Monday, April 2, 2012

HÃY THEO THẦY

 
Joseph Ratzinger
“Hãy theo Thầy”: Chúa Giêsu Phục sinh kêu mời thánh Phêrô, người được chọn để chăn dắt đoàn chiên của Ngài. “Hãy theo Thầy” là chìa khoá để hiểu sứ điệp trao cho chúng ta qua cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II yêu dấu của chúng ta. Hôm nay chúng ta chôn cất thi hài ngài trong lòng đất như một hạt giống của bất tử, tâm hồn chúng ta tràn ngập nỗi đau buồn, nhưng đồng thời tràn ngập niềm hi vọng hân hoan và lòng biết ơn sâu xa.
[...]
”Hãy theo Thầy”: từ khi còn là một sinh viên trẻ, Karol Wojtyła đã say mê văn chương, kịch nghê và thi ca. Khi làm việc trong một nhà máy hoá chất, bị bao vây và đe doạ bởi sự khủng bố, ngài đã nghe thấy tiếng của Chúa gọi: “Hãy theo Thầy”. Ngài đã bắt đầu đọc sách triết và thần học, gia nhập chủng viện do Đức Hồng y Sapieha lập và sau chiến tranh ngài hoàn tất việc đào luyện của mình tại phân khoa thần học của đại học Jagiellonian ở Krakow. Trong các lá thư của ngài gởi các linh mục và trong các cuốn sách tự truyện của mình, ngài đã nói về cuộc đời linh mục của ngài, khởi đi từ ngày được truyền chức Linh Mục 1.11.1946. Trong những bản văn này, ngài làm sáng tỏ chức linh mục của ngài khi quy chiếu đặc biệt về ba câu nói của Chúa. Câu thứ nhất: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Câu thứ hai là: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11). Và cuối cùng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9).
Trong ba câu nói này chúng ta thấy được trái tim và tâm hồn của Đức Thánh Cha yêu dấu của chúng ta. Quả thế, ngài đi đến mọi nơi, không mệt mỏi, để mang lại hoa trái và để hoa trái đó tồn tại. “Hãy chỗi dậy, nào chúng lên đường!” đó là tựa đề của cuốn sách gần cuối của ngài. “Hãy chỗi dậy, nào chúng lên đường!”: với những lời này ngài thức tỉnh chúng ta từ một đức tin ngủ mê, từ sự mê ngủ của các môn đệ hôm qua cũng như hôm nay. “Hãy chỗi dậy, nào chúng lên đường!”: ngài còn tiếp tục nói với chúng ta ngày hôm nay. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II là một linh mục cho tới hơi thở cuối cùng, bởi vì ngài đã hiến dâng mạng sống cho Thiên Chúa vì đoàn chiên và vì toàn thể gia đình nhân loại, qua việc tự hiến mỗi ngày để phục vụ Hội Thánh, nhất là giữa những khổ đau của những tháng cuối cùng. Và theo cách này ngài trở nên một với Đức Kitô, Mục tử nhân lành yêu mến đoàn chiên. Cuối cùng, “Ở lại trong tình yêu của Thầy”: Đức Gioan Phaolo II đã cố gắng gặp gỡ mọi người, ngài có một khả năng tha thứ và mở rộng tâm hồn cho mọi người, hôm nay ngài lại nói với chúng ta một lần nữa rằng bằng cách ở lại trong tình yêu của Đức Kitô, tại ngôi trường của Đức Kitô, mà chúng ta học biết nghệ thuật của tình yêu đích thật.
”Hãy theo Thầy!”: tháng 07 năm 1958, linh mục trẻ Karol Wojtyła đã khởi sự một giai đoạn mới trong cuộc hành trình bước theo Chúa Kitô. Karol đã đi tới hồ Masuri trong dịp nghỉ hè thường lệ, cùng với một nhóm bạn trẻ thích chèo thuyền, ngài mang theo mình lá thư yêu cầu ngài trình diện Đức Hồng y Wyszyński, giáo chủ của Ba Lan. Ngài có thể đoán được mục đích của cuộc gặp gỡ: ngài đã được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Krakow. Rời bỏ thế giới tri thức, từ bỏ sự dấn thân cho người trẻ, từ bỏ nỗ lực cao cả về phương diện trí thức để tìm hiểu và giải thích mầu nhiệm của thụ tạo con người và truyền đạt cho thế giới hôm nay sự giải thích kitô giáo về sự hiện hữu của chúng ta – tất cả những điều này phải được xem là từ bỏ chính bản thân, từ bỏ điều đã trở nên chính căn tính con người của vị linh mục trẻ.
“Hãy theo Thầy”: Karol Wojtyła đã đón nhận sự bổ nhiệm, vì ngài đã nghe lời mời gọi của Đức Kitô trong lòng Hội Thánh. Và sau đó ngài đã xác tín lời Chúa đích thực như thế nào: “Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống” (Lc 17,33). Tất cả chúng ta đều biết rằng Đức Gioan Phaolo II không bao giờ muốn giữ mạng sống mình, giữ lại cho chính mình; ngài muốn trao ban chính mình mà không giữ lại chút gì, vì Đức Kitô và vì chúng ta cho đến hơi thở cuối cùng. Như thế, với cảm nghiệm này, ngài dâng tặng cho Chúa mọi sự, và hình thành nơi ngài một cách thức mới: lòng yêu mến Lời Chúa, thi ca, văn chương, đã trở thành một phần thiết yếu của sứ vụ mục tử của ngài và đem lại sức sống mới, cách thu hút mới trong việc loan báo Tin mừng, ngay cả khi nó là một dấu hiệu cho người đời chống báng.
”Hãy theo Thầy!”: Tháng 10 năm 1978, Hồng Y Wojtyła một lần nữa lại nghe tiếng mời gọi của Chúa. Một lần nữa cuộc đối thoại với Phêrô được tường thuật trong Tin mừng của thánh lễ hôm nay vang vọng: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không? Hãy chăn dắt chiên của Thầy!” Trước câu hỏi của Chúa, “Karol, anh có mến Thầy không?”, Tổng Giám mục của Krakow đã trả lời từ đáy thẳm tâm hồn: “Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”. Tình yêu đối với Đức Kitô là sức mạnh trổi vượt trong đời sống của Đức Thánh Cha yêu dấu của chúng ta. Bất cứ ai đã từng thấy ngài cầu nguyện, nghe ngài giảng, đều biết điều đó. Nhờ đâm rễ sâu trong Đức Kitô, ngài đã có thể vác lấy gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của con người: đó là trở nên mục tử của đoàn chiên Đức Kitô, Hội Thánh phổ quát của Người. Đây không phải là lúc để nói về nội dung cụ thể của triều đại giáo hoàng phong phú này. Cha chỉ muốn đọc lại hai đoạn văn của phụng vụ hôm nay nhằm phản ánh những yếu tố trung tâm của sứ điệp của ngài.
Trong bài đọc thứ nhất, thánh Phêrô nói – và cùng với thánh Phêrô, cả Đức Gioan Phaolo II nữa – “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. Người đã gửi đến cho con cái nhà Ítraen lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người” (Cv 10,34-36). Và trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô – và cùng với thánh Phaolô, cả Đức Gioan Phaolo II của chúng ta – khuyên nhủ chúng ta: “Hỡi anh em thân mến lòng tôi hằng tưởng nhớ, anh em là niềm vui, là vinh dự của tôi. Anh em rất thân mến, anh em hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như vậy” (Pl 4,1).
”Hãy theo Thầy!”: Cùng với lệnh truyền chăn dắt đoàn chiên, Đức Kitô đã loan báo về việc tử đạo của thánh Phêrô. Với những lời tóm kết cuộc đối thoại về tình yêu và lệnh truyền chăn dắt đoàn chiên phổ quát, Chúa Giêsu nhắc đến một cuộc đối thoại khác trong bữa Tiệc ly: “Nơi thầy đi, anh em không thể đến được.” Phêrô nói với ngài, “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy? “Đức Giê-su trả lời: “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo” (Ga 13,33,36). Từ bữa Tiệc ly, Đức Giêsu đến thánh giá, đi vào mầu nhiệm vượt qua, đến sự Phục Sinh của Ngài; và lúc đó Phêrô chưa thể theo Ngài. Giờ đây – sau biến cố Phục Sinh – thời gian đã đến, thời gian “sau này” và với việc chăn dắt đoàn chiên của Đức Kitô, Phêrô đi vào mầu nhiệm vượt qua, đi từThánh giá đến sự sống lại. Chúa nói điều đó trong những lời sau: “... lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn” (Ga 21,18).
Trong những năm đầu của triều đại Giáo Hoàng, khi còn trẻ và đầy nghị lực, Đức Gioan Phaolo II đã đi đến tận cùng trái đất, dưới sự hướng dẫn của Đức Kitô. Nhưng về sau, ngài dần dần đi vào sự hiệp thông với những đau khổ của Đức Kitô; dần dần hiểu biết sự thật của những lời này: “Có người khác thắt lưng cho anh.” Và trong chính sự hiệp thông này với đau khổ của Chúa, không mệt mỏi và với cường độ ngày mỗi đổi mới, ngài đã loan báo Tin mừng, mầu nhiệm của tình yêu cho đến cùng (x. Ga 13,1).
Đức Gioan Phaolo II đã giải thích cho chúng ta mầu nhiệm vượt qua như một mầu nhiệm của lòng Chúa thương xót. Trong cuốn sách cuối cùng của ngài, ngài viết: Giới hạn khuất phục sự ác “đó là lòng Chúa thương xót” (Memoria e identità, pag. 70). Và khi suy tư về việc ngài bị ám sát, ngài nói: “Khi hi sinh chính mình cho tất cả chúng ta, Đức Kitô đã đem lại một ý nghĩa mới cho đau khổ, mở ra một chiều kích mới, một trật tự mới: trật tự của tình yêu... Chính đau khổ này đốt cháy và thiêu rụi sự ác với ngọn lửa của tình yêu và rút ra từ tội lỗi một sự nở rộ của sự thiện” (pag. 199). Được thúc đẩy bởi tầm nhìn này, Đức Gioan Phaolo II đã chịu đau khổ và yêu mến trong sự hiệp thông với Đức Kitô, và đó là lý do tại sao sứ điệp của sự đau khổ và im lặng của ngài đã tỏ ra hùng hồn và phong phú như thế.
Lòng thương xót của Chúa: Đức Gioan Phaolo II đã tìm thấy sự phản ảnh tinh tuyền nhất về lòng Chúa thương xót nơi Mẹ của Thiên Chúa. Vì đã mất người mẹ thân yêu ngay từ thời thơ ấu, ngài đã yêu mến Mẹ Maria với hết cả tấm lòng. Ngài đã nghe những lời của Chúa chịu đóng đinh như thể nói riêng với ngài: “Đây là Mẹ của con”. Vì thế ngài đã làm như người môn đệ yêu dấu đã làm: ngài đã “đưa Mẹ về nhà mình” (eis ta idia: Ga 19,27) – Totus tuus: từ Mẹ Maria, ngài đã học cách nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô.
Không ai trong chúng ta có thể quên được là trong ngày Chúa Nhật Phục sinh cuối cùng của đời ngài, Đức Thánh Cha yêu dấu, được ấn dấu bởi đau khổ, một lần nữa xuất hiện tại cửa sổ của dinh thự tông toà và lần cuối ban phép lành urbi et orbi cho toàn thế giới. Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Gioan Phaolo II yêu mến của chúng ta hôm nay đang đứng tại cửa sổ của Nhà Chúa Cha, ngài nhìn chúng ta và chúc lành cho chúng ta. Vâng, xin chúc lành cho chúng con, thưa Đức Thánh Cha. Chúng con xin phó dâng linh hồn thân yêu của ngài cho Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của ngài, Đấng đã dẫn dắt ngài mỗi ngày và sẽ dẫn dắt ngài mãi cho tới ngày vinh quang vĩnh cửu của Con Mẹ, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
Hồng Y JOSEPH RATZINGER,
Bài giảng trong thánh lễ an táng của ĐTC Gioan Phaolo II, thứ Sáu, 8/4/2005


MESSA ESEQUIALE   PER IL DEFUNTO ROMANO PONTEFICE GIOVANNI PAOLO II
 OMELIA DELL'EM.MO CARD. JOSEPH RATZINGER
Piazza San Pietro . Venerdì, 8 aprile 2005

"Seguimi" dice il Signore risorto a Pietro, come sua ultima parola a questo discepolo, scelto per pascere le sue pecore. "Seguimi" – questa parola lapidaria di Cristo può essere considerata la chiave per comprendere il messaggio che viene dalla vita del nostro compianto ed amato Papa Giovanni Paolo II, le cui spoglie deponiamo oggi nella terra come seme di immortalità – il cuore pieno di tristezza, ma anche di gioiosa speranza e di profonda gratitudine.
Questi sono i sentimenti del nostro animo, Fratelli e Sorelle in Cristo, presenti in Piazza S. Pietro, nelle strade adiacenti e in diversi altri luoghi della città di Roma, popolata in questi giorni da un’immensa folla silenziosa ed orante. Tutti saluto cordialmente. A nome anche del Collegio dei Cardinali desidero rivolgere il mio deferente pensiero ai Capi di Stato, di Governo e alle delegazioni dei vari Paesi. Saluto le Autorità e i Rappresentanti delle Chiese e Comunità cristiane, come pure delle diverse religioni. Saluto poi gli Arcivescovi, i Vescovi, i sacerdoti, i religiosi, le religiose e i fedeli tutti giunti da ogni Continente; in modo speciale i giovani, che Giovanni Paolo II amava definire futuro e speranza della Chiesa. Il mio saluto raggiunge, inoltre, quanti in ogni parte del mondo sono a noi uniti attraverso la radio e la televisione in questa corale partecipazione al solenne rito di commiato dall’amato Pontefice.
Seguimi – da giovane studente Karol Wojtyła era entusiasta della letteratura, del teatro, della poesia. Lavorando in una fabbrica chimica, circondato e minacciato dal terrore nazista, ha sentito la voce del Signore: Seguimi! In questo contesto molto particolare cominciò a leggere libri di filosofia e di teologia, entrò poi nel seminario clandestino creato dal Cardinale Sapieha e dopo la guerra poté completare i suoi studi nella facoltà teologica dell’Università Jaghellonica di Cracovia. Tante volte nelle sue lettere ai sacerdoti e nei suoi libri autobiografici ci ha parlato del suo sacerdozio, al quale fu ordinato il 1° novembre 1946. In questi testi interpreta il suo sacerdozio in particolare a partire da tre parole del Signore. Innanzitutto questa: "Non voi avete scelto me, ma io ho scelto voi e vi ho costituiti perché andiate e portiate frutto e il vostro frutto rimanga" (Gv 15, 16). La seconda parola è: "Il buon pastore offre la vita per le pecore" (Gv 10, 11). E finalmente: "Come il Padre ha amato me, così anch’io ho amato voi. Rimanete nel mio amore" (Gv 15, 9). In queste tre parole vediamo tutta l’anima del nostro Santo Padre. E’ realmente andato ovunque ed instancabilmente per portare frutto, un frutto che rimane. "Alzatevi, andiamo!", è il titolo del suo penultimo libro. "Alzatevi, andiamo!" – con queste parole ci ha risvegliato da una fede stanca, dal sonno dei discepoli di ieri e di oggi. "Alzatevi, andiamo!" dice anche oggi a noi. Il Santo Padre è stato poi sacerdote fino in fondo, perché ha offerto la sua vita a Dio per le sue pecore e per l’intera famiglia umana, in una donazione quotidiana al servizio della Chiesa e soprattutto nelle difficili prove degli ultimi mesi. Così è diventato una sola cosa con Cristo, il buon pastore che ama le sue pecore. E infine "rimanete nel mio amore": Il Papa che ha cercato l’incontro con tutti, che ha avuto una capacità di perdono e di apertura del cuore per tutti, ci dice, anche oggi, con queste parole del Signore: Dimorando nell’amore di Cristo impariamo, alla scuola di Cristo, l’arte del vero amore.
Seguimi! Nel luglio 1958 comincia per il giovane sacerdote Karol Wojtyła una nuova tappa nel cammino con il Signore e dietro il Signore. Karol si era recato come di solito con un gruppo di giovani appassionati di canoa ai laghi Masuri per una vacanza da vivere insieme. Ma portava con sé una lettera che lo invitava a presentarsi al Primate di Polonia, Cardinale Wyszyński e poteva indovinare lo scopo dell’incontro: la sua nomina a Vescovo ausiliare di Cracovia. Lasciare l’insegnamento accademico, lasciare questa stimolante comunione con i giovani, lasciare il grande agone intellettuale per conoscere ed interpretare il mistero della creatura uomo, per rendere presente nel mondo di oggi l’interpretazione cristiana del nostro essere – tutto ciò doveva apparirgli come un perdere se stesso, perdere proprio quanto era divenuto l’identità umana di questo giovane sacerdote. Seguimi – Karol Wojtyła accettò, sentendo nella chiamata della Chiesa la voce di Cristo. E si è poi reso conto di come è vera la parola del Signore: "Chi cercherà di salvare la propria vita la perderà, chi invece l’avrà perduta la salverà" (Lc 17, 33). Il nostro Papa – lo sappiamo tutti – non ha mai voluto salvare la propria vita, tenerla per sé; ha voluto dare se stesso senza riserve, fino all’ultimo momento, per Cristo e così anche per noi. Proprio in tal modo ha potuto sperimentare come tutto quanto aveva consegnato nelle mani del Signore è ritornato in modo nuovo: l’amore alla parola, alla poesia, alle lettere fu una parte essenziale della sua missione pastorale e ha dato nuova freschezza, nuova attualità, nuova attrazione all’annuncio del Vangelo, proprio anche quando esso è segno di contraddizione.
Seguimi! Nell’ottobre 1978 il Cardinale Wojtyła ode di nuovo la voce del Signore. Si rinnova il dialogo con Pietro riportato nel Vangelo di questa celebrazione: "Simone di Giovanni, mi ami? Pasci le mie pecorelle!" Alla domanda del Signore: Karol mi ami?, l’Arcivescovo di Cracovia rispose dal profondo del suo cuore: "Signore, tu sai tutto: Tu sai che ti amo". L’amore di Cristo fu la forza dominante nel nostro amato Santo Padre; chi lo ha visto pregare, chi lo ha sentito predicare, lo sa. E così, grazie a questo profondo radicamento in Cristo ha potuto portare un peso, che va oltre le forze puramente umane: Essere pastore del gregge di Cristo, della sua Chiesa universale. Non è qui il momento di parlare dei singoli contenuti di questo Pontificato così ricco. Vorrei solo leggere due passi della liturgia di oggi, nei quali appaiono elementi centrali del suo annuncio.
Nella prima lettura dice San Pietro - e dice il Papa con San Pietro - a noi: "In verità sto rendendomi conto che Dio non fa preferenza di persone, ma chi lo teme e pratica la giustizia, a qualunque popolo appartenga, è a lui accetto. Questa è la parola che egli ha inviato ai figli d’Israele, recando la buona novella della pace, per mezzo di Gesù Cristo, che è Signore di tutti" (Atti 10, 34-36). E, nella seconda lettura, San Paolo - e con San Paolo il nostro Papa defunto – ci esorta ad alta voce: "Fratelli miei carissimi e tanto desiderati, mia gioia e mia corona, rimanete saldi nel Signore così come avete imparato, carissimi" (Fil 4, 1).
Seguimi! Insieme al mandato di pascere il suo gregge, Cristo annunciò a Pietro il suo martirio. Con questa parola conclusiva e riassuntiva del dialogo sull’amore e sul mandato di pastore universale, il Signore richiama un altro dialogo, tenuto nel contesto dell’ultima cena. Qui Gesù aveva detto: "Dove vado io voi non potete venire". Disse Pietro: "Signore, dove vai?". Gli rispose Gesù: "Dove io vado per ora tu non puoi seguirmi; mi seguirai più tardi" (Gv 13, 33.36). Gesù dalla cena va alla croce, va alla risurrezione – entra nel mistero pasquale; Pietro ancora non lo può seguire. Adesso – dopo la risurrezione – è venuto questo momento, questo "più tardi". Pascendo il gregge di Cristo, Pietro entra nel mistero pasquale, va verso la croce e la risurrezione. Il Signore lo dice con queste parole, "… quando eri più giovane... andavi dove volevi, ma quando sarai vecchio tenderai le tue mani, e un altro ti cingerà la veste e ti porterà dove tu non vuoi" (Gv 21, 18). Nel primo periodo del suo pontificato il Santo Padre, ancora giovane e pieno di forze, sotto la guida di Cristo andava fino ai confini del mondo. Ma poi sempre più è entrato nella comunione delle sofferenze di Cristo, sempre più ha compreso la verità delle parole: "Un altro ti cingerà…". E proprio in questa comunione col Signore sofferente ha instancabilmente e con rinnovata intensità annunciato il Vangelo, il mistero dell’amore che va fino alla fine (cf Gv 13, 1).
Egli ha interpretato per noi il mistero pasquale come mistero della divina misericordia. Scrive nel suo ultimo libro: Il limite imposto al male "è in definitiva la divina misericordia" ("Memoria e identità", pag. 70). E riflettendo sull’attentato dice: "Cristo, soffrendo per tutti noi, ha conferito un nuovo senso alla sofferenza; l’ha introdotta in una nuova dimensione, in un nuovo ordine: quello dell’amore…E’ la sofferenza che brucia e consuma il male con la fiamma dell’amore e trae anche dal peccato una multiforme fioritura di bene" (pag. 199). Animato da questa visione, il Papa ha sofferto ed amato in comunione con Cristo e perciò il messaggio della sua sofferenza e del suo silenzio è stato così eloquente e fecondo.
Divina Misericordia: Il Santo Padre ha trovato il riflesso più puro della misericordia di Dio nella Madre di Dio. Lui, che aveva perso in tenera età la mamma, tanto più ha amato la Madre divina. Ha sentito le parole del Signore crocifisso come dette proprio a lui personalmente: "Ecco tua madre!". Ed ha fatto come il discepolo prediletto: l’ha accolta nell’intimo del suo essere (eis ta idia: Gv 19, 27) – Totus tuus. E dalla madre ha imparato a conformarsi a Cristo.
Per tutti noi rimane indimenticabile come in questa ultima domenica di Pasqua della sua vita, il Santo Padre, segnato dalla sofferenza, si è affacciato ancora una volta alla finestra del Palazzo Apostolico ed un’ultima volta ha dato la benedizione "Urbi et orbi". Possiamo essere sicuri che il nostro amato Papa sta adesso alla finestra della casa del Padre, ci vede e ci benedice. Sì, ci benedica, Santo Padre. Noi affidiamo la tua cara anima alla Madre di Dio, tua Madre, che ti ha guidato ogni giorno e ti guiderà adesso alla gloria eterna del Suo Figlio, Gesù Cristo nostro Signore. Amen.

No comments:

Post a Comment