuẩn mực có giá trị trong hết mọi thời và cho hết mọi người, không bao giờ miễn trừ, mới có thể bảo đảm cho những nền móng luân lý của cảnh sống liên đới hòa hợp, trên bình diện quốc gia hoặc quốc tế.
Luân lý và cuộc canh tân đời sống xã hội và chính trị
98. Đứng trước những hình thức nghiêm trọng gồm tệ nạn bất công xã hội và kinh tế hoặc tệ nạn tham nhũng chính trị mà nạn nhân là cả những dân tộc và những quốc gia trong toàn thể, có một phản ứng bất mãn đang trổi dậy từ rất đông những người bị vùi dập và bị miệt thị trong những nhân quyền cơ bản và có một niềm xác tín ngày càng lan rộng một cách mãnh liệt hơn về sự cần thiết phải có một cuộc canh tân triệt để và đặc trưng trên bình diện bản thân và xã hội hầu chắc chắn mang lại sự công bằng, tình liên đới, đức liêm khiết và sự trong suốt.
Con đường phải trải qua chắc hẳn lâu dài và cam go : những nỗ lực phải thực thi còn nhiều và đáng kể mới có thể khởi động cuộc canh tân này, nguyên chỉ vì những nguyên nhân đa phức và trầm trọng đang gây nên và kéo dài những tình cảnh bất công hiện nay trên thế giới. Thế nhưng, như lịch sử và kinh nghiệm của mỗi người dạy cho biết, chúng ta không phải khó khăn mới tìm ra được những nguyên nhân thuần túy “văn hóa”, nghĩa là những nguyên nhân gắn liền với một số quan niệm về nhân sinh, xã hội và thế giới. Thật ra, nơi tâm điểm của vấn đề văn hóa, có cái gọi là cảm thức luân lý vốn, đến lượt mình, đặt nền tảng trên cảm thức tôn giáo và được thể hiện trong đó (154).
99. Chỉ một mình Thiên Chúa, Sự Thiện tối thượng, mới là nền tảng bất khả chuyển lay và là điều kiện bất khả thay thế của đời sống luân lý, tức của các giới răn và đặc biệt của các giới răn tiêu cực vốn luôn luôn và trong mọi trường hợp ngăn cấm những hành vi bất khả dung hợp với phẩm giá của mỗi một con người. Như thế Sự Thiên tối thượng và điều thiện luân lý giao nhau trong chân lý, chân lý của Thiên Chúa Tạo Hóa và Cứu Chuộc, chân lý của con người được Thiên Chúa tạo dựng và được Thiên Chúa cứu chuộc. Chỉ trên chân lý ấy mới có thể xây dựng một xã hội đổi mới và mới giải quyết được những vấn đề phức tạp và gay cấn đang làm cho xã hội lung lay mà vấn đề số một là làm sao thắng vượt các thứ hình thức chuyên chế chủ nghĩa bị diệt mở lối cho tự do chính tông của con người. “Chủ nghĩa chuyên chế phát sinh từ hành động phủ nhận chân lý hiểu theo nghĩa khách quan : nếu không có chân lý siêu việt mà nhờ tuân phục nó con người có thể đạt tới căn tình tròn đầy của mình thì trong những tình cảnh này không tài nào có được một nguyên lý vững chắc để bảo đảm cho những mối quan hệ công bằng giữa con người với nhau. Những lợi ích của họ xét theo giới lớp, theo nhóm hoặc theo quốc gia không thể nào không đưa họ đến chỗ đối nghịch với nhau. Nếu chân lý siêu việt không được công nhận, sức mạnh của quyền lực sẽ thắng thế, và mỗi người sẽ có khuynh hướng sử dụng tận mức các phương tiện trong tầm tay, đẩy mạnh những lợi ích hoặc những quan điểm của mình, bất chấp quyền lợi của tha nhân… Như vậy phải xác định vị trí cho cội rễ của chủ nghĩa chuyên chế hiện đại ở nơi hành vi phủ nhận phẩm giá siêu việt của con người, là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình và để là như thế, do bởi chính bản chất của mình, là chủ thể của những quyền lợi mà con người không được quyền xâm phạm, cho dầu với tư cách cá nhân, nhóm, giới lớp, quốc gia hay Nhà Nước. Cũng không nhân danh đa số của một bộ phậm xã hội nào đó để làm điều ấy như thể dấy lên chống lại thiểu số để rồi loại họ ra ngoài lề, áp bức, khai thác hoặc tìm cách hủy diệt họ” (155).
Chính vì thế, mối liên kết không thể tách lìa giữa chân lý và tự do - là phản ảnh của mối liên kết thiết yếu giữa sự khôn ngoan và thánh ý của Thiên Chúa – mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con người trong khuôn khổ xã-hội-kinh-tế và xã-hội-chính-trị đúng như tinh thần học thuyết xã hội của Giáo Hội – học thuyết này “đi vào lãnh vực… thần học và đặc biệt thần học luân lý” (156) – và đúng như những gì mà học thuyết trình bày về các giới răn giúp điều chỉnh đời sống xã hội, kinh tế và chính trị, chẳng những trong những gì liên quan đến các thái độ tổng quát, nhưng cả trong những cách ứng xử và những hành vi cụ thể chính xác và nhất định.
100. Cũng vậy, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công giáo khẳng định rằng “trong địa hạt kinh tế, sự tôn trọng phẩm giá con người đòi buộc phải thực hành nhân đức tiết độ, để điều hòa sự gắn bó đối với của cải trần thế: nhân đức công bằng , để bảo toàn quyền lợi của tha nhân và để giao nhượng cho tha nhân những gì tha nhân đáng được hưởng : tình liên đới, hợp với lời chỉ dẫn của luật vàng và theo như sự hào phóng của Chúa là Đấng “vốn giàu sang đã hóa nên nghèo khó để lấy sự nghèo khó của Người mà làm giàu cho chúng ta” (2 Cr 8, 9)” (157) : tiếp đó, sách Giáo Lý trình bày một loạt những cách ứng xử và những hành vi làm tổn hại phẩm giá con người như : trộm cắp, cố tình cất giữ những của cải vay mượn hoặc những vật dụng thất thoát, gian lận trong thương mại (x. Đnl 25, 13-16), trả lương không công bằng (x. Đnl 24, 14-15; Gc 5,4), tăng giá với thái độ nhẫn tâm trên sự vô tri hoặc trên nỗi cơ cực của người khác (x. Am 8, 4-6), chiếm dụng và lấy làm của riêng những tài sản xã hội của một công trình nào đó, làm việc không đúng mức, gian lận thuế má, tráo trở trong những ngân phiếu và hóa đơn, chi tiêu thái quá, phung phí v.v. (158). Và còn nữa : “Giới răn thứ bảy nghiêm cấm những hành vi hoặc những công trình, vì bất cứ lý do nào hoặc ích kỷ hoặc ý thức hệ hoặc hám lợi hoặc chuyên chế, dẫn đến chỗ biến con người thành nô lệ , không màng tới phẩm giá con người, mua bán và hoán đổi con người như những mặt hàng. Đó là tội chống lại phẩm giá con người và chống lại những quyền lợi cơ bản của con người vì dùng bạo lực mà giản lược phẩm giá và những quyền lợi ấy thành giá trị để hưởng dùng hoặc thành đầu mối để trục lợi. Thánh Phaolô truyền lệnh cho người chủ Kitô hữu phải đối xử với nô lệ Kitô hữu của mình “không phải như người nô lệ, nhưng… như người anh em…, như một con người trong Chúa” (Plm 16)” (159).
101. Trong địa hạt chính trị, cần phải ghi nhận rằng tất cả những yếu tố như chân lý trong các mối quan hệ giữa những người bị trị với những người cai trị, sự trong suốt trong việc quản trị công cộng, thái độ chí công vô tư, sự tôn trọng đối với quyền lợi của các đối thủ chính trị, việc bảo toàn quyền lợi cho những người bị lên án trước những vụ xét xử hay những án lệnh sơ thẩm, việc sử dụng công bằng và liêm khiết những nguồn vốn công cộng, sự từ chối những phương tiện mờ ám hoặc bất hợp lệ hòng chiếm đoạt, gìn giữ và gia tăng quyền bính của mình, đều là những nguyên tắc thoạt tiên có cội rễ – cũng như, ngoài ra, mang tính khẩn thiết đặc biệt – ở nơi giá trị siêu việt của con người và ở nơi những đòi buộc luân lý khách quan của việc điều hành các Nhà Nước (160). Một khi người ta không tuân giữ những yếu tố trên, chính nền tảng của sự chung sống chính trị sẽ bị lung lay và dần dà toàn bộ đời sống xã hội sẽ bị lũng đoạn, đe dọa và suy thoái (x. Tv 14/13, 3-4; Kh 18, 2-3. 9-24). Trong nhiều quốc gia, sau sự sụp đổ của các ý thưc hệ nối liền chính trị với một quan niệm chuyên chế về thế giới – mà ý thức hệ đầu tiên là chủ nghĩa mác-xít – có một mối nguy không kém quan trọng hiện đang hình thành do tình trạng chối bỏ những nhân quyền cơ bản và do sự kiện nuốt trửng khát vọng tôn giáo trong khuôn khổ chính trị, một khát vọng tiềm tàng trong lòng mỗi người : đó là mối nguy có sự liên minh giữa nền dân chủ với chủ nghĩa tương đối về luân lý, một chủ nghĩa làm cho tình trạng chung sống giữa người dân với người dân chẳng còn một qui chiếu nào vững chắc về mặt luân lý và một cách triệt để hơn, bị tước đoạt mất khả năng đón nhận chân lý. Thật ra, “nếu không có một chân lý tột cùng nào để dẫn đường và định hướng cho hoạt động chính trị, các tư tưởng và các niềm xác tín sẽ dễ dàng bị khai thác nhằm phục vụ cho quyền bính. Một nền dân chủ mà thiếu những giá trị thì sẽ dễ dàng biến thành một chủ nghĩa chuyên chế công khai hoặc ngấm ngầm, như lịch sử từng minh chứng” (161).
Trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống bản thân, gia đình, xã hội và chính trị, nền luân lý – vốn đặt nền tảng trên chân ý và trong chân lý, mở rộng cửa đón nhận tự do chính tông – có thể nói, cung ứng một nguồn phục vụ độc đáo, bất khả thay thế, rất cao về giá trị, chẳng những cho cá nhân ngõ hầu con người tấn tới trong sự thiện, mà còn cho xã hội ngõ hầu xã hội thực sự phát triển.
Ân sủng và sự tuân phục Luật Thiên Chúa
102. Ngay cả trong những tình huống gay cấn nhất, con người cũng phải tuân giữ những chuẩn mực luân lý bằng cách tuân phục những giới răn thánh thiện của Thiên Chúa và sao cho phù hợp với phẩm giá của mình. Chắc hẳn sự hòa điệu giữa tự do và chân lý đôi khi đòi hỏi những hy sinh vượt mức bình thường và chỉ đạt được bằng một giá đắt đỏ, có khi đến độ tử đạo. Thế nhưng, đúng như kinh nghiệm thường nhật và phổ quát xác nhận, con người bị cám dỗ phá vỡ sự hòa điệu ấy : “Điều tôi muốn thì tôi không làm, còn điều tôi ghét thì tôi lại làm… Điều thiện mà tôi ao ước thì tôi không làm và điều dữ mà tôi không muốn thì tôi lại sai phạm” (Rm 7, 15-19).
Xét cho cùng, tình trạng chia rẽ nội tại của con người như thế do đâu mà có ? Con người khai mào lịch sử tội nhân của mình khi con người không còn nhìn nhận Chúa là Đấng Tạo Hóa của mình, và khi con người muốn tự mình quyết định lấy đâu là điều thiện và đâu là điều dữ, với một sự độc lập hoàn tòan . “Các ngươi sẽ nên giống Thiên Chúa, biết được điều thiện và điều dữ” (St 3, 5), mỗi cám dỗ đầu tiên là ở đó và từ đó vang vọng tất cả mọi cám dỗ khác, trong khi con người lại dễ nghiêng chiều hơn nữa về phía nhượng bộ do bởi những thương tích của cuộc sa ngã ban đầu.
Thế nhưng người ta có thể thắng vượt các mối cám dỗ và người ta có thể xa tránh các tội, bởi vì, cùng với các giới răn. Chúa Kitô ban cho chúng ta khả năng tuân giữ các giới răn : “Người đưa mắt nhìn về phía những kẻ kinh sợ Người. Người tự mình biết được tất cả mọi công nghiệp của loài người. Người đã không truyền lệnh cho một ai sống bất lương. Người đã không ban cho bất cứ ai quyền được phạm tội” (Hc 15, 19-20). Trong một số tình huống, tuân giữ Luật Thiên Chúa có thể là khó, rất khó, nhưng dầu vậy không bao giờ là không thể tuân giữ. Đó chính là giáo huấn thường rằng trong truyền thống Giáo hội mà Công Đồng Trentô diễn tả như sau : “Ngay cả khi đã được công chính hóa, không được tưởng rằng mình đã được phóng thích để khỏi phải tuân giữ các giới răn. Không ai được dùng công thức táo bạo và bị cấm chỉ sau đây , nếu dùng sẽ bị vạ tuyệt thông do các Đức Thánh Cha : con người đã được công chính hóa không thể nào tuân giữ nổi các giới răn của Thiên Chúa. “Bởi lẽ Thiên Chúa không truyền dạy những điều bất khả thi, ngược lại khi truyền dạy, Ngài mời bạn làm điều bạn có thể làm và cầu xin điều bạn không thể làm” và Ngài giúp bạn để bạn có thể làm. “Các giới răn của Ngài không đè nặng” (1 Ga 5, 3), “ách của Ngài thì êm ái và gánh của Ngài thì nhẹ nhàng” (x. Mt 11, 30)” (162).
103. Khoảng không gian thiêng liêng của niềm hy vọng luôn rộng mở đối với con người, với sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa và sự cộng tác của tự do nhân linh.
Chính ở nơi Thập giá cứu độ của Đức Giêsu, ở nơi ân huệ của Chúa Thánh Thần, ở nơi các bí tích nảy sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng của Đấng Cứu Chuộc (x. Ga 19, 34) mà người tín hữu tìm gặp được ân sủng và sức mạnh để luôn tuân giữ Lề Luật thánh thiện của Thiên Chúa, ngay cả trong những khó khăn nghiêm trọng nhất. Như Thánh An-rê thành Crète đã nói : “Bằng cách dùng ân sủng để làm cho Lề Luật nên sống động, Thiên Chúa đã bắt lề luật phải phục vụ ân sủng, với một sự ăn khớp hài hòa và sai nở, không trộn lẫn vào bên này những gì thuộc về bên kia, nhưng biến đổi một cách thật sự thần thiêng những gì là cơ cực, đọa đầy và không thể chịu nổi để làm cho chúng nên nhẹ nhàng và có khả năng giải thoát” (163).
Những khả năng “cụ thể” của con người chỉ có được ở trong mầu nhiệm Cứu Chuộc của Đức Kitô. “Thật là một sai lầm hết sức nghiêm trọng nếu từ đó mà kết luận rằng qui luật mà Giáo Hội giảng dạy tự nó chỉ là một “lý tưởng “, về sau còn cần phải thích nghi, sửa lại cho cân, xác định cấp độ, theo như người ta nói, tùy thuộc vào những khả năng cụ thể của con người, theo như “một sự cân bằng những điều thiện khác nhau được đặt ra”. Thế nhưng đâu là những “khả năng cụ thể của con người” ? và người ta đang đề cập đến những con người nào đây ? Tới con người bị chế ngự bởi lòng dục hay tới con người đã được Đức Kitô cứu chuộc ? Bởi vì đó chính là điều cần phải xét đến : thực thể của sự Cứu Chuộc do Đức Kitô. Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta ! Điều này có nghĩa là : Người đã tặng ban cho chúng ta khả năng thể hiện trọn vẹn sự thật của hữu thể chúng ta: Người đã giải thoát tự do của chúng ta khỏi ách thống trị của lòng dục. Và nếu như một khi đã được cứu chuộc con người vẫn còn phạm tội, thì đó không phải do hành vi cứu chuộc của Đức Kitô là bất toàn, nhưng do con người có ý muốn tách mình ra khỏi dòng ân sủng phát sinh từ hành vi ấy. Giới răn của Thiên Chúa chắc chắn cân xứng với những năng lực của con người, nhưng với những năng lực của con người đã được ban tặng Thánh Thần, của một con người nếu như có vấp ngã trong tội thì vẫn luôn có thể đạt được ơn tha thứ và vẫn luôn có thể hưởng nhờ sự hiện diện của Thần Khí” (164).
104. Chính trong bối cảnh này có sự mở ngõ đúng mức vào lượng từ ái của Thiên Chúa dành cho tội nhân biết hoán cải vào niềm thông hiểu đối với sự yếu đuối của con người. Niềm thông hiểu này không bao giờ có nghĩa là thoái nhượng hoặc cân đo một cách sai lạc điều thiện và điều dữ để thích nghi với các hoàn cảnh. Được kể là thái độ nhân bản nếu con người sau khi phạm tội biết nhìn nhận sự yếu đuối của mình và cấu xin lượng từ ái đối với lỗi phạm của mình, trong khi đó thì ngược lại, không thể nào là thái độ có thể chấp nhận nếu con người lấy sự yếu đuối của mình để dùng làm tiêu chuẩn đo lường chân lý về điều thiện, sao cho có thể cảm thấy mình biện minh cho mình là đủ, không còn cần phải nại đến Thiên Chúa và lượng từ ái của Ngài. Thái độ thứ hai này làm băng hoại nền luân lý của toàn thể xã hội, bởi vì nó dạy phải nghi ngờ về tính khách quan của lề luật luân lý nói chung và phải từ chối tính chất tuyệt đối của những lệnh cấm luân lý liên quan tới những hành vi nhân linh nhất định, và cuối cùng nó sẽ xáo trộn hết mọi phán đoán về giá trị.
Ngược hẳn với thái độ trên, chúng ta phải đón nhận sứ điệp được chuyển đến cho chúng ta qua dự ngôn người biệt phái và người thu thuế trong Tin Mừng (x. Lc 18, 9-14). Người thu thuế có lẽ cũng biện minh đôi điều về những tội mình đã phạm, nhằm giảm bớt trách nhiệm của mình. Dầu vậy người này không dừng lại ở những lời biện minh ấy trong khi cầu nguyện, nhưng đã dừng lại ở nơi tình trạng bất xứng của mình trước sự thánh thiện vô biên của Thiên Chúa : “Lạy Thiên Chúa tôi, xin dủ lòng thương tôi là kẻ có tội !” (Lc 18, 13). Còn người biệt phái thì ngược lại đã tự mình biện minh cho mình và hẳn đã tìm đủ lý lẽ để bào chữa cho từng sai sót của mình. Như vậy chúng ta đối đầu với hai thái độ khác nhau nơi lương tâm luân lý của con người thuộc mọi thời đại. Người thu thuế nêu dẫn cho chúng ta một lương tâm “thống hối” với ý thức tròn đầy về bản tính mỏng manh của mình và với sự nhìn nhận nơi những sai sót của mình, bất kể những biện minh chủ quan, niềm xác quyết về sự kiện này là mình cần ơn cứu chuộc. Người biệt phái nêu dẫn một lương tâm “thỏa mãn về chính mình”, với ảo tuởng rằng mình có thể tuân giữ lề luật mà không cần sự trợ giúp của ân sủng và với niềm thâm tín rằng mình chẳng cần đến lượng từ ái.
105. Mọi người đều được yêu cầu phải cảnh giác cao độ để không bị thấm nhiễm thái độ biệt phái là thái độ tự hào loại bỏ tâm tình về giới hạn của mình và về tội của mình, thái độ ấy ngày nay được biểu lộ một cách đặc biệt bằng tham vọng đem chuẩn mực luân lý thích nghi với những năng lực của mình, với những lợi ích riêng của mình, thậm chí đến chỗ từ bỏ luôn cả khái niệm chuẩn mực. Ngược lại, chấp nhận tình trạng “bất cân xứng” giữa lề luật với những năng lực của con người, nghĩa là những năng lực chỉ bao gồm những sức mạnh luân lý của con người một khi bị bỏ mặc tự mình, thì sẽ khơi dậy lòng khao khát ân sủng và sẽ ứng phó sẵn sàng để đón ân sủng. Thánh Phaolô tự hỏi : “Ai sẽ giải thoát tôi cho khỏi thân xác bằng xô đẩy tôi vào cái chết này ?”. Thánh nhân trả lời bằng một câu tuyên xưng vui tươi và tri ân : “Xin tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta !” (Rm 7, 24-25).
Chúng ta gặp lại cùng một tâm thái ấy trong lời cầu nguyện của thánh Ambrôsiô thành Milanô :
Con người là chi nếu Người không thăm viếng ? Xin Người đừng quên kẻ yếu đuối. Lạy Chúa, xin Người nhớ lại Người đã dựng nên con yếu đuối: xin Người nhớ lại Người đã tác tạo nên con từ tro bụi. Làm sao con có thể đứng vững nếu Người không luôn để tâm làm cho bùn đất là chính con được nên cứng cáp, nếu Người không để cho dung nhan Người mang lại sức mạnh cho con ? “Chúa ẩn mật đi, chúng con rụng rời kinh hãi” (Tv 104/ 103, 29) : con thật khốn khổ nếu Người đưa mắt nhìn con ! Người sẽ chỉ thấy nơi con toàn là những hậu quả của lỗi lầm con: bị Thiên Chúa bỏ rơi thì đã đành rồi nhưng được Ngài ngắm nhìn cũng chẳng ích lợi chi, bởi vì chúng con xúc phạm đến Ngài. Dầu vậy, chúng con có quyền tin rằng Ngài không ruồng rẫy những kẻ Ngài xem thấy và Ngài thanh tẩy những kẻ Ngài đưa mắt nhìn. Trước mặt Người, bừng cháy lên ngọn lửa có sức thiêu đốt tội lỗi (x. Ge 2, 3)” (165).
Luân lý và công cuộc phúc âm hóa mới
106. Công cuộc phúc âm hóa được kể là thách đố mãnh liệt nhất và hào hùng nhất mà Giáo Hội được kêu mời đảm nhận ngay tự buổi đầu. Thật ra, thách đố này không do nơi những tình huống xã hội và văn hóa mà Giáo Hội gặp phải theo dòng lịch sử cho bằng do nơi mệnh lệnh của Đức Giêsu Kitô phục sinh là mệnh lệnh xác định ngay cả lý do hiện hữu cho Giáo hội : “Anh em hãy đi khắp thế giới, hãy công bố Tin Mừng cho hết mọi tạo vật” (Mc 16, 15).
Thế nhưng thời đại chúng ta đang sống, ít ra nơi nhiều dân tộc, đúng hơn phải nói là thời đại của một thách đố dữ dội đối với công cuộc “phúc âm hóa mới”, nghĩa là đối với việc loan báo Tin Mừng ngày càng mới mẻ hơn và ngày càng cưu mang nhiều tính chất mới mẻ hơn, một công cuộc phúc âm hóa phải là “mới về mặt khí thế, về những phương pháp, về lề lối diễn đạt” (166). Hiện tượng phi Kitô hóa vốn đang tác hại đến những cộng đoàn và những dân tộc xưa kia dạt dào đức tin và tràn đầy sức sống Kitô hữu chẳng những đương nhiên dẫn đến tình trạng mất đức tin hoặc, ít nhất, tình trạng đức tin trở thành vô nghĩa trong cuộc sống, nhưng còn dẫn đến, một cách nhất thiết, tình trạng suy thoái và lu mờ của cảm thức luân lý : sở dĩ như thế là bởi vì tính chất độc đáo của nền luân lý Tin Mừng không còn được cảm nhận nữa, hay bởi vì các giá trị và cả các nguyên tắc luân lý cơ bản đều bị xóa bỏ. Những trào lưu duy chủ quan, duy lợi ích và duy tương đối, hiện nay đã phổ biến một cách rộng rãi, không còn được coi một cách đơn giản như là những lập trường thực dụng, như là những nét phong hóa, nhưng như là những quan điểm chắc nịch về phương diện lý thuyết và đòi phải được mặc cho tính chất hợp pháp trọn vẹn về mặt văn hóa và xã hội.
107. Công cuộc phúc âm hóa – và ở đây là công cuộc “phúc âm hóa mới” – vừa bao gồm sự loan báo lẫn sự đề nghị về luân lý. Chính Đức Giêsu, trong khi rao giảng về Nước Thiên Chúa và về tình yêu cứu độ, đã gióng tiếng kêu mời niềm tin và sự hoán cải (x. Mc 1, 15). Còn Thánh Phêrô, cùng với các Tông Đồ khác, khi loan báo sự phục sinh từ cõi chết của Đức Giêsu Nazaret, thì đề nghị một đời sống mới, một con đường phải theo đuổi để làm môn đệ của Đấng Phục Sinh (x. Cv 2, 37-41 : 3. 17-20).
Cũng như đối với các chân lý đức tin và còn hơn thế nữa, công cuộc phúc âm hóa mới, trong khi đề nghị những nền móng và nội dung của nền luân lý Kitô giáo, luôn chứng tỏ tính chính tông của mình và đồng thời thi thố hết tất cả sức mạnh truyền giáo của mình vì chẳng những được thực hiện nhờ vào ơn công bố lời nhưng còn nhờ vào lời được áp dụng bằng cuộc sống. Một cách đặc biệt, chính nhờ cuộc sống trong sự thánh thiện vốn chói ngời nơi nhiều thành phần dân Chúa, những thành phần khiêm hạ và thường ẩn khuất dưới con mắt người đời, mà chúng ta có được phương thế đơn giản nhất và lôi cuốn nhất để nhờ đó mà có thể tức khắc cảm nhận vẻ đẹp của chân lý, cảm nhận sức mạnh giải thoát của tình yêu Thiên Chúa, cảm nhận giá trị của sự trung thành vô điều kiện đối với tất cả những đòi buộc của Luật Chúa, ngay cả trong những trường hợp gay go nhất. Chính và thế mà, với sự khôn ngoan trong lãnh vực sư phạm luân lý. Giáo Hội đã luôn mời gọi các tín hữu hãy kiếm tìm và gặp thấy nơi các thánh nam và thánh nữ, trước hết nơi Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, mẫu mực, sức mạnh và niềm vui để sống một cuộc đời trung thành với các giới răn của Thiên Chúa và với các Mối Phúc Thật của Tin Mừng.
Đời sống của các thánh, phản ảnh lòng Thiên Chúa nhân hậu – Đấng “duy nhất Tốt Lành” – chẳng khác nào một lời tuyên xưng đức tin thực sự và một động cơ khích lệ để đức tin được truyền đạt cho người khác, đồng thời chẳng khác nào một sự tôn vinh Thiên Chúa và tôn vinh sự thánh thiện vô biên của Ngài. Như thế nhờ đời sống thánh thiện, bộ ba chức vụ ngôn sứ, tư tế và vua làm thành một khối duy nhất được ban cho mỗi một Kitô hữu vào ngày tái sinh bởi “nước và Thánh Thần” đạt tới mức biểu hiện và ứng dụng một cách trọn vẹn (Ga 3, 5). Đời sống luân lý của Kitô hữu mang giá trị của một “phượng tự thiêng liêng” (Rm 12, 1 : x. Ph 3, 3), được kín múc và nuôi dưỡng nơi nguồn mạch và tôn vinh khôn vời của Thiên Chúa, là các bí tích, đặc biệt bí tích Thánh Thể; quả vậy, khi thông phần vào hy lễ của Thập Gía, người Kitô hữu kết hợp với tình yêu hiến dâng của Đức Kitô, người Kitô hữu đủ sức và được nhập cuộc để sống cùng một tình yêu ấy qua mọi thái độ và mọi hành vi ứng xử trong đời mình. Trong đời sống luân lý, người ta còn nhận thấy việc phục vụ của Kitô hữu với tư cách là vua được thi thố : càng tuân phục Luật mới của Thánh Thần với sự trợ giúp của ân sủng, người Kitô hữu càng lớn lên trong tự do mà mình vốn đã được mời gọi tiến vào khi phục vụ luân lý, bác ái và công bằng.
108. Nơi nguồn cội của công cuộc phúc âm hóa mới và của đời sống luân lý mới mà công cuộc phúc âm hóa đề nghị và khơi dậy với những hoa trái của sinh hoạt truyền giáo và của sự thánh thiên, có Thần Khí của Đức Kitô, nguyên lý và sức mạnh cho sự sai nở của Mẹ Thánh Giáo Hội như Đức Phaolô VI gợi nhắc cho chúng ta :”Công cuộc phúc âm hóa sẽ không bao giờ là khả thi nếu không có hoạt động của Chúa Thánh Thần” (167). Như thế, chính do bởi Thần Khí của Thiên Chúa, được đón nhận trong con tim khiêm hạ và ngoan ngùy của người tín hữu, mà chúng ta có được sự triển nở của đời sống luân lý và có được chứng từ cho sự thánh thiện trong những ơn gọi rất dị biệt, những tài năng, những trách nhiệm và những điều kiện sinh sống hoặc tình huống : như Novatian đã từng giúp nhận xét đồng thời biểu lộ qua đó đức tin chính tông của Giáo Hội, đó chính là Chúa Thánh Thần. “Đấng đã củng cố tâm hồn và trí óc của các môn đệ, đã vén mở cho họ những mầu nhiệm Tin Mừng, đã làm rực sáng lên nơi họ ánh sáng của những sự việc thần thiêng, được tăng cường sức mạnh như thế, họ đã vì danh Chúa mà không sợ tù ngục và xiềng xích : ngược lại, họ còn khinh chê cả những quyền lực và những kiểu tra tấn ở đời này, vì từ nay đã được trang bị và được bổ sức nhờ Ngài : họ có được nơi chính mình những ơn mà cùng một Thần Khí ấy phân phối và trao gởi cho Giáo Hội, Hiền Thê của Đức Kitô, tựa như những hạt ngọc. Qủa vậy, chính Ngài là Đấng, trong Giáo Hội, cắt đặt các ngôn sức, dạy dỗ các tiến sĩ, hướng dẫn lời, làm những dấu lạ và chữa bệnh, thực hiện những điều kỳ diệu, ban cho ơn phân định các thần linh, qui gán những trọng trách cai quản gợi hứng cho những quyết định, đặt vào đúng chỗ và điều hành tất cả mọi đặc sủng khác, và bằng cách ấy mang lại cho Giáo Hội của Chúa mức trọn hảo và thành toàn khắp mọi nơi và về mọi phương diện” (168).
Giờ đây, tùy thuộc vào hoạt động của Chúa Thánh Thần và trong khuôn khổ của công cuộc phúc âm hóa mời vốn nhắm mục tiêu làm trổ sinh và dưỡng nuôi “đức tin tác động nhờ đức ái” (Gl 5, 6), chúng ta có thể hiểu được, trong Giáo Hội, cộng đoàn các tín hữu, đâu là vị thế xứng hợp dành cho công cuộc tư duy về đời sống luân lý mà thần học cần phải hướng dẫn, cũng như chúng ta có thể giới thiệu về sứ mệnh và trách nhiệm đặc thù của các nhà thần học luân lý.
Dịch vụ của các nhà thần học luân lý
109. Toàn thể Giáo Hội đều được mời gọi bắt tay vào công cuộc phúc âm hóa và vào việc làm chứng cho một đời sống đức tin, bởi lẽ Giáo hội thông chia chức vụ ngôn sứ (munus propheticum) của Chúa Giêsu nhờ ơn của Thần Khí Người. Nhờ vào sự hiện diện liên lỉ của Thánh Thần chân lý trong Giáo hội (x. Ga 14, 16-17), “tập hợp các tín hữu, vốn đã lãnh nhận việc xức dầu từ nơi Đấng Thánh (x. 1Ga 2, 20-27), không thể nào sai lầm trong đức tin: ơn riêng mà họ sở hữu này, họ biểu lộ bằng phương thế cảm thức siêu nhiên về đức tin là cảm thức của dân Chúa trong toàn thể, mỗi khi. “từ các giám mục cho chí các tín hữu giáo dân rốt cùng”, họ dành cho các châ lý liên quan đến đức tin và phong hóa một sự đồng tình phổ quát” (169).
Để chu toàn sứ mệnh ngôn sứ, Giáo Hội phải không ngừng kích thích và “khơi thắm lại” đời sống đức tin của mình (x. 2Tm 1, 6), đặc biệt bằng một công cuộc tư duy ngày càng thâm sâu hơn, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, về nội dung của chính đức tin. Một cách đặc loại, “ơn gọi” của thần học gia trong Giáo Hội là nhằm phục vụ việc “người tín hữu truy tìm sự hiểu biết cho đức tin”: “Trong số những ơn gọi được Thần Khí khơi dậy như thế trong Giáo Hội – đây là điều chúng ta đọc thấy trong Huấn Thị Donum veritatis – ơn gọi của thần học gia có phần nổi bật và thần học gia, một cách đặc biệt, có nhiệm vụ cùng hiệp thông với Huấn Quyền để đạt tới một sự hiểu biết ngày càng sâu rộng hơn về Lời Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh đã được linh ứng và đã được Truyền Thống sống động của Giáo Hội lưu truyền. Do tự bản chất của nó, đức tin hướng đến sự hiểu biết, bởi vì đức tin mở cửa của cho con người bước vào chân lý liên quan đến vận mệnh của mình và bước vào con đường để đạt tới vận mệnh ấy. Cho dẫu luân lý mạc khải vượt lên trên lời lẽ của chúng ta, và cho dầu mọi khái niệm của chúng ta đều bất toàn trước sự cao cả của chân lý với tầm vóc viên mãn muôn trùng (x. Ep 3, 19), chân lý vẫn mời gọi lý trí chúng ta – lý trí chúng ta là ơn Thiên Chúa ban để nhận thức luân lý – tiến bước vào trong ánh sáng của nó và nhờ đó trở nên đủ sức hiểu được trong một mức độ nào đó điều mà mình tin. Với công việc truy tìm sự hiểu biết cho đức tin để đáp lại tiếng của Chân lý hằng cất lên gọi mời, khoa học thần học giúp cho dân Chúa, dựa theo giới răn tông truyền (x. 1Pr 3, 15), bày tỏ niềm trông cậy của mình cho những ai yêu cầu” (170).
Để xác định căn tính và, do đó, để khởi động sứ mệnh đặc thù của thần học, điều cốt yếu là phải nhìn nhận mối dây liên kết mật thiết và sống động giữa thần học với Giáo Hội, với mầu nhiệm của Giáo Hội, với đời sống và sứ vụ của Giáo Hội : “Thần học là một khoa học mang chiều kích Giáo Hội, bởi vì thần học tăng trưởng trong Giáo Hội và tác động trên Giáo Hội… Thần học nhằm phục vụ Giáo Hội và như thế thần học phải tự cảm thấy mình được lồng vào trong sứ vụ của Giáo Hội một cách năng động, đặc biệt trong sứ vụ ngôn sứ” (171). Với bản chất và với guồng năng động như trên, thần học chính tông chỉ có thể triển nở và phát huy nhờ vào sự thông phần với và “thuộc về” Giáo Hội xét như là “cộng đoàn đức tin” với một thái độ thâm tín và có trách nhiệm, cũng như chính Giáo Hội và đời sống Giáo Hội trong đức tin được hưởng nhờ những thành quả của công trình nghiên cứu và đào sâu thần học.
110. Điều đã được phát biểu về thần học nói chung thì cũng có thể và phải được lặp lại đối với thần học luân lý, được xét đến trong tính chất chuyên biệt của nó là tư duy một cách khoa học về Tin Mừng xét như là hồng ân và là mệnh lệnh sống đời sống mới, về đời sống “dựa theo chân lý và trong đức ái” (Ep 4, 15), về đời sống nên thánh của Giáo Hội, trong đó chói ngời chân lý về điều thiện được đẩy mạnh tới mức trọn hảo. Trong lãnh vực đức tin, và một cách không thể tách rời, cả trong lãnh vực luân lý. Huấn Quyền của Giáo Hội can thiệp vào với trách vụ “nhờ những phán đoán mang tính chuẩn mực hầu giúp cho lương tâm các tín hữu, phân định xem đâu là những hành vi tự chính phù hợp với những đòi buộc của đức tin và đâu là những hành vi thăng tiến sự biểu hiện đức tin trong cuộc sống và đâu là những hành vi ngược lại, do bởi mãnh lực xấu nội tại, không thể dung hợp với những đòi buộc ấy” (172). Trong khi rao giảng những giới răn của Thiên Chúa và đức ái của Chúa Kitô. Huấn Quyền của Giáo Hội cũng dạy dỗ cho các tín hữu những mệnh lệnh đặc thù và chuyên biệt, và Huấn Quyền của Giáo Hội yêu cầu các tín hữu phải lấy lương tâm mà coi các giới răn và mệnh lệnh ấy là bó buộc về mặt luân lý. Ngoài ra Huấn Quyền nắm giữ một vai trò quan trọng về mặt cảnh giác, để rồi kêu gọi các tín hữu phải canh chừng trước sự hiện diện của nhiều sai lầm có nguy cơ xẩy đến ngay cả khi đó chỉ là những sai lầm mặc nhiên, khi mà lương tâm của các tín hữu không đủ tấm mức để nhận ra sự chuẩn xác và chân lý của các qui tắc luân lý mà Huấn Quyền giảng dạy.
Chính trong địa hạt này mà có can dự vai trò chuyên biệt của những người giảng dạy thần học luân lý trong các chủng viện và trong các phân khoa thần học do sự ủy thác của các mục tử hợp pháp. Họ có bổn phận nghiêm trọng là phải giáo huấn các tín hữu – đặc biệt các mục tử tương lai – về tất cả những giới răn và tất cả các chuẩn mực thực hành mà Giáo Hội dùng quyền để xướng (173). Mặc cho những giới hạn có thể có trong những chứng minh mang chiều kích nhân linh mà Huấn Quyền trình bày, các nhà thần học luân lý vẫn được mời gọi đào sâu những hành động lực đã dẫn đến các lời giáo huấn của Huấn Quyền, nêu bật những nền móng của các mệnh lệnh Huấn Quyền đưa ra và nêu bật tính chất bó buộc của các mệnh lệnh ấy bằng cách dẫn giải về những mối dây liên kết các mệnh lệnh ấy lại với nhau và về mối tương quan giữa các mệnh lệnh ấy với cùng đích tối hậu của con người (174). Bổn phận của các nhà thần học luân lý là phải trình bày học thuyết của Giáo Hội và trong khi thi hành thừa tác vụ, phải nêu gương về một thái độ qui phục chân thành, bên trong và bên ngoài, đối với giáo huấn của Huấn Quyền trong lãnh vực tin lý và trong lãnh vực luân lý (175). Vận dụng toàn bộ năng lực của mình để cộng tác với Huấn Quyền phẩm trật, các nhà thần học phải quyết tâm ngày càng làm sáng tỏ hơn những nền tảng Thánh Kinh, những ý nghĩa luân lý và những động cơ về mặt nhân học, là những yếu tố chống đỡ học thuyết luân lý và nhân sinh quan mà Giáo Hội đề nghị.
111. Những dịch vụ mà các nhà thần học luân lý được mời gọi cung ứng vào thời buổi hiện nay mang tầm quan trọng hàng đầu, chẳng những đối với đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, mà còn đối với xã hội và đối với nền văn hóa nhân linh. Trong một mối liên kết chặt chẽ và sống còn với thần học Thánh Kinh và thần học tin lý, các nhà thần học luân lý có trách nhiệm dùng tư duy khoa học của mình để nêu rõ “khía cạnh năng động là khía cạnh của lời đáp trả mà con người phải thực thi trước lời mời gọi của Thiên Chúa bằng cách tấn tới trong tình yêu giữa lòng cộng đoàn cứu độ. Nhờ đó thần học luân lý sẽ đạt được chiều kích thiêng liêng nội tại hợp với đòi hỏi của sự phát huy trọn vẹn hình ảnh Thiên Chúa (imago Del) vốn cư trú trong con người và sẽ đạt được tiến bộ thiêng liêng mà ngàng khổ chế và ngành thần bí Kitô giáo mô tả” (176).
Ngày nay, chắc hẳn thần học luân lý và giáo huấn của thần học luân lý đang phải đối đầu với nhiều khó khăn đặc biệt. Bởi lẽ luân lý của Giáo Hội nhất thiết bao gồm một chiều kích chuẩn mực, người ta không thể nào giản lược thần học luân lý thành một thứ kiến thức được dồi mài trong một khuôn khổ duy nhất gọi là các khoa học nhân văn. Trong khi các khoa học nhân văn đề cập tới hiện tượng đời sống luân lý như là một dữ kiện lịch sử và xã hội, thần học luân lý tuy vẫn phải sử dụng những khoa học về con người và về thiên nhiên vẫn không vì thế mà phải lụy phục các hệ quả của công việc quan sát duy nghiệm và duy hình thức hoặc của công việc chú giải theo hiện tượng luận. Thật ra, sự thích ứng của các khoa học nhân văn trong thần học luân lý phải luôn được thẩm định tùy theo vấn nạn chủ chốt này : điều thiện hoặc điều dữ là gì ? Phải làm gì để đạt được sự sống vĩnh cửu ?
112. Bởi thế nhà thần học luân lý phải thực hiện một cuộc phân định chăm chú trong khuôn khổ của nền văn hóa hiện đại vốn cốt yếu mang chiều kích khoa học và kỹ thuật, một nền văn hóa rất dễ rơi vào những nguy cơ của chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa duy nhiệm. Về phương diện thần học, các nguyên tắc luân lý không lệ thuộc vào thời khắc lịch sử mà chúng được khám phá. Lại nữa, nếu như có một số tín hữu hành động mà không tuân theo giáo huấn của Huấn Quyền hoặc nếu như một lối xử sự đã được các vị mục tử của họ tuyên bố là ngược với Luật Thiên Chúa mà họ lại lầm lạc mà cho là chính đáng xét theo luân lý, sự kiện ấy vẫn không thể nào là một lý chứng có giá trị để bác bỏ chân lý của các chuẩn mực luân lý mà Giáo Hội dạy. Sự khẳng định những nguyên tắc luân lý không phát sinh từ những phương pháp duy nghiệm và duy hình thức. Không bài xích hiệu năng của các phương pháp ấy, nhưng cũng không giới hạn tầm nhìn của mình ở những phương pháp ấy, thần học luân lý, luôn trung hành với cảm thức siêu nhiên của đức tin, sẽ đề cao trước hết chiều kích thiêng liêng của trái tim nhân linh và ơn gọi của trái tim ấy trước tình yêu thần thiêng.
Quả vậy, trong khi các khoa học nhân văn, cũng như tất cả mọi khoa học thực nghiệm, khai triển một quan niệm duy nghiệm và cố định về “mực độ thông thường” (normalité), đức tin dạy rằng mực độ thông thường ấy lại mang lấy nơi chính mình những vết tích do cuộc sa ngã của con người so với tình trạng nguyên thủy của nó, nghĩa là mực độ thông thường đã bị tội đả thương. Chỉ có đức tin Kitô giáo mới chỉ dẫn cho con người lối nẻo để quay về với “nguyên thủy” (x. Mt 19, 8), một lối nẻo thường rất khác với lối nẻo của mực độ thông thường duy nghiệm. Hiểu như thế, mặc dầu những nhận thức mà các khoa học nhân văn mang lại có giá trị rất cao, các nhà khoa học nhân văn vẫn không thể nào được coi là đóng vai chỉ dẫn rõ rệt cho các chuẩn mực luân lý. Chính Tin Mừng vén mở chân lý toàn vẹn về con người và về lộ trình luân lý của con người, và chính Tin Mừng nhờ đó soi sáng và cảnh tỉnh các tội nhân bằng cách loan báo cho các tội nhân lượng từ ái của Thiên Chúa. Đấng không ngừng hoạt động để gìn giữ họ khỏi nỗi thất vọng vì không thể hiểu biết và tuân giữ Luật Thiên Chúa và cũng để gìn giữ họ khỏi cao vọng cho rằng mình có thể tự cứu thoát mà không cần công nghiệp. Tin Mừng cũng đồng thời nhắc nhở cho các tội nhân về niềm vui được ơn tha thứ vì chỉ có ơn tha thứ mới mang lại sức mạnh để nhận ra ở nơi lề luật luân lý một chân lý có sức giải thoát một ân phúc cưu mang hy vọng, một đường nẻo dẫn đến sự sống.
113. Khi được đem ra giảng dạy, học thuyết luân lý giả thiết rằng các trách nhiệm trí thức, thiêng liêng và mục vụ đều đang được đảm nhận một cách có ý thức. Chính vì thế khi chấp nhận trọng trách giảng dạy học thuyết của Giáo Hội các nhà thần học luân lý có bổn phận nghiêm trọng phải huấn luyện cho các tín hữu biết phân định luân lý, biết dấn thân cho sự thiện đích thực và biết chạy đến ân sủng của Thiên Chúa với lòng tín thác.
Nếu như những đồng qui và những xung khắc về quan niệm có thể là những biểu hiện bình thường của đời sống công cộng trong khuôn khổ của một nền dân chủ gồm những đại biểu, học thuyết luân lý chắc chắn không thể nào chỉ tùy thuộc vào một tiến trình dàn xếp : thật ra, học thuyết luân lý không hề được thiết lập bằng cách áp dụng những qui luật và những thể thức của một cuộc trưng cầu ý dân theo kiểu dân chủ. Nếu được dệt nên do những bài xích có suy tính và do những cuộc bút chiến, nếu được bày tỏ bằng cách sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội, thái độ bất đồng sẽ đi ngược lại với mối dây hiệp thông Giáo Hội và sẽ chứng tỏ rẳng không có sự hiểu biết ngay chính về hiến chế phẩm trật của Dân Chúa. Không thể nào công nhận nơi sự đối kháng chống lại giáo huấn của các mục tử một hình thức biểu lộ chính đáng của tự do Kitô hữu hoặc của tính chất dị biệt nơi các ơn của Thần Khí. Trong trường hợp này, các mục tử có bổn phận hành động sao cho phù hợp với sứ mệnh tông đồ của mình, phải đòi hỏi cho luôn có được sự tôn trọng đối với quyền của các tín hữu, là quyền được lãnh nhận học thuyết công giáo một cách tinh tuyền và toàn vẹn : “Không bao giờ quên rằng mình cũng là thành phần của Dân Chúa, thần học gia phải tôn trọng dân Chúa và phải để tâm cống hiến cho dân Chúa một nền giáo huấn không làm tổn hại chút nào đến học thuyết đức tin” (177).
Trách nhiệm mục tử của chúng ta
114. Chính các mục tử, với một tước hiệu riêng biệt, được giao phó trách nhiệm đối với đức tin của Dân Chúa và đối với đời sống Kitô hữu của Dân Chúa, theo như Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở : “Trong số những trách vụ chính yếu của các giám mục,. trách vụ rao giảng Tin Mừng nằm ở hàng đầu. Các giám mục thật ra là những phát ngôn viên của đức tin vốn làm công việc dẫn đến với Chúa Kitô những môn đồ mới; các ngài là những tiến sĩ chính tông, nghĩa là được trao tặng quyền uy của Chúa Kitô, và các ngài rao giảng cho đoàn dân được ký thác cho mình về đức tin vốn chỉnh đốn tư tưởng và hạnh kiểm của chính các ngài, các ngài làm cho đức tin ấy tỏa chiếu dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, các ngài rút tỉa cái mới và cái cũ ra từ kho tàng Mạc Khải (x. Mt 13, 52), làm cho đức tin trổ sinh hoa trái, chú tâm gạt bỏ những sai lầm đang đe dọa đoàn chiên của các ngài (x. 2Tm 4, 1-4)” (178).
Bổn phận chung của chúng ta và hơn nữa, ân sủng chung của chúng ta, đó là giảng dạy cho tín hữu, với tư cách là mục tử và giám mục trong Giáo Hội, về những gì đưa dẫn họ tiến đến Thiên Chúa, như ngày nào Chúa Giêsu đã thực hành với người thanh niên trong Tin Mừng. Để đáp lại câu hỏi của người thanh niên : “Tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ?”. Đức Giêsu đã đưa người thanh niên quay về với Thiên Chúa, Đấng là Chủ Tế của công trình tạo dựng và của Giao Ước; Đức Giêsu đã nhắc lại cho người thanh niên những giới răn luân lý đã có sẵn trong Cựu Ước: Người đã nêu lên tinh thần và tính chất triệt để của các giới răn bằng cách mới người thanh thiên cất bước theo người trong sự nghèo khó, khiêm nhượng và yêu thương : “Hãy đến và hãy nối gót theo Ta !”. Chân lý của học thuyết này đã được đóng ấn trong máu của Đức Kitô trên Thập Gía : chân lý ấy, trong Chúa Thánh Thần, đã trở thành Luật mới của Giáo Hội và của mỗi một Kitô hữu.
Lời “giải đáp” như trên trước vấn nạn luân lý, Đức Giêsu Kitô giao phó cách riêng cho chúng ta là những mục tử trong Giáo Hội, là những kẻ được kêu mời lấy lời giải đáp ấy làm chất liệu giảng dạy, trong khi chúng ta thực thi chức vụ ngôn sứ (munus propheticum). Cùng một lúc, về những gì liên quan tới luân lý Kitô giáo, trách nhiệm mục tử của chúng ta cũng phải được thực thi thố dưới hình thức của chức vụ tư tế (munus sacerdotale) : đó chính là điều được thể hiện khi chúng ta phân phát cho các tín hữu những ơn thánh sủng và thánh hóa đẻ nhờ đó các tín hữu có thể tuân phục Lề Luật thánh thiện của Thiên Chúa, và khi chúng ta nâng đỡ các tín hữu bằng việc cầu nguyện liên lỉ và tín thác của chúng ta ngõ hầu các tín hữu biết trung thành với những đòi buộc của đức tin và biết sống theo Tin Mừng (x. Cl 1, 9-12). Học thuyết luân lý Kitô giáo, nhất là ngày nay, phải là một trong những lãnh vực được biệt đãi bằng thái độ cảnh giác mục vụ của chúng ta, trong khi chúng ta thi hành chức vụ vương giả (munus regale).
115. Kỳ thực, đây là lần đầu tiên mà Huấn Quyền Giáo Hội đưa ra một bản văn diễn giải khá sâu rộng về các yếu tố cơ bản của học thuyết luân lý, và cũng là lần đầu tiên mà Huấn Quyền trình bày những lý lẽ của công việc phân định mục vụ là công việc phải nói rất cần thiết trong những tình huống thực tiễn và những điều kiện văn hóa phức tạp và lắm gay cấn như hiện nay.
Dưới ánh sáng Mạc Khải và giáo huấn thường hằng của Giáo Hội, đặc biệt dưới ánh sáng Công Đồng Vaticanô II. Tôi đã nhắc nhở một cách tóm lược những đường nét cốt yếu của tự do, những giá trị cơ bản hắn liền với phẩm giá con người và với chân lý của các hành vi con người, sao cho nhờ đó người ta có thể nhận ra rằng tuân phục lề luật luân lý thì chính là ân phúc và là dấu chỉ cho việc chúng ta được nhận làm dưỡng tử trong Con duy nhất (x. Ep 1, 4-6). Cách riêng, bức thông điệp này cung cấp những thẩm định về những gì liên quan tới một số khuynh hướng đương đại của thần học luân lý. Giờ đây. Tôi xin chia sẻ những thẩm định này cho chư huynh, với tinh thần tuân phục lời Chúa đã nói khi giao phó cho Phêrô trách nhiệm củng cố các anh em (x. Lc 22, 32) nhằm mục đích soi sáng và tạo điều kiện dễ dàng cho cuộc phân định chung của chúng ta.
Ai trong chúng ta cũng ý thức tầm quan trọng của học thuyết đang làm thành cốt lõi cho vưc thông điệp này và hiện đang được nhắc lại hôm nay với quyền của Vị Kế Nhiệm thánh Phêrô. Ai trong chúng ta cũng có thể lường được mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang được đặt ra, không những chỉ riêng cho các cá nhân mà còn cho toàn thể xã hội, cùng với việc tái khẳng định về tính phổ quát và tính bất biến của các giới răn luân lý, và một cách đặc biệt về những giới răn nghiêm cấm những hành vi tự chúng là xấu trong mọi trường hợp và không hề miễn trừ.
Khi nhìn nhận các giới răn này, con tim Kitô hữu và đức ái phục vụ của chúng ta như nghe ra lời kêu mời của Đấng “đã yêu chúng ta trước” (1 Ga 4, 19). Thiên Chúa yêu cầu chúng ta phải nên thánh như chính Ngài là thánh (x. Lc 19, 2), phải nên hoàn hảo, trong Đức Kitô, như chính Ngài là hoàn hảo (x. Mt 5, 48) : tính chất khe khắt của giới răn vốn đặt nền tảng trên tình yêu từ ái và khôn vơi của Thiên Chúa (x. Lc 6, 36) và mục đích của giới răn là dẫn dắt chúng ta, cùng với ân sủng của Đức Kitô, trên con đường tiến đến sự sống viên mãn vốn dành riêng cho những người làm con Thiên Chúa.
116. Với tư cách là giám mục, chúng ta có bổn phận phải canh chừng để cho Lời Chúa được giảng dạy một cách trung thành. Chư Huynh trong Hàng Giám Mục thân mến, một trong những trách nhiệm thuộc về thừa tác vụ mục tử của chúng ta, đó là phải chăm lo sao cho giáo huấn luân lý này được truyền đạt một cách trung thành và phải đưa ra những biện pháp thích hợp để gìn giữ các tín hữu khỏi mọi chủ nghĩa và mọi lý thuyết đối nghịch với giáo huấn này. Trong trọng trách này tất cả chúng ta đều có được sự giúp đỡ của các thần học gia. Tuy nhiêm những quan điểm thần học không phải là qui tắc cũng không phải là chuẩn mực cho công việc giáo huấn của chúng ta, trong khi quyền bính của chúng ta, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần và trong sự hiệp thông với thánh Phêrô và dưới thánh Phêrô (cum Petro et sub Petro), vốn bắt nguồn từ lòng trung tín của chúng ta đối với đức tin công giáo lãnh nhận từ nơi các Tông Đồ. Là giám mục, bổn phận nghiêm trọng của chúng ta là phải đích thân chăm lo sao cho “đạo lý lành mạnh” (1 Tin 1, 10) về đức tin và về luân lý được giảng dạy trong các giáo phận của chúng ta.
Đối với các định chế công giáo, các giám mục được qui gán một trách nhiệm riêng biệt. Đó có thể là những tổ chức nhắm tới mục vụ gia đình, hoặc mục vụ xã hội, hay đó có thể là những định chế dấn thân vào việc giảng dạy hay vào hoạt động bảo vệ sức khỏe, trong mọi trường hợp, các giám mục có thể thành lập hoặc công nhận những cơ cấu ấy và ủy thác trách nhiệm cho các cơ cấu ấy: dầu vậy, các ngài vẫn không bao giờ được miễn trừ khỏi những bó buộc thuộc về riêng mình. Bổn phận của các ngài, trong mối hiệp thông với Tòa Thánh, là phải công nhận hoặc rút lại, trong những trường hợp, thiếu nhất quán trầm trọng, tước hiệu “công giáo” của các học đường (179), các viện đại học (180), các bệnh viện hoặc các dịch vụ y tế xã hội tự xưng mình là của Giáo Hội.
117. Trong con tim Kitô hữu, tận nơi thâm sâu nhất của mỗi một con người, luôn luôn vang vọng lên vấn nạn mà một ngày kia người thanh niên trong Tin Mừng đã ngỏ với Đức Giêsu : “Thưa Thầy, tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ? “ (Mt 19, 16). Thế nhưng vấn nạn ấy cần phải đem ngỏ với thầy “tốt lành”, bởi vì chỉ có Người mới có thể giải đáp trong sự viên mãn của chân lý, vào mọi trường hợp, trong những tình huống dị biệt nhất. Và một khi các Kitô hữu đem vấn nạn phát xuất từ cõi lương tâm ấy ra ngỏ với Chúa. Người đáp lại bằng những lời của Giao Ước Mới đã được ký thác cho Giáo Hội. Và rồi, như lời thánh Tông Đồ Phaolô đã nói về chính ngài, chúng ta được sai đi “loan báo Tin Mừng, không phải với sự khôn ngoan nơi miệng lưỡi và ngôn từ, sao cho Thập Gía của Đức Kitô không bị giản lược thành hư vô” (1Cr 1, 17). Chính vì lý do ấy mà lời giải đáp của Gíao hội trước vấn nạn của con người có được sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Kitô chịu đóng đinh, Đấng là Chân Lý tự trao hiến.
Khi người đời bày tỏ với Giáo hội những vấn nạn của lương tâm họ, khi trong nội bộ Giáo Hội các tín hữu ngỏ lời với các giám mục và các mục tử của mình, đúng là tiếng nói của Đức Giêsu Kitô, tiếng nói của chân lý về điều thiện và điều dữ mà người ta nghe được trong lời giải đáp của Giáo Hội. Trong lời lẽ mà Giáo Hội tuyên xướng, ta nghe vang vọng, đến tận cõi thâm sâu của hữu thể, tiếng nói của Thiên Chúa. Đấng “duy nhất Tốt Lành” (Mt 19, 17), Đấng duy nhất “là Tình Yêu” (1Ga 4, 8-16).
Nhờ được Thánh Thần xức dầu, lời lẽ dịu ngọt và đòi buộc ấy trở thành ánh sáng và sức sống cho con người. Cũng thánh Phaolô mời chúng ta mở lòng tín thác, bởi vì “năng lực của chúng ta từ Thiên Chúa mà đến : chính Ngài đã làm cho chúng ta nên đủ khả năng làm thừa tác viên của Giao Ước Mới, một Giao Ước không phải tùy thuộc vào mặt chữ của Lề Luật nhưng tùy thuộc vào Thần Khí… Đức Chúa là Thần Khí và nơi nào Thần Khí Đức Chúa hiện diện thì nơi ấy có tự do. Và tất cả chúng ta với khuôn mặt để trấn, chúng ta phản chiếu như thế trong gương vinh quang của Chúa, chúng ta được biến đổi thành chính hình ảnh phản chiếu ấy, mỗi ngàu một thêm vinh quang, nhờ hoạt động của Đức Chúa là Thần Khí” (2Cr 3, 5-6.17-18).
KẾT LUẬN
Đức Maria, Mẹ Từ Ái
118. Vào chặng cuối của những suy niệm này, chúng ta hãy phó thác cho Đức Maria. Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Từ Ái, bản thân chúng ta, những thử thách và những niềm vui của cuộc đời chúng ta, đời sống luân lý của các tín hữu và của những người thành tâm thiện chí cũng như những công trình nghiên cứu của các nhà luân lý.
Đức Maria là Mẹ Từ Ái bởi vì Đức Giêsu Kitô. Con Mẹ được Chúa Cha sai đến để trở thành mạc khải về Lượng Từ Ái của Thiên Chúa (x. Ga 3, 16-18). Người đã đến không phải để kết án nhưng để tha thứ, để đem lượng từ ái ra phân phát (x Mt 9, 13). Lượng Từ Ái lớn lao nhất đối với Người, đó là ở giữa chúng ta và cất tiếng mời gọi chúng ta đến với Người và, cùng hiệp nhất với thánh Phêrô, nhận ra Người là “Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16). Không có tội nào do con người phạm mà lại triệt tiêu được Lượng Từ Ái của Thiên Chúa, mà lại có thể cản ngăn không để cho Lượng Từ Ái của Thiên Chúa thì thổ toàn bộ quyền năng hiển thắng của Ngài ngay tức khắc một khi chúng ta kêu cầu. Ngược lại, chính lỗi phạm còn làm rực chiếu hơn nữa tình yêu của Chúa Cha, Đấng đã hiến tế Con Ngài để cứu chuộc nô lệ (181) : lượng từ ái của Ngài đối với chúng ta, đố là công trình Cứu Chuộc. Lượng từ ái đấy đạt tới tầm vóc viên mãn nhờ ơn của Thần Khí, Đấng tác sinh sự sống mới và kêu mời sống đời sống mới. Cho dầu những trở ngại do sự yếu đuối và do tội lỗi con người gieo rắc có nhiều đến mấy và có lớn lao đến đâu đi nữa. Chúa Thánh Thấn, Đấng canh tân bộ mặt trái đât (x. Tv 104/103, 30), vẫn làm cho phép lạ có thể thành hiện thực, đó là sự thiện được chu toàn một cách trọn hảo. Vốn mang lại khả năng làm điều tốt, điều cao thượng,điều diễm lệ, điều đẹp lòng Thiên Chúa về phù hợp với thánh ý Ngài, một cuộc canh tân như thế có thể được coi như là tình trạng triển nở của phúc lộc tứ ái, nhờ đó mà ách nô lệ đã được giải thoát và sức mạnh được tặng ban để không còn phạm tội nữa. Nhờ hồng ân sống đời sống mới, Đức Giêsu làm cho chúng ta được thông chia tình yêu của Người và dẫn chúng ta đến Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.
119. Đó chính là xác quyết đầy khích lệ của đức tin Kitô giáo, mang lại cho đức tin Kitô giáo một chiều kích nhân linh sâu xa và một tính chất đơn giản phi thường. Một đôi khi, trong những cuộc tranh luận về các vấn đề mới mẻ và phức tạp trong địa hạt luân lý, có thể luân lý Kitô giáo xem ra quá khó, quá gay go để có thể hiểu và hầu như không thể nào đem ra áp dụng được. Nghĩ như vậy là sai, bởi vì, nếu đem ra diễn tả một cách đơn sơ bằng ngôn ngữ Tin Mừng, luân lý Kitô giáo hệ tại chỗ nối gót theo Đức Kitô, phó thác chính mình cho Người, để cho mình được biến đổi và được canh tân nhờ vào ân sủng của Người và nhờ vào lượng từ ái của Người, ân sủng và lượng từ ái vốn đạt thấu chúng ta trong đời sống thông hiệp với Giáo Hội Người. Thánh Augustinô gợi nhắc cho chúng ta rằng : “Người nào muốn sống thì cũng biết sống ở đâu và đặt nền móng cho cuộc sống nơi nào. Người ấu hãy cứ tiến lại gần, cứ tin tưởng, cứ để cho mình được nhập hầu được tăng cường sức sống ! Mong sao người ấy không e ngại phải cùng sát cánh với các anh em mình !” (182). Với ánh sáng của Chúa Thánh Thần, tất cả mọi người, ngay cả người kém thông thái nhất, và nhất là người biết giữ cho mình một “tấm lòng đơn thành” (Tv 86/85), đều có thể nắm bắt được chất thể tràn đầy sức sống của luân lý Kitô giáo. Đàng khác, sự đơn thánh Tin Mừng ấy không miễn trừ cho khỏi phải đương đầu với sự phức tạp của hiện thực, tuy nhiên có thể đưa dẫn tới chỗ hiểu được hiện thực với nhiều chân lý hơn, bởi vì cứ tiến bước theo Đức Kitô thì dần dà những đường nét của luân lý Kitô giáo chính tông sẽ được đưa ra ánh sáng và đồng thời chìa khóa sống còn để thực hành luân lý ấy sẽ được ban tặng. Bổn phận của Huấn Quyền Giáo Hội là phải chăm lo sao cho đà năng động nơi việc đáp trả lại lời mời của Đức Kitô được phát triển một cách hữu cơ mà các đòi buộc chân lý, cùng với mọi hệ quả của chúng, không hề bị bóp méo hoặc bị che dấu. Ai yêu mến Đức Kitô thì tuân giữ các giới răn của Người (x. Ga 14, 15).
120. Đức Maria cũng đồng thời là Mẹ Từ Ái bởi vì Đức Giêsu đã giao phó Giáo Hội của Người và toàn thể nhân loại cho chính Đức Maria. Dưới chân Thập Gía, khi đón nhận Gioan làm con mình, khi cùng với Đức Kitô cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những người không hiểu biết việc họ làm (x. Lc 23, 34), Đức Maria, hoàn toàn ngoan ngùy đối với Thần Khí, đã làm một cuộc thí nghiệm về nguồn phong phú và về tầm mức phổ quát của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đã làm giãn nở con tim của Mẹ và làm cho Mẹ nên đủ sức ôm lấy toàn thể nhân loại. Bởi thế, Đức Maria trở thành Mẹ của tất cả mọi người, và của từng người trong chúng ta, một người Mẹ đoạt lấy Lượng Từ Ái của Thiên Chúa cho chúng ta.
Đức Maria là một dấu chỉ sáng ngời và là một gương mẫu cuốn hút cho đời sống luân lý : “ Nguyên chỉ đời sống của Mẹ thôi đã là một giáo huấn dành cho mọi người”, thánh Ambrôsiô đã viết như thế (183) và, khi ngỏ lời cách riêng với các trinh nữ, trong một nhãn quan mở rộng cho hết mọi người, thánh nhân tuyên bố : “Niềm khao khát học hỏi nồng nhiệt ban đầu, đó là do sự cao thượng của người thầy mang lại cho bạn.. Hỏi còn có ai cao thượng hơn Mẹ Thiên Chúa ? Nào có ai rạng rỡ hơn người nữ đã được chính Ánh Rạng Ngời tuyển chọn ?” (184). Đức Maria cưu mang trong cung lòng trinh nữ của mình Con Thiên Chúa làm người cho đến khi Người hạ sinh, nuôi nấng Người, làm cho Người lớn lên và cùng sát cánh với Người trong hành vi tự do tột cùng là hoàn toàn hy sinh mạng sống. Nhờ hiến dâng chính mình. Đức Maria gia nhập trọn vẹn vào trong kế hoạch của Thiên Chúa là Đấng tự hiến cho nhân loại. Khi đón nhận và suy niệm trong lòng những biến cố mà không phải lúc nào mình cũng hiểu (x. Lc 2, 19), Đức Maria trở thành mẫu mực cho tất cả những ai lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa (x. Lc 11, 28), xứng đáng mang tước hiệu là “Ngai Tòa Khôn Ngoan”. Khôn Ngoan ở đây là chính Đức Kitô, Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng mạc khải và thi hành thánh ý Chúa Cha một cách trọn hảo (x. Dt 10, 5-10). Đức Maria mời gọi mọi người đón nhận Khôn Ngoan ấy. Mệnh lệnh đã ban hành cho những người giúp việc tại Cana ở Galilê trong bữa tiệc cưới, Đức Maria cũng đang ngở với chúng ta đó : “Ngài bảo sao thì hãy làm y như vậy” (Ga 2, 5).
Đức Maria chia sẻ với chúng ta thân phận làm người, nhưng với một sự xuyên thấu hóan toàn đối với ân sủng của Thiên Chúa. Mặc dầu không phạm tội. Đức Maria đủ sức đồng cảm với mọi nỗi yếu đuối. Đức Maria thấu hiểu con người tội nhân và yêu thương tội nhân bằng một mối tình từ mẫu. Đó chính là lý do tại sao Đức Maria đứng về phía chân lý và chia sớt gánh nặng của Giáo Hội trong khi Giáo Hội nhắc nhở những đòi buộc luân lý cho hết thảy mọi người trong khắp mọi thời đại. Cũng vì cùng một lý do ấy, Đức Maria không chấp nhận để cho con người tội nhân bị lọc lừa bởi bất cứ ai tự hào yêu mến tội nhân bằng cách thanh minh tội lỗi cho người ấy, bởi lẽ Đức Maria ý thức rằng nếu như thế thì hy lễ của Đức Kitô, Con Mẹ, sẽ ra vô ích. Cho dầu là do những chủ thuyết triết học hoặc thần học đầy cảm kích tuyên xướng, không có một sự tha bổng nào có thể làm cho con người nên hạnh phúc thật sự : chỉ có Thập Gía và vinh quang của Đức Kitô Phục Sinh mới có thể mang lại bình an cho lương tâm con người và cứu thoát sự sống con người mà thôi.
Ôi Maria, Mẹ Từ Ái.
Xin hãy để tâm tới hết mọi người,
sao cho Thập Gía của Đức Kitô
đừng trở thành hão huyền,
sao cho con người đừng lạc bước
ra khỏi lối nẻo của điều thiện,
sao cho con người đừng đánh mất cảm thức về tội,
sao cho con người tăng trưởng
trong niềm cậy trông vào Thiên Chúa,
Đấng “giàu lòng từ ái” (Ep 2, 4),
sao cho con người biết tự ý
tự nguyện thực thi những công trình tốt đẹp
mà chính Thiên Chúa đã chuẩn bị trước
(x. Ep 2, 10)
và sao cho con người
nhờ đó mà dùng toàn thể đời sống mình
để trở nên “lời ca ngợi vinh quang Ngài” (Ep 1, 12).
Ban hành tại Rôma, gần đền thờ Thánh Phêrô,
Ngày 6 tháng 8 năm 1993, nhân dịp lễ Chúa Hiển Dung,
Vào năm thứ mười lăm trong chức vụ Giáo Hoàng của Tôi.
Joannes Paulus II
CHÚ THÍCH
[1]. Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, Gaudium et spes, MV 22.
[2]. X. Cđ Vat. II. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, GH, 1.
[3]. X. nt, s.9.
[4]. Cđ Vat II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes, MV, s.4.
[5]. Huấn Từ của Đức Phaolô VI nhân dịp Hội Nghị khoáng đại của Liên Hiệp Quốc (4-10-1965) s.1 : AAS 57 (1965), tr. 878. x. Tđ Populorum Progressio (26-3-1967), s.13 : AAS 59 (1967). Tr.263-264.
[6]. X. Cđ Vat.II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes. MV, s.33.
[7]. Hiến Chế Tín Lý Lumen gentium, GH, s.16.
[8]. Đức Piô XII đã từng nêu bật phần khai triển giáo thuyết này. X. Sứ điệp truyền thanh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thông Điệp Rerum novarum của Đức Lêô XIII (1/6/1941) : AAS 33 (1941), tr. 195-205. Xem thêm Đức Gioan XXIII. Tđ Mater et magistra (15-5-1961) : AAS 53 (1961), tr. 410-413.
[9]. Tông thư Spiritus Domini (1-8-1987) : AAS 79 (1987), tr. 1374.
[10]. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công giáo, s. 1692.
[11]. Tông Hiến Pidel dépositum (11-10-1992), s. 4.
[12]. x. Cđ Vat. II, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Dei Verbum. MK. S. 10.
[13]. x. Tông Thư Parati semper gởi cho tất cả những người trẻ trên thế giới nhân dịp Năm Quốc Tế Giới Trẻ (31-3-1985), s. 2-8 : AAS 71 (1985), tr. 581-600.
[14]. x. Sắc lệnh Optatam totius. ĐT. S. 16.
[15]. Tđ Redemptor hominis (4-3-1979) s. 13: AAS 71 (1979), tr. 282.
[16]. nt. S. 10 : 1.c.. tr. 274.
[17]. Hexameron, ngày thứ VI, bài giảng số IX, 8, 50 : CSEL 32, 241.
[18]. Thánh Lêô Cả, Bài giảng XCII, ch. 3 : PL 54, 454.
[19]. Thánh Tôma Aquinô, In duo praecepta caritatis et in decem legis praecepta. Prologus : Opuscula theologica. II., s.1129, Turin, Marietti (1954), tr.245:x. Tổng luận thần học, I-II. q. 91,a.2: Giáo Lý của Giáo Hội công giáo, s.1955.
[20]. x. Thánh Tiến sĩ Maximô. Quaestiones ad Thalassium, q. 64 : PG 90, 723-728.
[21]. Cđ Vat. II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.24.
[22]. Giáo Lý của Giáo Hội Công giáo, s.2070.
[23] In Iohannis Evangelicum Tractatus, 41, 10 : CCL 36, 363.
[24]. x. Thánh Augustinô, De Sermone Domini in Monte, 1, 1, 1 : CCL 35, 1-2.
[25]. In Psalmum CXVIII Expositio, bài giảng 18, 37 : PL 15, 1541; x. Thánh Chrômaxiô Aquilêa. Tractatus in Matthaeum, XX, 1, 1-4 : CCL 9/A 291-292.
[26]. x.Giáo Lý của Giáo Hội công giáo, s.1717.
[27]. In Iohannis Evangelium Tractatus, 41, 10 : CCL 36, 363.
[28]. In Iohannis Evangelium Tractatus, 21, 8 : CCL 35, 216.
[29]. nt, 82, 3 : CCL 36, 533.
[30]. De spritu et littera, 19, 34 : CSEL 60, 187.
[31]. Confessions, X. 29, 40 : CLL 27, 176; x. De gratia et libero arbitrio, XV : PL 44, 899.
[32]. x. De spiritu et littera, 21, 36; 26, 46 : CSEL 60. 189-190; 200-201.
[33]. x. Tổng luận thần học, I-II. Q. 106, a-1, concl. Et ad 2.
[34]. In Matthaeum, hom. 1, 1 : PG 57, 15.
[35]. x. Thánh Irênêô, Adversus haereses, IV, 26. 2-5 : SC 100/2, tr. 718-729.
[36]. x. Thánh Giustinô. Biện giáo (Apologie). 1, 66 : PG 6, 427-430.
[37]. x. 1 Pr 2, 12-13. 17: Didachè. II, 2 : SC 248. tr. 148-149; Clêmentê thành Alexandria, Nhà Sư Phạm (Le Pédagogue), I, 10: II, 10 : PG 8, 355-364: 497-536: SC 70, tr. 268-279; SC 108, tr. 165-219: Tertullianô, Apologétique, IX, 8 : CSEL, 69, 24.
[38] . x. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia, Aux Magnésiens, VI, 1-2 : SC 10 bis, tr. 82-85; Thánh Irênêô, Adversus haereses. IV, 33, 1.6.7 : SC 100/2, tr. 802-805; 814-815; 816-819.
[39] . Hiến Chế Tín Lý Del Verbum, MK, s.8.
[40]. x. nt.
[41]. nt, s.10.
[42]. Bộ Giáo Luật, khoản 747. $ 2.
[43]. Hiến Chế Tín Lý Del Verbum, MK, s.7.
[44]. Cđ Vat. II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes, MV s.22.
[45]. Sắc lệnh Optatam totius. ĐT, s. 16.
[46]. Cđ Vat. II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes, MV s.62.
[47]. nt.
[48]. x. Cđ Vat. II, Hiến chế tín lý Del Verbum, MK, s.10.
[49]. x. Cđ Vat. I, Hiến chế tín lý về đức tin công giáo Del Filius, ch. 4 : DS, s.3018.
[50]. Cđ Vat. II, tuyên ngôn về các mối quan hệ giữa Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo Nostra aetate, NK, s.1.
[51]. X. Cđ Vat. II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes. MV, s. 43-44.
[52]. Cđ Vat. II, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae, TD, s.1, tham chiếu Đức Gioan XXIII, Tđ Pacem in terris (11-4-1963) : AAS 55 (1963), tr. 279: nt, tr.265, và Đức Piô XII, Sứ điệp truyền thanh (24-12-1944) : AAS 37 (1945), tr. 14.
[53]. Tuyên ngôn Dignitatis Humanae, TD, s.1.
[54]. x. Tđ Redemptor hominis (4-3-1979), s.17 : AAS 71 (1979), tr.295-300: Diễn văn ngỏ với các tham dự viên khóa Hội Thảo Quốc Tế lần thứ 5 về những Nghiên Cứu pháp luật (10-3-1984), s.4 : Insegnamenti VII, 1 (1984), tr. 656: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn Thị về tự do tôn giáo và về giải phóng Libertatis conscientia (22-3-1986), s. 19 : AAS 79 (1978), tr. 561.
[55]. X. Vat. II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes. MV, s.11.
[56]. nt, s.17.
[57]. nt.
[58]. x. Cđ Vat. II, Tuyên ngôn Dignitatis humanae, s.2; x. thêm Grêgôriô XVI. Tđ Mirari vos arbitramur (15-8-1832): Acta Gregorii Papae XVI, I, tr.169-174; Piô IX, Tđ Quanta cura (8-12-1864): Pii IX P.. Acta, I, 3, tr.687-700: Leô XIII, Tđ Libertas praestantissimum (20-6-1888) : Leonis XIII P.M. Acta, VIII, Rôma (1889), tr.212-246.
[59] A letter Addressed to His Grace the Duke of Nerfolk : Certain difficulties felt by Anglicans in Catholic teaching (Uniform Edition : Longman, Green and Company, London, 1868-1881, tập 2, tr.250.
[60]. X. Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, số 40 và 43.
[61]. X. Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận thần học, I-II, q.71, a.6, xem thêm ad 5.
[62]. x. Đức Pio XII, Tđ Humani generis (12-8-1950) : AAS 42 (1950), tr 561-562.
[63]. x. Cđ Trentô, khóa VI, sắc lệnh về sự công chính hóa Cum hoc tempore, giáo luật khoản 19-21 : DS. S. 1569-1571.
[64]. Hiến Chế mục vụ Gaudium et spes, MV s.17.
[65]. De hominis opificio, ch. 4 : PG 44, 135-136.
[66]. Hiến Chế mục vụ Gaudium et spes. MV, s.36.
[67]. nt
[68]. nt
[69]. Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận thần học. I II, q. 93, a.3, ad 2 do Đức Gioan XXIII trung dẫn. Tđ Pacem in terris (11-4-1963) : AAS 55 (1963), tr.271.
[70]. Cđ Vat II, Hiến Chế mục vụ Gaudium et spes. MV, s. 41.
[71]. Thánh Tôma Aquinô, In duo praecepta caritatis et in decem legis praecepta Prologus : Opuscula theologica, II, s. 1129, Turin, Marietti (1954), tr. 245.
[72]. x. Diễn văn ngỏ với một nhóm giám mục Hoa Kỳ nhân dịp các vị viếng thăm ad limina (15-10-1988), s.6 : Insegnamenti, XI, 3 (1988), tr. 1228.
[73]. x. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes. MV, s. 47.
[74]. Thánh Augustinô, Enarratio in psalmum LXII, 16 : CCL 39, 804.
[75]. Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.17.
[76]. Tổng luận thần học, I-II, q. 91. a.2.
[77]. x. Giáo Lý của Giáo Hội Công giáo, s. 1955.
[78]. Tuyên ngôn Dignitatis humanae, TD. S.3.
[79]. Contra Faustum, XXII, 27 : PL 42, 418.
[80]. Tổng luận thần học. I-II, q. 93, a. 1.
[81]. X. nt, I-II, q.90, a.4 ad.1.
[82]. nt, q. 91, a.2.
[83]. Tđ Libertas praestantissimum (20-6-1888) : Leonis XIII P.M. Acta, VIII, Roma (1889), tr. 219.
[84]. In Epistulam ad Romanos, ch. VIII, lect. 1.
[85]. Khóa VI, Sắc Lệnh Cum hoc tempore, ch. 1 : DS. S. 1521.
[86]. Cđ Vienne, Hiến chế Fidel catholicae : DS, s.902: Cđ Latêranô V, Sắc chỉ Apostolici regimints : DS. S.1440.
[87]. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.14.
[88]. X. Khóa VI, Sắc lệnh Cum hoc tempore, ch. 15 : DS, s. 1544. Tông huấn hậu thượng hội đồng Reconciliatio et paenitentia trưng dẫn nhiều văn bản khác trong Cựu Ước, những bản văn này loại bỏ và lên án như là tội trọng một số hành vi ứng xử liên hệ với thân xác (x. Tông Huấn hậu thượng hội đồng Reconciliatio et paenitentia (2-12-1984), số 17 : AAS 77 (1985), tr.218-223).
[89]. X. Cđ Vat II, Hiến Chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.51.
[90]. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Huấn thị về sự sống con người đang hình thành và về sự cao cả của việc truyền sinh Donum vitae (22-2-1987), nhập đề, số 3 : AAS 80 (1988), tr.74; x. Đức Phaolô VI, Tđ Humanae vitae (25-7-1968), số 10 : AAS 60 (1968), tr.487-488.
[91]. Tông Huấn Familiaris consortio (22-11-1981), s.11 : AAS 74 (1982), tr.92.
[92]. De Trinitate, XIV, 15, 21 : CCL 50/A, 451.
[93]. X. Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận thần học, I-II. q.94, a.2.
[94]. x. Cđ Vat II. Hiến Chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.10: x. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Tuyên ngôn về một số vấn đề thuộc luân lý tính dục Persona humana (29-12-1975), s.4 : AAS 68 (1976), tr.80 : “Trong thực tế, Mạc Khải Thiên Chúa và, trong cấp trật riêng biệt của mình, sự khôn ngoan triết học, khi nêu bật những đòi buộc chính tông của bản tính nhân linh, thì cũng bởi đó mà nhất thiết biểu lộ sự hiện hữu của những lề luật bất biến được ghi khắc trong những yếu tố cấu thành bản tính con người vốn là những lề luật đồng nhất nơi tất cả những hữu thể được phú bẩm lý trí”.
[95]. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV , s. 29.
[96]. nt. s.16.
[97]. nt. s.10.
[98]. x. Thánh Tôma Aquinô. Tổng luận thần học, I-II, q.108, a.I. Thánh Tôma thiếp lập tính chất cho những chuẩn mực luân lý, được ấn định chẳng những trong hình thức mà cả trong nội dung, kể cả trong khuôn khổ của Luật mới, do bởi sự kiện này là Ngôi Lời mặc lấy bản tính nhân loại.
[99]. Thánh Vincentê thành Lêrins, Commonitorium primum, ch.23 : PL 50, 668.
[100]. Phần khai triểm học thuyết luân lý của Giáo Hội cũng giống như phần khai triẻn của học thuyết đức tin : x. Cđ Vat I, Hiến chế tín lý về đức tin công giáo Dei Filius, ch.4 : DS, s. 3020 : và giáo luật khoản 4 : DS, s.3024. Những lời Đức Gioan XXIII tuyên xướng nhân dịp khai mạc Công đồng Vaticanô II cũng áp dụng cho học thuyết luân lý (11-10-1962) : “Vốn đòi phải tuân giữ một cách trung thành, học thuyết này, vững chắc và bất biến [ = học thuyết Kitô giáo với tầm vóc viên mãn] cần phải được đào sâu và được trình bày bằng phương cách khả dĩ đáp lại những đòi hỏi của thời đại chúng ta. Thật ra, chính kho tàng đức tin là một vấn đề, kho tàng đức tin ở đây tức là những chân lý hàm chứa trong học thuyết khả kính của chúng ta, còn dùng hình thức nào để phát biểu những chân lý ấy mà vẫn duy trì cùng một ý nghĩa và cùng một mức độ thì lại là một vấn đề khác”. AAS 54 (1962), tr.792: x. “L’Osservatore Rornano”. 12-10-1962, tr.2.
[101]. Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.16.
[102]. nt.
[103]. In II Librum Sentent, dist. 39, 1.1. q.3, concl. “ Ad claras Aquas, II, 907 b.
[104]. Buổi Tiếp Kiến Chung (17-8-1983), 2 : Insegnamenti. VI, 2(1983), tr.256.
[105]. Tối Cao Quốc Vụ Viện (Suprême S. Congrégration du Saint-Office). Huấn Thị về “luân lý tùy tình huống”. Contra doctrinam (2-2-1956) : AAS 48 (1956), tr. 144.
[106]. Tđ Dominum et vivificantern (18-5-1986), s.43 : AAS 78 (1986), tr. 859-860: x. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.16: Tuyên ngôn Dignitatis humanaè. TD. s.3.
[107]. Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.16.
[108]. x. Thánh Tôma Aquinô. De Veritate, q.17, a.4.
[109]. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.16.
[110]. x. Thánh Tôma. Tổng luận thần học. II-II, q.45. a.2.
[111]. Tuyên ngôn Dignitatis humanae, s.14.
[112]. Cđ Vat II. Hiến chế tín lý Dei Verbum, MK s.5: x. Cđ Vat I. Hiến chế tín lý Dei Filius ch. 3 : DS, s.3008.
[113]. Cđ Vat II, Hiến chế tín lý Dei Verbum, MK, s.5; x. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tuyên ngôn Persona humana (29-12-1975), s.10 : AAS 68 (1976), tr. 88-90.
[114]. X. Tông Huấn hậu thượng hội đồng Reconciliatio et paenitentia (2-12-1984), s.17 : AAS 77 (1985), tr.218-223.
[115]. Khóa VI. Sắc lệnh Cum hoc tempore. Ch.15 : DS s.1544 : giáo luật khoản 19 : DS, s.1569.
[116]. Tông Huấn hậu thượng hội đồng Reconciliatio et paenitentia (2-12-1984), s.17 : AAS 77 (1985), tr.221.
[117]. nt : 1.c., tr.223.
[118]. nt : 1.c., tr.222.
[119]. x. Cđ Vat II. Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.17.
[120]. x. Thánh Tôma Aquinô. Tổng luận thần học. I-II, q.1. a.3 : “Iden\m sunt actes morales et actus humani”.
[121]. Cuộc đời Môsê (Vie de Moise), II, 2-3 : PC 44, 327-328 : SC 1 ter, tr.106-109.
[122]. x. Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận thần học. II-II, q.148. a.3.
[123]. Trong Hiến chế mục vụ Gaudium et spes. MV Công đồng Vaticanô II xác định : “Điều nói trên không chỉ có giá trị cho những ai tin vào Đức Kitô nhưng cho tất cả những người thiện chí vốn có ân sủng hoạt động một cách vô tình trong lòng. Thật vậy, bởi vì Đức Kitô đã chết cho mọi người và bởi vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là độc nhất vô nhị và là ơn gọi thần thiêng, cho nên chúng ta phải vững tin rằng Chúa Thánh Thần ban tặng cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm vượt qua, bằng cách thức mà chỉ có Thiên Chúa biết mà thôi” (s.22).
[124]. Tractatus ad Tiberium Diaconum II. Responsiones ad Tiberium Diaconum sociosque suos : Thánh Cyrillô thành Alexandria, In D. Johannis Evangelium, III.Ed. Philip Edward Pusey, Bruxelles, Văn hóa và Văn minh (1965), tr.590.
[125]. x. Cđ Trentô, Khóa VI, Sắc lệnh Cum hoc tempore giáo luật 19 : DS, s.1569. Xem thêm : Clèmentê XI. Hiến chế Unigenitus Dei Filius (8-9-1713) chống lại những sai lầm của Pasquier Quesnel. s.53-56 : DS, s.2453-2456.
[126]. x. Tổng luận thần học, I-II, q.18, a.6.
[127]. Giáo lý của Giáo Hội công giáo, s.1761.
[128]. In duo praecepta caritatis et in decem legis praecepta. De dilectione Dei : Opuscula theologica.II.s.1168: Turin, Marietti (1954), tr.250.
[129]. Thánh Alphongsô Maria Liguori, Cách thức yêu mến Đức Giêsu Kitô (Manière d’aimer Jésus Christ). VII. 3. (130) x. Tổng luận thần học. I-II, q.100. a.1.
[131]. Tông Huấn hậu thượng hội đồng Reconciliatio et paenitentia (2-12-1984), s.17 : AAS 77 (1983), tr.221 .x. Đức Phaolô VI, Huấn từ ngỏ với các thành viên Tổng Công Hội Dòng Chúa Cứu Thế (tháng 9 năm 1967) : AAS 59 (1967), tr.962 : “Cần phải tránh đẩy các tín hữu tới chỗ suy nghĩ cách khác, như thể sau Công Đồng có một số hành vi ứng xử mà trước đây Giáo Hội công bố là xấu tự chúng nay lại được phép làm. Ai mà lại không nhận ra rằng làm như vậy là dẫn tới một chủ nghĩa tương đối đáng tiếc về luân lý, để rồi toàn bộ di sản học thuyết của Giáo Hội sẽ dễ dàng bị đưa ra tranh cãi ? “.
[132]. Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.27.
[133]. Tđ Humanae vitae (25-7-1968), s.14 : AAS 60 (1968), tr.490-491.
[134]. Contra mendacium, VII, 18 : PL 40M 528; x. Thánh Tôma Aquinô, Quaestiones quodlibetales. IX, q.7, a.2: Giáo lý của Gíao Hội công giáo, s.1753-1755.
[135]. Cđ Vat II. Tuyên ngôn Dignitatis humanae. TD, s.7.
[136]. Diễn văn ngỏ với các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Thần học luân lý (10-4-1986), s.1 : Insegnamenti IX, 1 (1986), tr.970;
[137]. nt. s.2 : 1.c., tr.970-971.
[138]. x. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.24.
[139]. x. Tđ Redemptor hominis (4-3-1979), s.12 : AAS 71 (1979), tr.280-281.
[140]. Enarratio in Psalmum XCIX, 7 : CCL 39. 1397.
[141]. x. Cđ Vat II, Hiến chế tín lý Lumen gentium. GH, s.36: x. Tđ Redemptor hominis (4-3-1979), s.21: AAS 71 (1979), tr.316-317.
[142]. Missale Romanum lời nguyện ngày lễ thánh Gioan Tẩy Giả tử đạo, lễ nhớ, 29-8.
[143]. Thánh Bêđa khả kính. Homeliarum Evangelii Libri, II, 23 : CCL 122, 556-557.
[144]. x. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.27.
[145]. Gởi tín hữu Rôma, VI, 2-3 : SC 10 (1969), tr.115.
[146]. Moralia in Job. VII, 21, 24 : PL 75, 778.
[147]. “Summum crede nefas animam praeferre pudori / et propter vitam vivendi perdere causas” : Satires. VIII, 83-84.
[148]. Apologie II, 8 : PG 6, 457-458.
[149]. Tông Huấn Familiaris consortio (22-11-1981). s.33 : AAS 74 (1982), tr.120.
[150]. x. nt, s. 34 : 1.c.. tr.123-125.
[151]. Tông Huấn hậu thượng hội đồng Reconciliatio et paenitentia (2-12-1984), s.34 : AAS 77 (185), tr.272.
[152]. Tđ Humanae vitae (25-7-1968). S.29 : AAS 60 (1968), tr.501.
[153]. Cđ Vat II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, MV, s.25.
[154]. x. Tđ Centesimus annus (1-5-1991), s.24 : AAS 83 (1991), tr.821-822.
[155]. nt. s.44 : 1.c.. tr.848-849. x. Đức Lêô XIII. Tđ Libertas praestantissimum (20-6-1888) : Leonis XIII P.M. Acta. VIII, Roma (1889), tr.224-226.
[156]. Tđ Sollicitudo rei socialis (30-12-1987), s.41 : AAS 80 (1988), tr.571.
[157]. Giáo lý của Giáo Hội công giáo. s.2407.
[158]. x. nt. s.2408-2413.
[159]. nt.s.2414.
[160]. x. Tông Huấn hậu thượng hội đồng Christifideles laici (30-12-1988), s.42 : AAS 81 (1989), tr.472-476.
[161]. Tđ Centesimus annus (1-5-1991), s.46 : AAS 83 (1991), tr.850.
[162]. Khóa VI. Sắc lệnh Cum hoc tempore, ch.11 : DS, s.1536; x. giáo luật khoản 18 : DS, s. 1568. Đoạn văn nổi tiếng của thánh Augustinô, do Công Đồng trưng dẫn trong bài thuật lại ở đây, được rút ra từ De natura et gratia, 43. 50 : CSEL 60, 270.
[163]. Oratio I : PG 97, 805-806.
[164]. Diễn văn ngỏ với các tham dự viên khóa học hỏi về việc sinh sản có trách nhiệm (1-3-1984), s.4 : Insegnamenti VII, 1 (1984), tr.583.
[165]. De interpellatione David IV, 6, 22 : CSEL 32/2, 283-284.
[166]. Diễn văn ngỏ với các Giám mục CELAM (9-3-1983), III : Insegnamenti. VI, 1 (1983), tr.698.
[167]. Tông Huấn Evangelii nuntiandi (8-12-1975), s.75 : AAS 68 (1976), tr.64.
[168]. De Trinitate, XXIX. 9-10 : CCL 4, 70.
[169]. Cđ Vat II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, GH. 12.
[170]. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Huấn thị về ơn gọi mang chiều kích Giáo Hội của thần học gia. Donum veritatis (24-5-1990), s.6 : AAS 82 (1990), tr. 1552.
[171]. Huấn từ ngỏ với các giáo sư và sinh viên thuộc Đại Học Giáo Hoàng Grêgôriô (15-12-1979), s.6 : Insegnamenti II, 2 (1979), tr.1424.
[172]. Thánh Bộ Gíao Lý Đức Tin, Huấn thị Donum veritatis (24-5-1990), s.16 : AAS 82 (1990), tr.1557.
[173]. x. C.I.C., Giáo Luật, khoản 252, 1; 659, 3.
[174]. x. Cđ Vat I, Hiến chế tín lý Dei Filius, ch.4 : DS, S.3016.
[175]. x. Đức Phaolô VI, Tđ Humanae vitae (25-7-1968). S.28 : AAS 60 (1968), tr.501.
[176]. Thánh Bộ Giáo Dục, Đào tạo thần học cho các linh mục tương lai (22-2-1976), s.100. Documentation catholique. 1698 (1976), tr.472. Xem các số 95-101 trong đó có trình bày những viễn tượng và những điều kiện để cho công cuộc canh tân thần học và luân lý được sai nở : 1.c., tr.471-472.
[177]. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn thị Donum veritatis (24-5-1990), s.11 : AAS 82 (1990), tr. 1554; đặc biệt xem các số 32-39 dành cho vấn đề bất đồng : nt. 1.c., tr.1562-1568.
[178]. Hiến chế tín lý Lumen gentium. GH. S.25.
[179]. x. C.I.C., Giáo Luật, khoản 802, 3.
[180]. x. C.I.C., Giáo Luật, khoản 808.
[181]. “O inaestimabilis dilectio caritatis : ut servum redimeres. Filium tradidisti !” : Missale Romanum, in Resurrectione Domini. Praeconium paschale.
[182]. In Iohannis Evangelium Tractatus, 26, 13 : CCL, 36, 266.
[183]. De Virginibus, II, 2, 15 : Pl 16, 222.
[184]. nt, II, 2, 7 : PL 16, 220.
THÔNG ĐIỆP
ÁNH RẠNG NGỜI CHÂN LÝ
SPLENDOR VERITATIS
Đức Gioan Phaolô II
Ký ngày 6 – 8 – 1993
Công bố ngày 5 – 10 – 1993
MỤC LỤC- GIỚI THIỆU THÔNG ĐIỆP
- VÀO ĐỀ :
+ Đức Giêsu Kitô. Ánh Sáng Thật Chiếu Soi Mọi Người [số 1-3].
+ Mục tiêu của thông điệp hiện được ban hành [số 4-5]
CHƯƠNG I
“THƯA THẦY, TÔI PHẢI LÀM ĐIỀU TỐT NÀO ?” (Mt 19, 16)
Đức Kitô và Lời Giải Đáp Cho Vấn Nạn Luân Lý
+ “Người kia tiến lại gần …” (Mt 19, 16) [số 6-7]
+ “Thưa Thầy, tôi phải làm điều tốt nào để đạt được sự sống vĩnh cửu ?” (Mt 19,16) [số 8]
+ “Chỉ có một Đấng duy nhất Tốt Lành mà thôi” (Mt 19,17) [số 9-11]
+ “Nếu anh muốn tiến vào sự sống, hãy tuân giữ các giới răn” (Mt 19,17) [số 12-15]
+ “Nếu anh muốn nên trọn hảo” (Mt 19,21) [số 16-18]
+ “Hãy đến, hãy nối gót theo Thầy” (Mt 19,21) [số 19-21]
+ “Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể” (Mt 19,26) [số 22-24]
+ “Và này đây Thầy ở với anh em luôn mãu cho đến tận thế” (Mt 28,20) [số 25-27]
CHƯƠNG II
“ANH EM CHỚ UỐN MÌNH THEO THẾ GIAN NÀY” (Rm 12,2)
Giáo Hội và Phân Định Về Một Số
Khuynh Hướng Thần Học Luân Lý Hiện Nay
+ “Giảng dạy những gì hợp với đạo lý lành mạnh” (x. Tt 2,1) [số 28-30]
+ “Anh em sẽ nhận biết chân lý và chân lý sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32) [số 31-34]
I. Tự do và Lề Luật
+ “Ngươi chớ có ăn trái nơi cây biết thiện biết dữ” (St 2,17) [số 35-37]
+ “Thiên Chúa đã muốn để cho con người “tự bàn bạc” với chính mình” (Hc 15,14) [số 38-41]
+ “Phúc thay người vui thú với Lề luật Chúa (x. Tv 1.1-2) [số 42-45]
+ “Họ nêu dẫn cho thấy Lề Luật đã được khắc ghi trong lòng họ” (Rm 2,15) [số 46-50]
+ “Nhưng thoạt đầu thì không như thế” (Mt 19,8) [số 51-53]
II. Lương tâm và chân lý
+ Thánh điện của con người [số 54-56]
+ Phán quyết của lương tâm [số 57-61]
+ Tìm kiếm chân lý và sự thiện [số 62-64]
III. Lựa chọn cơ bản và những hành vi ứng xử cụ thể
+ “Ước chi tự do đừng nên cớ cho người ta thỏa mãn xác thịt” (Gl 5,13) [số 65-68]
+ Tội trọng và tội nhẹ [số 69-70]
IV. Hành vi luân lý
+ Cứu cánh luận và thuyết duy cứu cánh [số 71-75]
+ Đối tượng của hành vi có suy tính [số 76-78]
+ “Điều tự nó là dữ” : không được phép làm điều dữ nhằm mục đích đạt tới điều thiện (x. Rm 3,8) [số 79-83]
CHƯƠNG III
“SAO CHO THẬP GIÁ CỦA ĐỨC KITÔ KHÔNG BỊ GIẢN LƯỢC THÀNH HƯ VÔ” (1Cr 1,17)
Sự Thiện Luân Lý Đối Với Đời Sống Của Giáo Hội Và Của Thế Giới.
+ “Chính vì để chúng ta được mãi tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta” (Gl 5,1) [số 84-87]
+ Bước đi trong ánh sáng (x. Ga 1,7) [số 88-89]
+ Tử đạo, một hình thức tán dương sự thánh thiện bất khả xâm phạm của Luật Thiên Chúa [số 90-94]
+ Những chuẩn mực luân lý phổ quát và bất biến nhằm phục vụ con người và xã hội [số 95-97]
+ Luân lý và cuộc canh tân đời sống xã hội và chính trị [số 98-101]
+ Ân sủng và sự tuân phục Luật Thiên Chúa [số 102-105]
+ Luân lý và công cuộc phúc âm hóa mới [số 106-108]
+ Dịch vụ của các nhà thần học luân lý [số 109-113]
+ Trách nhiệm mục tử của chúng tôi [số 114-117]
KẾT LUẬN
Đức Maria, Mẹ Từ Ái [số 118-120]
CHÚ THÍCH
GIỚI THIỆU THÔNG ĐIỆP
Mục tiêu của văn kiện
Trong thông điệp này, Đức Gioan Phaolô II bàn về một vài yếu tố cơ bản trong học thuyết luân lý công giáo, như Ngài đã từng báo trước trong Tông thư Spiritus Domini phổ biến ngày 1 – 8 – 1987, nhân dịp giỗ 200 năm Thánh An-phong-xô Li-gô-ri, quan thầy của các tiến sĩ và các nhà luân lý.
Nếu như một văn kiện đã từng được mong đợi và đã dày công soạn thảo như văn kiện này mà mãi tới nay mới được phổ biến, đó là bởi vì theo thẩm định chung nên để nó ra sau sách Giáo lý của Giáo Hội Công giáo trong đó nền luân lý Kitô giáo được trình bày đầy đủ và có hệ thống. Như vậy thông điệp này nại tới sách Giáo Lý “bản văn qui chiếu vững chắc và chính qui để giảng dạy về học thuyết công giáo” và thông điệp có thể chủ tâm bàn luận một vài vấn đề cơ bản trong giáo huấn luân lý của Giáo Hội, dưới dạng phán quyết của Huấn Quyền Giáo Hội về một số đề tài hiện đang được tranh cãi trong thần học luân lý.
Những đối tượng được nhắm đến
Đức Giáo Hoàng ngỏ lời một cách trực tiếp và trước hết với các Giám Mục vì các ngài, cùng với Vị Kế Nhiệm thánh Phêrô và dưới quyền tối thượng của vị này có bổn phận gìn giữ “học thuyết lành mạnh” (2Tm 4,3) bằng cách chăm lo cho Lời Chúa vốn cần được tin và đem ra thực hành, được giảng dạy một cách trung thành. Điều này nằm trong khuôn khổ của sứ mệnh tông đồ được Đức Giêsu trao ban ngay từ buổi đầu (Mt 28, 16-20), sứ mệnh cần được tiếp nối vào mọi thời đại, nhờ vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, ngõ hầu phát triển mối hiệp thông Giáo Hội, việc Phúc âm hóa và cuộc đối thoại về chân lý và về sự thiện mà Giáo Hội bảo tồn cùng với mọi người và mọi dân tộc.
Các nguyên do và động lực
Di sản phong phú gồm những suy tư luân lý như đã được trải dài một cách đặc biệt nơi Huấn Quyền Giáo Hoàng trong hai thế kỷ vừa qua về những phương diện khác biệt của đời sống nhân linh, hiện nay đang phải đương đầu với thách đố của một tình huống mới đã từng xuất hienẹ trong xã hội cũng như trong chính cộng đoàn Kitô hữu. Đã có những nỗ lực lớn lao và đáng ca ngợi được thi thố nhằm canh tân luân lý, như Công đồng Vaticanô II đã từng mong ước, thế nhưng cũng một lúc người ta chứng kiến cảnh lan tràn, ngay cả trong thần học luân lý công giáo, những hình thức nghi hoặc và bình phẩm đối với các giáo huấn luân lý của Giáo Hội: càng ngày càng lộ rõ hơn điều này là những làn sóng phản bác không chỉ mang tính chất phiếm diện và tùy cơ về một số chuẩn mực luân lý đặc thù nào đó mà thôi, nhưng đã trở thành một cuộc xét lại trọn khối và có hệ thống đối với di sản luân lý như hiện có, là di sản xây trên những quan điểm nhân học và đạo đức nhất định.
Cách riêng, một số trào lưu thần học loại bỏ học thuyết cổ truyền về luật tự nhiên, về tính phổ quát và về uy thế bền vững của những mệnh lệnh phát xuất từ luật tự nhiên. Người ta đặt lại vấn đề về thế giá của Huấn Quyền những khi Huấn Quyền can thiệp vào lãnh vực luân lý để dùng quyền giảng dạy về những đòi buộc bất khả tránh né nơi các giới răn của Thiên Chúa. Ngoài ra người ta còn cho rằng có thể yêu mến Thiên Chúa và tha nhân mà không nhất thiết luôn luôn và trong mọi trường hợp phải tuân thủ những giới răn mà Giáo Hội truyền dạy. Người ta đặt nghi vẫn về mối liên kết nội tại và bất khả phân chia giữa đức tin và luân lý, đến độ vạch ra lý thuyết cho rằng có thể đi tới nhiều hình thức đa nguyên vốn không thể dung hợp với sự hiệp thông Giáo Hội.
Trước tình trạng lan tràn của các lập trường nói trên, ai ai cũng nhận thức được rằng những vấn đề hiện nay mang tầm mức quan trọng tột bậc đối với Giáo Hội, đối với đời sống của các tín hữu và cả đối với tình hữu nghị và mối giáo hảo nhân loại nói chung. Những khó khăn về mục vụ và xã hội vì những lý do trên đã xẩy ra trên mọi bình diện và đã tạo thành một cuộc khủng hoảng thực sự đến độ Huấn Quyền Gíao Hoàng không thể không cảm thấy trách nhiệm phải xác định những khía cạnh giáo thuyết cần thiết để có thể giải quyết tình huống một cách tích cực.
Tâm điểm của vấn đề
Phăng ngược lên tận cội nguồn của những phản bác và những giải pháp bất dung hợp với học thuyết công giáo ấy, người ta nhận ra tầm ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng cuối cùng đã dẫn đến chỗ cắt đứt mối tương giao mang tính chất cấu tạo và thuộc về yếu tính giữa tự do nhân linh, khi được hành xử, với chân lý. Một quan niệm thái quá như thế về tính tự lập của tự do (autonomie de la liberté) sẽ tán dương tự do đến độ biến tự do thành cái tuyệt đối và coi tự do là nguồn phát sinh các giá trị, vượt qua mọi lệ thuộc đối với chân lý.
Chắc chắn người ta phải công nhận rằng trong nền thần học công giáo người ta không gặp thấy những lập trường quá mức như thế và đồng thời cũng cần phải công nhận rằng, với một lối tư duy vốn đề cao ngôi vị, nên thần học công giáo đã lặp lại và khai triển một cách tích cực hơn học thuyết cổ điển hoàn thiện nhất mà truyền thống để lại về giá trị của tinh thần trách nhiệm cá nhân, về vai trò của lý trí và của lương tâm trong quan niệm về bổn phận luân lý. Dầu vậy, trong một số trường hợp, người ta đã đi tới chỗ tư duy lại tận căn những vai trò hỗ tương giữa lý trí và đức tin, để rồi lập nên những chuẩn mực luân lý liên quan tới những cách cư xử nhất định “giữa đời”, bằng cách giao công việc xác định những chuẩn mực liên quan tới “thiện ích nhân linh” cho lý trí tự lập (độc lập đối với Mạc Khải, đối với Truyền Thống, đối với Huấn Quyền, và ngay cả đối với Chân Lý vốn hiện hữu trước lý trí), để cho lý trí được sáng tạo theo cách riêng của mình.
Có khi còn triệt để hơn như thế nữa, người ta ngả theo một quan niệm nào đó về tính tự lập và người ta đòi xét lại mối liên kết nội tại giữa đức tin và luân lý. Dầu thế nào đức tin vẫn không là một sự gắn bó thuần túy trí thức vào những chân lý trừu tượng. Đức tin còn mang một nội dung luân lý : đức tin khơi dậy và đòi buộc một sự dấn thân nhất quán trong đời sống; đức tin bao gồm việc tuân giữ các giới răn và kiện toàn việc tuân giữ ấy… “Không phải cứ thốt lên : Lạy Chúa, Lạy Chúa là được vào Nước Trời đâu, nhưng là phải thực hiện ý Cha Ta ở trên trời “ (Mt 7,21).
Đức Kitô, ánh sáng muôn dân.
Đứng trước những vấn nạn như vừa trình bày và nhằm mục đích đưa ra sự phân định cần thiết để bảo tồn kho tàng học thuyết công giáo. Đức Giáo Hoàng quay về Đức Giêsu Kitô, “ánh sáng muôn dân” (Cộng đồng Vaticanô II, Hiến chế Lumen Gentium, GH, số 1). Chính Đức Kitô đã dậy cho chúng ta con đường tự do đích thực: “Chân lý sẽ giải thoát anh em” (Ga 8, 32) và cùng lúc Người đã công bố : “Thầy là Đường, là Chân lý và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Trái ngược hẳn với tất cả những hình thức biến dạng và tất cả những hình thức ngụy tại xem ra tăng giá trị cho tự do, những kỳ thực tước bỏ hết ý nghĩa của tự do, tự do chỉ trọn vẹn là tự do một khi được nối liền với chân lý, với Chân lý “nguyên thủy” vốn chiếu tỏa một cách tuyệt mỹ (Veritatis spendor) trên dung nhan của Đức Kitô (x. 2Cr 3. 5 – 18).
Như vậy, thông điệp không chỉ nhắm mục đích duy nhất và thiết yếu là kêu gọi cảnh giác trước những sai lầm, trên tất cả, thông điệp nhằm một lần nữa, với tất cả khí phách của mình, công bố nguyên lý trung tâm là nguyên lý xác định tính chất cho sứ điệp về tự do Kitô giáo : chỉ trong chân lý thì tự do của con người mới có được một phẩm chất gọi là nhân bản và có trách nhiệm. Đúng vậy, thông điệp khởi đi từ tâm điểm của sứ điệp Kitô giáo và đồng thời mong muốn ngỏ lời với tất cả mọi người thành tâm thiện chí để dùng ánh sáng nền tảng phát triển từ đức tin, trong giai đoạn lịch sử hiện tại, mà soi đường cho tự do hướng đền điều thiện, chiếu dọi lối nẻo cho một đời sống nhân bản, cá vị và xã hội, thật sự tốt đẹp.
Những đường nét lớn của văn kiện.
Diễn tiến của thông điệp gồm ba giai đoạn :
- Thông điệp mở đầu bằng việc suy niệm Thánh Kinh dựa trên cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với người thanh niên giàu có (Mt 19,16-22), để nhờ đó mà nêu bật những yếu tố then chốt trong nền luân lý Kitô Giáo.
- Tiếp diễn, trong chương giữa mang tầm vóc giáo thuyết, thông điệp thực hiện công việc phân định và phê phán (discernement critique) trước một số khuynh hướng thần học luân lý hiện đại, dưới ánh sáng Thánh Kinh và Truyền thống sống động của Giáo Hội, đặc biệt dưới ánh sáng Công đồng Vaticanô II.
- Sau cùng, trong chương ba mang tính chất mục vụ, thông điệp nêu lên tầm lợi ích mà học thuyết luân lý Công giáo có thể và phải tạo được đối với đời sống Giáo Hội và đời sống nhân loại trên lãnh vực thiện bảo luân lý.
Suy niệm Tin Mừng về cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với người thanh niên giàu có
Đoạn văn khởi đầu bằng một câu hỏi do người đối thoại trẻ tuổi của Chúa Giêsu nêu lên, nhưng đó cũng là câu hỏi tiềm năng nơi con tim của mọi người : “Thưa Thầy, tôi phải làm điều tốt nào để đạt được cuộc sống vĩnh cửu ? “. Đặt câu hỏi về điều thiện và về điều dữ thì, xét theo cấp độ thâm sâu nhất, cũng là truy tìm ý nghĩa tròn đầy trong cuộc sống, truy tìm sự sống và hạnh phúc. Sở dĩ Giáo hội đã được cưu mang trong ý muốn của người thuộc mọi thời đại có thể gặp được Người và tìm được nơi Người câu trả lời duy nhất khả dĩ thỏa mãn họ một cách trọn vẹn và khả dĩ vượt xa hơn cả cuộc truy tìm sự sống của họ đến độ làm họ phải ngỡ ngàng.
Câu trả lời của Đức Giêsu, dưới một hình thức vắn gọn, đã nói lên chính tâm điểm và chính guồng năng động của nền luân lý Kitô Giáo: câu trả lời này đã làm nổi bật nội dung chính trong Mạc Khải của Cựu Ước và Tân Ước về hành động luân lý. Điểm đầu điêm đó là sự tuân phục của hanh động nhân linh đối với Thiên Chúa, đối với “Đấng tốt lành duy nhất”. Điểm thứ hai đó là mối quan hệ chặt chẽ nối kết sự thiện chân lý của các hành vi nhân linh với đời sống vĩnh cửu: các giới răn của Thiên Chúa mà Đức Giêsu xác quyết lặp lại trong luật yêu thương mới của Người chính là đường dẫn đến sự sống. Điểm thứ ba, đó là Đức Giêsu nêu dẫn con đường trọn hảo với tư thế ứng sẵn, bỏ hết mọi sự mà theo Người, noi gương Người để trao hiến chính mình như Người đã trao hiến mình cho Chúa Cha và cho anh em của Người trong tình yêu và trong phục vụ. Như thế, có thể nhận ra rằng luân lý Kitô giáo chính là sự chu toàn lề luật một cách trọn vẹn, và đây là điều có thể thực hiện nhờ ơn huệ hào phóng của Chúa Thánh Thần, là nguồn cột và chỗ dựa luân lý cho “cuộc tạo dựng mới”.
Truyền Thống sống động của Giáo Hội, gồm Huấn Quyền, công việc đào sâu giáo thuyết, phụng vụ và gương sống thánh thiện, đã luôn luôn duy trì sự hoàn thiện giữa đức tin với đời sống. Cách riêng, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Huấn Quyền do những mục tử đã cắt nghĩa Lề Luật của Chúa một cách trung thực cho các thế hệ nối tiếp nhau trải qua những hoàn cảnh đổi thay của lịch sử.
Công việc phân định và phê phán đối với một số khuynh hướng thần học
Tiếp nối trách vụ cắt nghĩa này. Đức Giáo Hoàng thực hiện một cuộc phân định và phê phán đối với một số khuynh hướng ngày nay trong thần học luân lý hiện đại.
Trên tất cả, cần phải nhắc lại mối tương quan mang tính chất cấu tạo giữa tự do và chân lý. Tính tự lập đích thực về mặt luân lý, khả dĩ dung hợp với học thuyết công giáo, là tĩnh chất mà tùy theo đó tự do của con người và lề luật của Thiên Chúa gặp gỡ nhau và xâm nhập vào với nhau. Là sự hiện diện của lề luật vĩnh cửu của Thiên Chúa nơi tạo vật có lý trí, luật “tự nhiên” thật ra bao băm sự tuân phục thiết yếu của lý trí và của các mệnh lệnh phát sinh từ lý trí với sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ngược lại với hết mọi chủ nghĩa tương đối, tính chất phổ quát và trường tồn của các mệnh lệnh thuộc lề luật luân lý được khẳng định, vì các mệnh lệnh này biểu lộ chân lý nguyên thủy về thiện ích của con người và nêu lên đường nẻo để tự do được thể hiện một cách đích thực. Nền tảng tối hậu của các mệnh lệnh này nhằm ở nơi Đức Kitô. Đấng mãu mãi là một, hôm qua, hôm nay và mọi thời (x. Dt 13,8; Hiến chế Gaudium et Spes, MV, số 10).
Bằng chứng từ ngữ của Công Đồng Vaticanô II (x. Hiến chế Gaudium et spes, MV, số 16) lương tâm luân lý lại một lần nữa được định nghĩa như là “thánh điện của con người” ở đó tiếng Thiên Chúa dội lên và không ngừng kêu mời yêu mến, làm điều lành, tránh điều dữ. Dầu vậy, ngược lại với mọi thứ chủ trương duy chủ thể, có sự tái khẳng định rằng lương tâm không phải là một bộ phận có sức sáng tạo đối với điều thiện, nhưng lương tâm cần phải được đào luyện dưới ánh sáng của chân lý. Phán quyết tội cùng của lương tâm cần phải để cho luật Thiên Chúa soi sáng vì luật Thiên Chúa là chuẩn mực phổ quát và khách quan trong địa hạt chân lý.
Dầu vẫn công nhận tính chất nền tảng của một chọn lựa trong đời sống, cách riêng chọn lựa sống đức tin thông điệp từ chối tất cả mọi hình thức tách lìa giữa một bên là “lựa chọn cơ bản” (option fondamentale) mang tính chất siêu nghiệm với bên kia là những chọn lựa có suy tình gắn liền với những hành vi cụ thể. Lựa chọn cơ bản đánh dấu và nâng đỡ đời sống luân lý của người Kitô hữu, lựa chọn này bị kháng cự mỗi lần mà con người để cho tự do của mình can dự vào những lựa chọn cố tình và tự ý theo hướng đối nghịch và bao hàm những chất thể luân lý trầm trọng (tội nặng).
Ngược lại với những chủ thuyết luân lý có thể mệnh danh là “thuyết duy cứu cánh”, “thuyết duy hiệu quả” hoặc “thuyết cân xứng”, văn kiện của Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng việc thẩm định giá trị luân lý của các hành vi nhân linh không chỉ độc nhất bắt nguồn từ việc đánh giá những hậu quả tiên liệu trước hoặc đánh giá tỷ lệ cân xứng giữa những điều thiện hay những điều dữ “tiền-luân-lý” phát sính từ đó. Ý hướng ngay thẳng mà thôi thì không đủ để biện minh cho sự hoàn chỉnh của một lựa chọn. Ngay cả khi chú trọng đến ý hướng chủ quan và đến những hậu quả, tính chất luân lý của hành vi trước tiên phải nẩy sinh từ đối tượng lựa chọn mà lý trí cưu mang và đề nghị cho ý chí. Bởi đó, người ta quả quyết rằng có thể đánh giá một số hành vi ứng xử vốn đối nghịch lại với chân lý và với thiện ích của con người là “xẩu tự bên trong” bản chất. Lựa chọn nào nghiêng về những hành vi ấy sẽ không bao giờ là tốt ngay cả khi đi kèm với ý tưởng tốt lành xét về phía chủ quan và nhắm tới những hậu quả tích cực. Ngay cả với những nguyên do rất nghiêm trọng, không thể nào được phép làm điều dữ nhằm mục đích đạt tới điều thiện (X.Rm 3,8: Thông Điệp Sự Sống Con Người, Humanae Vitae, số 14). Chính vì thế mà có những mệnh lệnh luân lý “tiêu cực” (nghĩa là những mệnh lệnh nhằm ngăn cấm một số hành vi ứng xử nào đó) vốn mang giá trị phổ quát và không bao giờ được phép miễn trừ.
Sự thiện luân lý nhằm phục vụ cho đời sống Giáo Hội và đời sống nhân loại
Đưa mắt nhìn về Chúa Giêsu, Giáo Hội khám phá ra ý nghĩa thực sự của tự do: trao hiến chính mình vì tình yêu nhằm phục vụ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Giáo Hội khám phá ra rằng, trong các giới răn và trong tính chất tuyệt đối của các giới răn, Luật Thiên Chúa diễn đạt những đòi buộc tình yêu. Những chuẩn mực luân lý phổ quát và bất biến là nhằm phục vụ con người và xã hội. Cuộc canh tân sâu rộng về đời sống xã hội và chính trị mà nhân loại hiện nay ngày càng dần đến chỉ có thể thực hiện nếu tự do nối liền với chân lý. Thật vậy, cho dẫu bề ngoài có như thế nào, chủ thuyết tương đối về luân lý không thể nào không dẫn đến một thể chế chuyên quyền để rồi hủy diệt con người. Đem luân lý ra phản xử chính là đem con người và tự do của con người ra phân xử, không thể nào đứng về phía bênh vực nếu chống lại chân lý và chống lại Thiên Chúa. Trong lịch sử cứu độ các anh hùng tử đạo đã thà chết hơn phạm tội, đã làm chứng cho sự thánh thiện bất khả xâm phạm của luật Thiên Chúa và đã làm chứng cho sự tôn trọng vô điều kiện mà bất cứ ai là con người đều đáng được hưởng do những đòi buộc của nhân phẩm. Trong địa hạt làm chứng này, không những chỉ có người Kitô hữu mà thôi: cảm thức luân lý của các dân tộc, những truyền thống lớn về đạo giáo và minh triết ở Tây Phương và Đông Phương cũng mang nhiều xác quyết cho lập trường của các Kitô hữu.
Cho dấu tự do của con người vốn mỏng manh, con người có những khả năng cụ thể để hành động theo sự thật luân lý và tất cả những khả năng ấy đều nằm trong mầu nhiệm cứu chuộc nhờ Đức Kitô. Trong Đức Kitô, chẳng những Chúa Cha ban cho chúng ta chân lý về điều thiện (giới răn yêu thương xét cho cùng cũng lập lại mười giới răn), nhưng còn ban cho chúng ta “Luật mới” là Thần Khí trong chúng ta và Ân Sủng của Thần Khí, để nhờ đó chúng ta mới có khả năng yêu thương và làm điều thiện. Trong Đức Kitô, lượng từ ái của Thiên Chúa đạt thấu chúng ta, hết mực cảm thông đối với sự yếu đuối của con người nhưng không bao giờ xê xích cỡ của điều thiện và điều dữ bằng những thỏa nhượng hòng thích nghi với từng hoàn cảnh.
Chính vì thế, vốn mật thiết gắn liền với công cuộc Phúc âm hóa mới, việc rao giảng luân lý Kitô giáo đáp lại lời cảnh cáo của Thánh Tông Đồ Phaolô : “Chớ để cho Thập Gía Đức Kitô bị giản lược thành hư vô” (1Cr 1,17). Đối với trách nhiệm loan báo không khinh giảm về sự công chính và lượng từ ái vốn rực chiếu trên Thập Gía, tác vụ của các thần học gia luân lý mang tính chất định đoạt, bởi vì họ thi hành một sứ mệnh thực sự mang chiều kích Giáo Hội, trong nỗi hiệp thông với các mục tử. Các mục tử có trách nhiệm chăm lo sao cho Lời Chúa được công bố và áp dụng vào đời sống một cách trung thành trong việc giảng thuyết cho các tín hữu, trong công cuộc Phúc âm hóa, trong lãnh vực giảng dạy thần học và nền đào tạo do các chủng viện ban hành, hoặc cả trong sinh hoạt của các tổ chức công giáo.
Cậy dựa vào Mẹ Từ Ái
Để
kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha hướng về phía Đức Maria. Mẹ Từ Ái và
biểu tượng của tự do Kitô giáo chân chính. Đức Thánh Cha cầu xin với Mẹ
Maria để cho trong đời sống luân lý của các tín hữu ngời chiếu Chân Lý
của Con Ngài, “nhằm làm vinh danh Thiên Chúa”. Trong đoạn cuối này, Đức
Giáo Hoàng nhắc lại lần nữa “sự đơn giản lạ thường” của nền luân lý Kitô giáo, đó là “đi theo Chúa Kitô”,
đó là để cho mình được ân sủng Người biến đổi và được lượng từ ái Người
canh tân : đây chính là những hồng ân mà chúng ta lãnh nhận trong đời
sống hiệp thông với Giáo Hội của Người.
No comments:
Post a Comment