Wednesday, January 30, 2013

VÌ CÁC CON CHA HỌC HỎI


Sống trong xã hội đương đại với nhiều biến chuyển về công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật và văn hóa; với sự phong phú trong tương quan và trong đời sống. Giới trẻ đang chờ đón những người Sa-lê-diêng đồng hành với họ, đáp trả lại những thao thức, những ước mong của họ. Mặc khác, người Sa-lê-diêng cũng khát khao đưa tinh thần và sứ mạng Don Bosco vào môi trường mình sống và vào công việc, vào trong kế hoạch mục vụ và giáo dục. Tắt một lời đưa Don Bosco và Tin Mừng đến với người trẻ.
Đồng hành và thăng tiến người trẻ, giúp họ sống ý nghĩa, tạo tình liên đới và phục vụ, rao giảng Tin Mừng, giáo dục và huấn nghiệp ... tất cả những điều này đòi hỏi người Sa-lê-diêng kiện cường đời sống thiêng liêng, thăng tiến đời sống tri thức, chuẩn bị tốt về mục vụ và giáo dục, thủ đắc những tài năng về huấn giáo và nghề nghiệp.
 “Vì các con cha học hỏi”
Tông huấn Vita consecrata kêu mời các tu sĩ nam nữ không ngừng yêu mến và nhiệt tâm trong việc học tập và đào luyện để việc tông đồ trổ sinh hoa trái dồi dào. “Ngoài việc phục vụ tha nhân, đời sống thánh hiến cần canh tân và yêu mến việc học nhằm đạt được sự đào luyện toàn hảo trong bối cảnh văn hóa đa dạng và đang đổi thay. Không có lòng yêu mến và nhiệt tâm học hỏi thì dễ cảm thấy việc tông đồ nặng nề, thiếu sáng kiến và hời hợt trong mục vụ” (VC số 98).
Don Bosco, được thúc đẩy bởi cảm hứng Da mihi animas (Xin cho tôi các linh hồn), đã dành trọn cuộc đời của mình để phục vụ giới trẻ, phục vụ Giáo Hội và xã hội. Ngài lưu tâm đến những trạng huống của người trẻ và của xã hội để có những sáng kiến trong việc mục vụ và giáo dục (phục vụ trẻ bụi đời, hình thành nguyện xá, trung tâm trẻ, mở nhà in, lập các xưởng thợ, viết sách, quảng bá kiến thức …).
Việc học hành luôn có trong chương trình giáo dục và mục vụ của Don Bosco. Thật vậy, ngài thường nhắn nhủ các bạn trẻ 3 hạn từ: thánh thiện, học tập và đạo đức. Đối với tu sĩ Sa-lê-diêng, việc học hành khởi đi từ sự tận hiến hoàn toàn cho người trẻ, từ mối ưu tư để hiểu biết chúng, để thông truyền đức tin và kinh nghiệm cuộc sống.
Hơn nữa, việc học hành còn mang tính thiêng liêng. Đó là học tập từ cuộc sống, suy tư về kinh nghiệm cuộc đời, kinh nghiệm mục vụ và giáo dục, hướng về tương lai bằng sự lượng giá và lên kế hoạch cũng như có những chương trình cụ thể. Đó là ước muốn và nhiệt tâm để đạt đến sự “khôn ngoan” trong ân sủng, trong đời sống thiêng liêng, trong phục vụ, hầu có thể hướng dẫn và đồng hành với tha nhân.
Thật không dễ dàng để có sự quân bình giữa việc học hỏi và việc tông đồ, nghĩa là giữa sự phục vụ và việc nghiên cứu, tìm kiếm chất lượng giáo dục mục vụ. “Nhiều việc phải làm”, “không có thời gian”, sự khẩn thiết của sứ mệnh, việc thiếu người làm việc, những môi trường và kế hoạch mới luôn thúc đẩy nhiệt tâm Da mihi animas của người Sa-lê-diêng. Tuy nhiên, nếu chỉ có thiện ý và sự sẵn sàng thôi thì chưa đủ, mà cần có sự khôn ngoan và cần có năng lực. Sự chọn lựa việc học hỏi vẫn cần thiết, vì có thể đáp trả những nhu cầu của người trẻ, có thể thủ đắc năng lực thiết yếu trong công việc, có thể vun trồng kinh nghiệm cuộc sống, đặc biệt trong đời sống thiêng liêng, có thể có một cái nhìn đúng đắn và mở ra với những trạng huống mới, và tất cả điều đó sẽ mang lại hoa trái mục vụ dồi dào.
Như vậy, tình yêu và năng lực, học hành và làm việc, hoạt động và suy tư sẽ nhằm thiện ích của giới trẻ. Don Bosco đã nhắn nhủ một hội viên trẻ rằng: “Việc học hành và nhân đức sẽ làm cho thầy trở nên một Sa-lê-diêng đích thực” (Công báo ACS số 272), nghĩa là việc học hành và đời sống thiêng liêng sẽ khiến cho những tu sĩ Sa-lê-diêng trở nên những nhà giáo dục và những mục tử đích thực và tốt lành giữa người trẻ. Cho dẫu mang nhiều hình thái và diễn tả khác nhau theo khả năng và ơn riêng cho từng người, thì việc học hỏi vẫn là điều kiện để người Sa-lê-diêng tỏ lộ tình yêu dành cho người trẻ.

“Hãy học cho mình được yêu mến”
Các tu sĩ Sa-lê-diêng khấn trọn đời được trao “thánh giá Chúa Giê-su mục tử nhân lành”. Nghệ nhân Gio-an Đa minh Se-gio đã giúp diễn tả căn tính thánh hiến tông đồ của tu sĩ Sa-lê-diêng trong lòng Giáo Hội. 
 


Mặt trước của thánh giá ghi khắc hình ảnh Chúa Giê-su, mẫu gương cho các mục tử. Hình ảnh mô tả Chúa Giê-su vác con chiên lạc trên vai, và ở bên cạnh Ngài là hai con chiên khác dưới hai nhánh cây, cùng với biểu tượng chim bồ câu ngậm cành ô-liu. Theo truyền thống ki-tô giáo, hình ảnh này tỏ lộ lòng tín thác, sự tốt lành và của lễ dâng hiến trong bình an và hy vọng. Hình ảnh này cũng nhắc nhớ Lời Chúa trong tin mừng Gio-an: “Mục tử nhân lành sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đàn chiên của mình” (Ga 10,11).
Mặt sau của thánh giá ghi lại những lời nhắn nhủ cùng với chữ ký của Don Bosco: “Hãy học cho mình được yêu mến” (tiếng Ý là Studia di farti amare), Linh Mục Gioan Bosco. Những lời nhắn nhủ này tỏ lộ tinh thần và phương pháp giáo dục mục vụ dành cho giới trẻ và thanh thiếu niên. Những lời này được Don Bosco viết cho cha Rua vào năm 1863 khi ngài bổ nhiệm cha Rua làm giám đốc ở Mirabello: “Cha không thể luôn luôn ở bên cạnh con được, vì thế cha nhắn nhủ con với cõi lòng của một người cha dành cho đứa con yêu dấu nhất”, và Don Bosco dành cho cha Rua nhiều lời khuyên trong đó có lời nhắn nhủ “hãy học cho được yêu mến” (MB VII, 524).
Lời nhắn nhủ này rất quan trọng trong tinh thần Sa-lê-diêng. Chính Don Bosco không ngừng lập lại cho Rua và đó cũng là những lời cuối cùng vào cuối đời ngài trao cho Rua (xem MB XVIII, 537). Trong lá thư nổi tiếng từ Ro-ma năm 1884 Don Bosco khẳng định rằng “chỉ yêu mến thôi, thì chưa đủ, nhưng còn phải biết làm cho mình được yêu mến” (MB XVII, 107). Chính phương pháp giáo dục dự phòng của người Sa-lê-diêng kín múc từ tình yêu để giúp người trẻ sống tốt và làm điều thiện: Thiên Chúa, là Tình Yêu, muốn tất cả sống và thực hành tình yêu.
Ơn gọi của tu sĩ Sa-lê-diêng đánh dấu một ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa: lòng yêu mến giới trẻ và thanh thiếu niên. “Chỉ cần các con là người trẻ cũng đủ để cha hết lòng thương mến các con” (Don Bosco). Chính tên gọi “Sa-lê-diêng” xuất phát từ lòng nhiệt thành và sự tốt lành của thánh Phan-xi-cô thành Sa-lê. Hơn nữa, tình yêu này sẽ dẫn đến niềm vui và lạc quan, là cách nhìn cần phải có trong xã hội ngày nay.
Như vậy, “hãy học cho mình được yêu mến” gợi hứng cho linh đạo, cho con đường thiêng liêng và cho phương pháp giáo dục mục vụ và tông đồ của đoàn sủng Sa-lê-diêng.
“Vì các con cha học hỏi, vì các con cha làm việc, vì các con cha sống và vì các con cha sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình” (Don Bosco).
Fx. Phạm Đình Phước SDB

Tuesday, January 15, 2013

TÔI YÊU, TÔI HIỆN HỮU và HIỆN HỮU NGƯỜI TÔI YÊU

1. Tình yêu là gì? 
Tình yêu là gì? Câu này không dễ dàng trả lời, vì cảm nghiệm và sống tình yêu thì dễ dàng hơn là định nghĩa và phân tích nó. Có phải đơn giản như nhà thơ Xuân Diệu mô tả “Yêu là chết trong lòng một ít” hay “Đố ai định nghĩa được chữ yêu, có khó gì đâu một buổi chiều, anh cùng với em đi dạo phố, người ta nhìn thấy bảo là yêu”. Hoặc như văn hào Voltaire cho rằng “Chân lý cuối cùng trên cõi đời vẫn chỉ là tình yêu. Yêu là sống và còn sống là còn yêu”, hay như Saint Exupery quan niệm: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng là cùng nhau nhìn về một hướng”.
Hạn từ “tình yêu” mang nhiều ý nghĩa khác nhau: lòng yêu nước, yêu nghề, tình yêu bè bạn, sự yêu thích công việc, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa các thành viên trong gia đình, tình yêu người và lòng mến Chúa. Giữa những ý nghĩa này nổi bật lên tình yêu giữa một người nam và một người nữ, trong đó cả hai kết hiệp bất khả phân ly và mở ra cho nhân loại thấy sự hạnh phúc vô biên.
Hai người yêu nhau thì khám phá ra nhau, tìm thấy những khả thể đầy thú vị ẩn dấu nơi người bạn mình và mỗi người được mời gọi thám hiểm cõi huyền bí trong tâm hồn và nhân cách của họ. Khẳng định người yêu hiện hữu và thăng tiến người yêu là ý nghĩa chân thật của tình yêu: “Yêu mến là ước muốn thăng tiến. Tôi yêu, nghĩa là trước hết tôi muốn anh hiện hữu, và anh thăng tiến trong toàn thể con người anh” (Maurice Nedoncelle). Con người không chỉ trao ban điều mình , mà còn trao ban điều mình . Khi sự trao ban trùng hợp với hành vi cho đi và tình yêu là một sự trao tặng chính bản thân mình, thì đó chính là tình yêu.
2. Tình yêu hướng đến chân lý và và hướng đến tuyệt đối
Các triết gia Hy Lạp bàn đến tình yêu trong chiều kích cốt yếu của nó. Theo Plato, tình yêu (eros) của con người bị Vẻ Đẹp chinh phục. Con người, chiêm ngắm những đối tượng và vẻ đẹp thực tại, bị thu hút trong một trạng thái say đắm và ngây ngất. Sự say đắm này hướng đến nguồn gốc của vẻ đẹp. Vẻ đẹp này chính là niềm hạnh phúc hoàn hảo và là cùng đích của tình yêu eros. Như vậy, tình yêu tìm kiếm sự thiện và hướng tới chân lý tuyệt đối. Còn Aristotle cho rằng tình yêu phổ quát là việc hướng vũ trụ đến sự toàn hảo tuyệt đối, xét như là nguồn năng lực của vũ trụ. Động Cơ Bất Động là đối tượng của tình yêu theo đó tất cả mọi thực tại qui chiếu về.
Với Ki-tô giáo, con người là hình ảnh Thiên Chúa, Tình Yêu Ba Ngôi. Đây chính là biểu tượng của sự hiệp nhất, hiệp thông và trao ban. Theo đó, tình yêu mặc lấy chiều kích cao cả của nó là agape, nghĩa là không chỉ có chiều kích eros chiêm ngưỡng và tìm kiếm vẻ đẹp, niềm hạnh phúc và sự hoàn hảo, mà còn là tình yêu trao ban agape, thông dự vào tình yêu vĩnh cửu.
Agape diễn tả tình yêu với sự khám phá đích thực lẫn nhau, vượt qua tính chất ích kỷ bao trùm theo quan niệm của Hy Lạp cổ đại. Tình yêu giờ đây trở thành mối quan tâm và lo lắng cho người khác. Nó không còn là tìm kiếm chính mình, hay một mê say hạnh phúc; thay vào đó nó tìm kiếm điều thiện cho người mình yêu: nó trở thành sự từ bỏ chính mình và sẵn sàng chấp nhận cả hy sinh nếu cần (Benedetto XVI, Thông Điệp Deus caritas est, số  6).
Tình yêu chân thật, tự bản tính, hướng tới tuyệt đối. Tuyệt đối chính là đối tượng duy nhất của tình yêu, tất cả những đối tượng khác sẽ không làm nó thỏa mãn. Người nào càng yêu nhiều bao nhiêu thì càng cảm thấy nhỏ bé nghèo hèn và thấp kém giữa hai người. Mọi sự cho đi của mình đều cảm thấy bất toàn so với nét đáng yêu của người mình yêu. Điều này không chỉ liên hệ trong tương quan với Thiên Chúa, mà còn trong tương quan với tha nhân. Tình yêu đích thật chính là hoa trái của lòng khiêm nhường. Sự trao ban chính mình được biến mất trong niềm vui đón nhận. Bởi vì đón nhận xảy ra trong niềm vui cá nhân sung mãn nhất, nên đến lượt nó, nó cũng chứa đựng sự cho đi bản thân người kia, chứa đựng sự hướng chiều cốt yếu và căn bản về người mà qua đó đón nhận tình yêu.
Tình yêu agape Kitô giáo được diễn đạt cụ thể nơi Đức Giê-su Ki-tô, Đấng yêu thương đến cùng và hy sinh tính mạng vì người yêu. Mặc lấy tâm tình của Đức Ki-tô, tình yêu của con người đạt tới sự hoàn hảo như Đức Ki-tô, Đấng đã sống và yêu trọn vẹn trong cuộc đời dương thế. 
3. Tình yêu trong lý trí
Quan niệm tình yêu con người trong xã hội ngày nay mang dáng dấp của đam mê và đầy tính cảm xúc. Đó chính là lối tôn sùng thân xác thời nay. Tình yêu bị giản lược thành ‘tính dục’ thuần tuý, trở nên một thứ hàng hóa, đơn giản là ‘đồ vật’mua bán, hay hơn thế nữa chính con người trở thành một thứ hàng hóa.
Tình yêu chỉ hệ tại ở thân xác có mang lại cho con người hạnh phúc hay không? Con người hiện đại nghĩ rằng ban đầu nghĩ đơn giản là quan hệ với người yêu thôi. Sau đó thì ‘phóng lao phải theo lao’, đã một lần lên giường là có lần sau, vì còn gì để mất đâu. Còn trong việc sống chung thì chuyện ban trai chu cấp tiền, mua sắm, tặng quà là chuyện thường. Rồi cũng có quyết tâm làm lại từ đầu nhưng ‘lực bất tòng tâm’, muốn có một tình yêu bình thường trở lại cũng khó.
Dựa trên cảm xúc, con người cho rằng tình yêu sẽ giúp họ vượt qua được những khó khăn, là nguồn động viên tinh thần, là sức mạnh tuyệt vời để khám phá và cảm nhận cuộc sống. Nhưng tình yêu không phải chỉ là cảm xúc. Cảm xúc đến rồi đi. Cảm xúc có thể là một tia sáng khai mở diệu kỳ, nhưng tổng thể của tình yêu không phải như thế. Tình cảm chỉ là một nguồn phong phú và là một nguồn sức mạnh khi có được sự hướng dẫn bởi lý trí.
Con người là một hữu thể tinh thần và thân xác. Con người thật sự là chính mình khi thân xác và tinh thần được kết hiệp mật thiết. Vì vậy, khi yêu thương không chỉ có hồn yêu hay xác yêu mà thôi, nhưng chính là con người, một nhân vị, một tạo vật hiệp nhất gồm cả thể xác và linh hồn. Chỉ khi nào cả hai chiều kích thật sự được kết hiệp, lúc đó con người mới đạt đến tầm vóc đúng mức của mình. Max Scheler trong tác phẩm Tình yêu và hiểu biết cho rằng hai chiều kích lý trí và tình yêu – logos eros, song hành với nhau. Lý trí là phương tiện cho tình yêu, tình yêu này thông dự vào tình yêu Thiên Chúa, là tình yêu agape, tình yêu trao ban nhưng không.  “Con người là một thụ tạo được phú ban cho lý trí với phẩm giá cao cả nhất là trí năng, […] nhưng sự hoàn hảo nhất hệ tại ở tình yêu” (Jacque Maritain).
4. Tình yêu đích thực dẫn đến hạnh phúc
Sự hiện hữu của người yêu đem lại niềm vui, làm cho con người ý thức mình là chủ thể tình yêu và cũng là đối tượng của tình yêu. Một người có lẽ trước đây chẳng quan tâm đến thế giới xung quanh, thì với tình yêu, thế giới mới đẹp biết bao và lãng mạn dường nào, con người mặc cho khung cảnh xung quanh mình tính chất thiêng liêng và tuyệt diệu. Thế giới xung quanh trở thành không gian tình yêu với những con đường thơ mộng, công viên trữ tình, bãi biển lãng mạn …, là những nơi gặp gỡ của hai tâm hồn yêu nhau.
Khi con người yêu nhau thì con người hạnh phúc, khi con người hạnh phúc thì con người tỏ lộ niềm vui. Cho dẫu con người kín múc niềm vui từ tình yêu, thì con người vẫn lý giải cho niềm vui này. Đó không chỉ là niềm vui chóng qua, mà là hạnh phúc lâu bền. Hạnh phúc này chỉ có thể đến từ một tình yêu chân thật, một tình yêu làm hấp dẫn con người và ước ao cho người yêu được thịnh đạt và hạnh phúc.
Vì vậy, sự hài lòng và thỏa mãn thì không đủ cho hạnh phúc bền vững. Mỗi kinh nghiệm về sự hài lòng và thỏa mãn cho thấy cần một điều gì vượt hơn nữa; chẳng hạn như một mũi tên bắn đi phải đến đích, thì sự thỏa mãn phải vươn đến cùng đích cuối cùng là hạnh phúc. Vì thế, trong tình yêu, nếu chỉ dừng lại ở sự chiếm hữu hay ở sự thỏa mãn, thì khó có thể đạt đến hạnh phúc đích thực, vì thiếu đi sự trọn hảo của con người.
Yêu mến là muốn người yêu hiện hữu và hiện hữu cách tròn đầy. Đó chính là niềm hạnh phúc, vì được hiện diện, yêu và được yêu. Tình yêu chính là tột đỉnh trong cấu trúc nền tảng của con người. Nó xác định tính chân thực của một con người trong tương quan với tha nhân: “Tình yêu là hoạt động hoàn hảo nhất của con người” (ĐTC Gioan Phaolo II).
(Fx. Phạm Đình Phước SDB)

Tuesday, January 1, 2013

GỞI NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA CÁC LINH MỤC - TU SĨ

«Causa nostrae Letitiae»!
 
 Toàn thể Giáo Hội chiêm ngưỡng những người mẹ của các linh mục và chủng sinh với lòng cảm mến và biết ơn sâu xa. Được vinh dự lãnh nhận sứ vụ cao quý làm mẹ, họ đã khởi đầu cho tiến trình đào tạo ơn gọi. Vì thế với niềm vui tận đáy lòng, Cha thân ái ngỏ lời với họ.
[...]
Ơn gọi linh mục xuất phát từ gia đình, trong tình yêu của cha mẹ và trong môi trường giáo dục đức tin đầu tiên. Chính trong mảnh đất màu mỡ ấy, việc sẵn sàng đón nhận và vâng theo thánh ý Thiên Chúa mới có thể bén rễ và hút được dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, mỗi ơn gọi đều thể hiện một nét đặc sắc không thể giảm thiểu, tiêu biểu cho đặc tính của mỗi gia đình nơi ơn gọi được nảy sinh, nó vượt khỏi mọi suy tính của loài người và luôn mời gọi tất cả phải canh tân.
[...]
Với cả con tim Cha ước muốn khích lệ và ngỏ lời cám ơn cách đặc biệt tới tất cả những người mẹ của các linh mục, chủng sinh và - cùng với họ - tất cả những người nữ thánh hiến và giáo dân, theo lời kêu mời Cha đã ngỏ trong Năm Linh Mục, đã nhận lãnh ơn làm mẹ thiêng liêng đối với những người được kêu gọi tới thừa tác vụ linh mục, bằng cách hiến dâng chính đời sống, lời cầu nguyện, sự hy sinh đau khổ, sự mệt mỏi bệnh tật, cũng như mọi niềm vui nỗi buồn vì sự trung tín và việc thánh hóa nơi các Linh Mục và những thừa tác viên của Chúa. Đang khi trở nên như thế, họ được tham dự vào tước hiệu đặc biệt trong tư cách làm mẹ của Hội Thánh với mẫu gương và được thành toàn trong chức vị là Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria rất thánh.
[...]
Rome, 01.01.2013
Hồng Y Mauro Piacenza,

Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ

Lettera alle madri dei sacerdoti e dei seminaristi ed a quante esercitano verso di loro il dono della maternità spirituale nella solennità di maria santissima madre di dio

 Il Popolo cristiano ha sempre venerato, con profonda gratitudine, la Beata Vergine Maria, contemplando in Lei la Causa di ogni nostra vera Gioia.
Infatti, accogliendo la Parola Eterna nel suo grembo immacolato, Maria Santissima ha dato alla luce il Sommo ed Eterno Sacerdote, Gesù Cristo, unico Salvatore del mondo. In Lui, Dio stesso è venuto incontro all’uomo, l’ha sollevato dal peccato e gli ha donato la Vita eterna, cioè la Sua stessa Vita. Aderendo alla Volontà di Dio, perciò, Maria ha partecipato, in modo unico ed irripetibile, al mistero della nostra redenzione, divenendo, in tal modo, Madre di Dio, Porta del Cielo e Causa della nostra Gioia.
In modo analogo, la Chiesa tutta guarda, con ammirazione e profonda gratitudine, a tutte le mamme dei Sacerdoti e di quanti, ricevuta quest’altissima Vocazione, hanno intrapreso il cammino di formazione, ed è con profonda gioia che mi rivolgo a loro.
I figli, che esse hanno accolto ed educato, infatti, sono stati scelti da Cristo fin dall’eternità, per divenire Suoi “amici prediletti” e, così, vivo ed indispensabile strumento della Sua Presenza nel mondo. Per mezzo del Sacramento dell’Ordine la vita dei sacerdoti viene definitivamente presa da Gesù e immersa in Lui, cosicché, in loro, è Gesù stesso che passa e opera tra gli uomini.
Questo mistero è talmente grande, che il sacerdote viene anche chiamato “alter Christus” – “un altro Cristo”. La sua povera umanità, infatti, elevata, per la potenza dello Spirito Santo, ad una nuova e più alta unione con la Persona di Gesù, è ora luogo dell’Incontro con il Figlio di Dio, incarnato, morto e risorto per noi. Quando ogni sacerdote insegna la fede della Chiesa, infatti, è Cristo che, in lui, parla al Popolo; quando, prudentemente, guida i fedeli a lui affidati, è Cristo che pasce le proprie pecorelle; quando celebra i Sacramenti, in modo eminente la Santissima Eucaristia, è Cristo stesso, che, attraverso i suoi ministri, opera la Salvezza dell’uomo e si rende realmente presente nel mondo.
La vocazione sacerdotale, normalmente, ha nella famiglia, nell’amore dei genitori e nella prima educazione alla fede, quel terreno fertile nel quale la disponibilità alla volontà di Dio può radicarsi e trarre l’indispensabile nutrimento. Nel contempo, ogni vocazione rappresenta, anche per la stessa famiglia in cui sorge, un’irriducibile novità, che sfugge ai parametri umani e chiama tutti, sempre, a conversione.
In questa novità, che Cristo opera nella vita di coloro che ha scelto e chiamato, tutti i familiari – e le persone più vicine – sono coinvolti, ma è certamente unica e speciale la partecipazione che è data di vivere alla mamma del sacerdote. Uniche e speciali sono, infatti, le consolazioni spirituali, che le derivano dall’aver portato in grembo chi è divenuto ministro di Cristo. Ogni madre, infatti, non può che gioire nel vedere la vita del proprio figlio, non solo compiuta, ma investita di una specialissima predilezione divina che abbraccia e trasforma per l’eternità.
Se apparentemente, in virtù della vocazione e dell’ordinazione, si produce un’inaspettata “distanza”, rispetto alla vita del figlio, misteriosamente più radicale di ogni altra separazione naturale, in realtà la bimillenaria esperienza della Chiesa insegna che la madre “riceve” il figlio sacerdote in un modo del tutto nuovo e inatteso, tanto da essere chiamata a riconoscere nel frutto del proprio grembo, per volontà di Dio, un “padre”, chiamato a generare ed accompagnare alla vita eterna una moltitudine di fratelli. Ogni madre di un sacerdote è misteriosamente “figlia del suo figlio”. Verso di lui potrà, allora, esercitare anche una nuova “maternità”, nella discreta, ma efficacissima ed inestimabilmente preziosa, vicinanza della preghiera e nell’offerta della propria esistenza per il ministero del figlio.
Questa nuova “paternità”, alla quale il Seminarista si prepara, che al Sacerdote è donata e della quale tutto il Popolo Santo di Dio beneficia, ha bisogno di essere accompagnata dalla preghiera assidua e dal personale sacrificio, perché la libertà nell’aderire alla volontà divina sia continuamente rinnovata e irrobustita, perché i Sacerdoti non si stanchino mai, nella quotidiana battaglia della fede e uniscano, sempre più totalmente, la propria vita al Sacrificio di Cristo Signore.
Tale opera di autentico sostegno, sempre necessaria nella vita della Chiesa, appare oggi quanto mai urgente, soprattutto nel nostro Occidente secolarizzato, che attende e domanda un nuovo e radicale annuncio di Cristo e le mamme dei sacerdoti e dei seminaristi rappresentano un vero e proprio “esercito” che, dalla terra innalza al Cielo preghiere ed offerte e, ancor più numeroso, dal Cielo intercede perché ogni grazia sia riversata sulla vita dei sacri pastori.
Per questa ragione, desidero con tutto il cuore incoraggiare e rivolgere un particolarissimo ringraziamento a tutte le mamme dei sacerdoti e dei seminaristi e - insieme ad esse - a tutte le donne, consacrate e laiche, che hanno accolto, anche per l’invito loro rivolto durante l’Anno Sacerdotale, il dono della Maternità spirituale nei confronti dei chiamati al ministero sacerdotale, offrendo la propria vita, la preghiera, le proprie sofferenze e le fatiche, come pure le proprie gioie, per la fedeltà e santificazione dei ministri di Dio, divenendo così partecipi, a titolo speciale, della maternità della Santa Chiesa, che ha il suo modello ed il suo compimento nella divina maternità di Maria Santissima.
Uno speciale ringraziamento, infine, si elevi fino al Cielo, a quelle Madri, che, già chiamate da questa vita, contemplano ora pienamente lo splendore del Sacerdozio di Cristo, del quale i loro figli sono divenuti partecipi, e per essi intercedono, in modo unico e, misteriosamente, molto più efficace.
Unitamente ai più sentiti auguri per un Nuovo Anno di grazia, di cuore imparto a tutte ed a ciascuna la più affettuosa benedizione, implorando per voi dalla Beata Vergine Maria, Madre di Dio e dei Sacerdoti, il dono di una sempre più radicale immedesimazione con Lei, discepola perfetta e Figlia del suo Figlio.

Mauro Card. Piacenza
Prefetto della Congregazione per il Clero
http://www.clerus.org