Sunday, June 26, 2011

CON NGƯỜI LÀ HỮU THỂ HƯỚNG TỚI VÔ BIÊN?


Là một động vật cao cả trong vũ trụ, là một tổng hợp vật chất và tinh thần, là tột đỉnh của dòng tiến hóa, con người là tóm kết của vũ trụ và có một vị trí  đặc biệt cao cả hình thành nên chính mình và cho chính mình. Con người dường như hòa mình vào trong vũ trụ năng động này. Thế nhưng con người không ở yên, không dừng lại mà luôn luôn thăng tiến để nâng cao vũ trụ, thúc đẩy dòng tiến hóa mạnh mẽ hơn nữa. Cụ thể con người luôn tiến triển  trong cuộc sống. Lịch sử nhân loại đã minh chứng sự thăng tiến và tiến triển không ngừng của con người: sự tiến  bộ của khoa học kỹ thuật, kỷ nguyên ánh sáng, nền công nghệ thông tin, công nghiệp hóa, việc khám phá bản đồ gen nơi con người, sự bùng nổ kỷ nghệ nguyên tử, việc tìm tòi những qui luật mới vận hành trong thế giới ngày nay … càng thúc đẩy con người tiến lên và vươn tới khát vọng hiểu biết của con người. [1]
Thế nhưng, con người dường như không thể thỏa mãn đủ về tất cả những gì họ đã bàn luận, đã khám phá và đã vươn tới. Do vì con người không chỉ là một hữu thể vật chất, mà đôi khi họ còn phủ nhận cả vật chất, dám liều mình vì lẽ phải, vì tự do, vì sự thật, vì lý tưởng nhân đạo hay thiêng liêng. Nhất là niềm say mê tuyệt đối khiến nó có thể hy sinh cả cuộc đời, hy sinh cả của cải, danh vọng, hy sinh khoái lạc và hạnh phúc, dù là hạnh phúc của tình yêu, hy sinh cả những thành tựu mà họ khám phá và nỗ  lực đặt kỳ vọng.
Hy sinh vì sự thật, vì lẽ phải, vì tuyệt đối, hẳn con người tự thấy mình xứng đáng như một con người. Vì tuyệt đối, con người có thể đạt tới huyền nhiệm sâu xa nhất. Vậy, phải chăng con người là kẻ yêu mênh mông và khát vọng vô cùng hay nói một cách khác, phải chăng con người là hữu thể hướng tới Vô Biên? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn trước hết bởi con người là tạo vật cao cả trong vũ trụ do con người sở hữu tri thức, tri năng và ý chí, và bởi qua trí năng và ý chí, con người hướng tới vô biên.
Trước hết, con người là gì? Con người là ai? Là những câu hỏi muôn đời đặt ra cho chính con người. Sự xuất hiện con người trên trái đất là một vấn đề được các triết gia bàn cãi qua bao thế kỷ. Cả khoa học lẫn triết học đều chấp nhận là có giả thuyết tiến hóa. Có phải con người chỉ là một hữu thể sống động, một cơ thể sống không? hay còn là một điều gì đó cao cả hơn. Theo triết truyền thống; từ thú vật bước sang con người là một “bước nhảy vọt”. Điều này được giải thích là Thượng Đế tạo dựng linh hồn con người khác biệt cách cốt yếu với hồn động vật cao nhất, hay ta nói có một nguyên nhân vô biên tác động đến.
Con người là một tạo vật cao cả trong vũ trụ này. Sự kiện con người xuất hiện trong vũ trụ, con người với lý trí, ý chí tự do, và cảm tính biết chia sẻ cho nhau và hướng về Thượng Đế nói lên sự ưu đẳng của con người trong vũ trụ này. Dù một cách thiếu thốn và thu hẹp nào đó, câu định nghĩa: con người là con vật có lý trí của Aristote nói lên điều này.
1.    Tri thức nơi con người
Để nêu bật tri thức của con người, chúng ta cùng dừng lại đôi chút nơi tri thức nơi thú vật. Nơi thú vật cũng có tri thức thực sự, song tri thức này bất toàn vì mức độ vô chất tính của thú vật vẫn còn bất túc. Một con vật biết đối tượng nhưng lại không biết chính mình. Hữu thể của nó mang nặng vật chất nên không thể phát sinh ra sự sở hữu, tự thức hay tự tri thức. Có nguyên lý căn bản: “tri thức càng hoàn hảo thì càng tiên thiên” và ngược lại “tri thức càng tiên thiên thì càng hoàn hảo”
Nguyên lý trên được áp dụng cách đặc biệt cho tri thức hoàn hảo vô hạn nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa biết mọi sự cách hoàn hảo mà chẳng cần nhìn ra bên ngoài mình. Ngài biết mọi thụ tạo nên chính mình ngài. Bước xuống bậc thang hữu thể, triết học cổ truyền cho thấy rằng nếu có các tinh thần thuần thì tri thức của họ cũng phát xuất từ tính tự nội. Họ không thể thụ động trong tương quan với thụ tạo bên ngoài. Họ phải biết nó qua những ý tưởng trực tiếp từ Thiên Chúa, nghĩa là họ tìm thấy trong trí khôn mình một hình ảnh toàn hảo về nó.
Một câu hỏi được nêu lên: có gì tương ứng như thế trong tri thức của con người không? Trong tri thức con người có yếu tố nào phát xuất tự nội không? Nơi con người mô thể mới trồi hiện đầy đủ trên trên chất thể để có thể sinh ra tự tri thức. Tuy nhiên, tự tri thức nơi con người vẫn bất toàn, bởi những yếu tố chất thể nơi con người. Triết học cổ truyền dạy rằng: “không có gì xuất hiện trong trí năng mà trước đó không đi qua giác quan”. Mọi tri thức của chúng ta đều đi qua giác quan, xuất phát tự ngoại, vậy là hậu nghiệm? Trong hành vi của tri thức trí năng có những yếu tố tiên thiên và hậu nghiệm. Ta không bao giờ có một trí tuệ mà không có sự đóng góp của trí năng và giác quan .
Đóng góp của trí năng hệ tại ở những nguyên  lý đệ nhất, những khẳng định cơ bản. Những nguyên lý này hiện diện “tiềm mặc” trong trí năng ta, nó trực tiếp xuất phát từ Thiên Chúa cho dù tri thức minh nhiên về chúng đòi hỏi phải có một sự cộng tác nào đó của giác quan. Những nguyên lý má trí năng sở hữu cho dù tiềm mặc này là những căn bản cho siêu hình học và hữu thể học. Điều này khẳng định địa vị cao đẳng và tầm quan trọng của con người trong vũ trụ.
Quả vậy, chính  vì trong những khẳng định hữu thể học căn bản này trong đó trí năng tự hiện  diện cách sáng tỏ mà con người biết mỗi sự vật này như đối tượng  phân biệt với chính mình. Chính việc thiếu sự phân biệt như thế giải thích cho sự thiếu vắng ngôn ngữ, văn hóa nơi thú vật. Trong khi đó nơi con người, tri thức được được chuyển thành ngôn ngữ, và đạt đến chóp đỉnh trong văn hóa và văn minh.
2.    Trí năng con người
Trí năng con người là vô chất, hay còn được gọi là tinh thần tính, được chứng minh qua: jviệc thành lập ý tưởngktất yếu tính của phán đoán. jTrước hết, từ sự vật bên ngoài tác động vào trong giác quan, tạo nên hình ảnh. Hình ảnh cụ thể theo sự vật cụ thể. Hình ảnh đó (màu sắc, âm thanh…) được đưa vào trong trí năng, tạo thành các ý tưởng, ý tưởng ở đây manh tính phổ quát. Xét theo nguyên nhân và hậu quả thì nguyên nhân phải có hậu quả theo sau. Cụ thể ở đây hình ảnh cá thể, nhưng ý tưởng lại phổ quát, cho nên từ vật chất không thể tạo nên tinh thần được. Vì thế, trí năng của chúng ta là một năng lực tinh thần. k Thứ  đến, tất cả phán đoán của chúng ta đều dựa trên  những bất tất, nhưng tất cả phán đoán của chúng ta lại là tất yếu, vì chúng ta khẳng định S là Q chẳng hạn. Chủ thể thuần là xác quyết và muốn. Cái tôi nguyên thủy của con người cốt yếu  là khẳng định và muốn. Như vậy, tại sao dưạ vào sự kiện là bất tất, nhưng phán đoán của chúng ta lại là tất yếu? Bởi vì trí năng của chúng ta là một năng lực tinh thần.
Như vậy, rõ ràng là khi dựa vào nguyên lý nhân quả, hậu quả tinh thần thì phải đến từ nguyên nhân tinh thần, chúng ta khẳng định trí năng con người là vô chất, hay là tinh thần tính. Từ đây chúng ta đi xa hơn một bước nữa là xét xem trí năng của chúng ta hoạt động như thế nào? Theo Thomist, giác quan thu lượm những dữ kiện của đối tượng và được gom lại với nhau trong hình ảnh, hình ảnh này của đối tượng thuộc về tri thức giác quan (cụ thể, cá biệt). Nhờ hoạt động trừu xuất qua trí năng tạo nên ý tưởng phổ quát. Hơn thế nữa, khi tri thức sự vật, yếu tố mô thể thuộc về trí năng, còn yếu tố chất thể thuộc về giác quan. Thêm vào đó, cả trí hiểu và trí năng đều là những khía cạnh của cùng một tri thức con người. Trí tuệ là khả năng tri thức của linh hồn con người. Nhưng linh hồn con người là mô thể bản thể của thân xác vật chất. Khi ta xét nó trong tư cách khả năng tri thức của mô thể bản thể, của một thân xác vật chất thì ta nói đến trí năng. Đối tượng chất thể của trí hiểu là bất cứ thực tại nào, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến giác quan ta. Đối tượng mô thể  của nó là niệm tính “là cái gì” của những hữu thể này.
Mặc dù cần đến sự hợp tác của giác quan, trí năng con người là siêu vượt lãnh vực của giác quan, và có thể đạt tới thực tại siêu giác quan. Nó có khả năng suy tư phản tỉnh hoàn toàn theo ý nghĩa trên. Nó không nghiên cứu cách thực nghiệm được. Nó không tiến triển cùng tuổi tác, nó cùng chung cho mọi hữu thể nhân linh, chẳng hạn đã là người thì trí năng như nhau, cả anh thông minh lẫn người không bình thường. Hơn nữa, qua trí năng ta biết được sự vật tự thân chúng là quan điểm của trí năng không tương đối mà tuyệt đối, vì đó là một quan điểm của tinh thần.
Trí năng con người trùng với “chủ tri”, vì chủ tri luôn luôn hiện diện cho chính mình cách sáng tỏ, thế nên con người “trở về với chính mình” mỗi khi nó tri thức một đối tượng. Đối tượng mô thể của trí năng là chân tính hay khả niệm tính của những sự vật này. Vì thế, trí năng có thể tri thức bất cứ hữu thể nào xét trong mức độ là nó chân thật và khả niệm.
Hơn nữa, khi loại suy về thực tại vô chất, đơn nhất tính cao nhất mà trí hiểu của ta có thể đạt tới được chính là khi ta xét trí tuệ con người trong tương quan trực tiếp của nó với giác quan thì nó không thể vượt xa hữu thể định lượng được. Nhưng đơn nhất tính cao nhất của trí năng ta lại trương diễn ở trên và vượt xa hữu thể định lượng, trên tất cả mọi nẻo đường dẫn tới đơn nhất tính tối cao của hữu thể, của chính Thiên Chúa. Nói cách khác, trí tuệ con người chúng ta, xét như một khả năng tinh thần, đều qui chiếu mọi đối tượng mà nó nhận thức về hữu thể vô biên.
Về điểm này, thánh Tôma thường có một phân biệt quan trọng giữa: điều mà các khái niệm của ta hình dung và cái là nghĩa của chúng. Các khái niệm của ta chỉ có thể hình dung những hữu thể vật chất nhưng chúng lại có thể chỉ nghĩa về những đối tượng vô chất. Ta có thể nói về Thượng Đế rằng ngài là một hữu thể, rằng ngài không thể là một hữu thể và rằng ngài là siêu hữu thể. Trong một ý nghĩa nào đó, ba mệnh đề này rất chân thật và chúng mô phỏng lại ba bước trong tri thức của ta về những thực tại vô chất: khẳng định, phủ định và siêu việt tính. Điều được hình dung trong khái niệm của ta về Thượng Đế là một thực tại vật chất, điều có ý  nói tới là siêu vượt mọi thực tại vật chất, hình dung của ta về Thượng Đế  thì còn xa mục tiêu, nhưng điều ta có ý nói tới thì thực sự là hữu thể vô hạn.
Khi xét trí năng như một khả năng năng động, chúng ta nhận thấy rằng mỗi chuyển động chân thật đều có một cùng đích. Vậy đâu là cùng đích tối hậu mà trí năng ta tìm kiếm? Nếu ta chỉ xét thị dục này của trí khôn ta, ta sẽ ghi nhận rằng: bất cứ một đối tượng hữu hạn nào cũng đều không thỏa mãn nó. Nhưng nếu sự thỏa mãn tự thân làm cho trí khôn ta luôn luôn nỗ lực hơn nữa thì chỉ vô biên mới thỏa mãn hoàn toàn được. Chính sự kiện trí khôn ta, mặc dù chỉ có thể hình dung những thực tại hữu hạn, nó vẫn luôn ý thức về sự hữu hạn của chúng, chứng tỏ nó bị cưỡng bách vượt xa những giới hạn này. Vì thế, thị dục sâu xa nhất của trí khôn ta luôn mang nó vượt qua một giới hạn không gian và thời gian nào, vượt quabất cứ một giới hạn tính nào để hướng đến hữu thể vô hạn mà ta gọi là ý chí và đây là cách thức mà ta tri thức về Thiên Chúa.
3.    Ý chí con người
Trí năng con người là tất yếu tính của linh hồn, còn ý chí là tất yếu trong một thân xác bất tất. Quả vậy, xét trên bình diện triết học, con người có một tri thức khác biệt cốt yếu và ưu việt hơn  tri thức giác quan và tri thức đó là vô chất và chỉ phụ thuộc vào vật chất một cách ngoại khởi. Như vậy, nếu con người có một khả năng tri thức vô chất thì nó cũng phải có một năng lực thị dục vô chất nữa. Vì ta đã chứng minh được sự hiện hữu của  trí năng vô chất, nên ta cũng biện chứng để kết luận  rằng nơi con người có một khuynh hướng vô chất, không phụ thuộc chất thể cách nội khởi mà ta gọi là ý chí. Chính qua kinh nghiệm thường nhật cũng cho ta một xác nhận thường nghiệm về  lý chứng triết học này. Mỗi hành vi tự chủ chân thật đều là khuynh hướng nơi ta một biểu lộ ý chí. Trong một vài hành vi như thế, ta ý thức về sự kiện là một vài khuynh hướng nơi ta được kiểm soát bởi một khuynh hướng cao đẳng, khuynh hướng cao đẳng này là ý chí.
Năng lực của ý chí là năng lực tinh thần, con người tất yếu phải hướng về sự thiện tối cao – thượng đế. Bởi lẽ, Mỗi hành vi tự chủ, ước muốn chú ý…của con người đều giả định có một tri thức, một khẳng định, một xác quyết đi trước. Thế nên con người không chỉ khẳng định và phán đoán, mà nó còn chọn lựa và ước muốn nữa. Trong hành vi ước muốn thì tôi hiện diện và sở hữu. Điều này hàm ý rằng: mặc dù con người tất yếu phải ước muốn, bởi vì nó cốt yếu ở một “con người ước muốn”, con người vẫn có năng lực ước muốn điều nó thích, quyết định điều nó muốn. Điều con người ước muốn thì tất nhiên phải là sự thiện. Thiện tính hoặc sự thiện chẳng là gì khác hơn hữu thể, xét như nó là đối tượng ước muốn của con người. Vì vậy, con người tất yếu hướng về sự thiện toàn hảo. Thiên Chúa là thiện tính hoàn hảo, thế nên con người tất yếu hướng tới Thiên Chúa.
4.    Qua trí năng và ý chí, con người hướng tới vô biên
Con người như sở hữu một bản chất tinh thần, chính vì thế ngã vị là một cá thể sở hữu một bản chất tinh thần, là một hữu thể cá biệt, và chính là một hữu thể đơn nhất trong chính mình và phân biệt với hữu thể khác. Thiên chúa thì đơn nhất trong chính mình và phân biệt với  mọi hữu thể khác qua chính sự sung mãn và vô hạn tính của hữu thể Ngài. Mặt khác, một tinh thần không chỉ hiện hữu trong chính mình (tự thân là một bản thể) và do chính nó (nó có ý thức phản tỉnh) mà còn bởi chính mình nữa (nó tự định đặt)với sự lệ thuộc vào Thiên Chúa nơi các tinh thần hữu hạn. Tinh thần thì cốt yếu tự tri thức, tự ước muốn, tự ý thức định đặt. Nó là bản ngã hoặc cái tôi.
Tự bản chất, tinh thần được đặt định để hiện hữu mãi mãi vì nó không sở hữu một tiềm thể để không hiện hữu. Mọi tinh thần đều được tạo dựng từ đời đời, bản tính bất tử. Hơn thế nữa, tinh thần mở rộng cho toàn thể thực tại. Nó mở rộng ra tới vô hạn thể. Khả năng của nó không giới hạn. Không một hữu thể nào xa lạ với tinh thần cả, không gì tuyệt đối nằm ngoài tầm của nó. Nó sở hữu một chân trời vô hạn. Tinh thần ôm ấp tất cả, chân trời của nó là vô biên. Điều này hiển nhiên khi ta đã nghiên cứu trí năng con người hoặc ý chí con người:
Trí năng có khả năng nhận thức mọi thực tại, nó liên tục hướng tới tri thức về Thực Tại Vô Hạn. Ngay khi nó nhận thức một hữu thể hữu  hạn nào đó thì nó biết hữu thể đó chỉ là giới hạn, như là không tự giải thích được, như đòi hỏi của một bổ túc cho khả niệm tính. Ngay khi nó tìm được sự an nghỉ tạm thời trong sự sở hữu bất kỳ một thực tại hữu hạn nào, nó tức thời đòi hỏi thêm và ngày càng thêm nhiều hơn nữa. Sự giới hạn, tự thân thì xúc phạm đến tinh thần và khiến nó thao thức, chỉ có Hữu Thể Vô Biên mới thật sự thỏa mãn  nó được.
Ý chí con người nỗ lực hướng tới sự thiện vô hạn, vô biên, hoàn hảo. Chính do nỗ lực này, vốn dẫn nó vượt xa bất kỳ thực tại hữu hạn nào, mà nó không bao giờ có thể bị sự thiện hữu hạn nào thu hút đến nỗi nó không thể đề kháng được sự hấp dẫn của nó. Ý chí con người là tự do vì nó nỗ lực hướng về cái toàn thể.
Đây là một đặc tính có ý nghĩa nhất của tinh thần con người. Nó được tạo nên để nhận thức và yêu thương những đối tượng hữu hạn, nhưng năng động tính khơi động tri thức và tình yêu này lại đem cả tri thức và tình yêu vượt xa mọi đối tượng hữu hạn nào một cách không thể chống cưỡng, dù vô thức. Điều này biểu lộ khả năng vô hạn và sự khao khát của tinh thần con người trước chân lý, và thiện tính khả năng siêu việt trong  khi sở hữu này, sở hữu trong khi siêu vượt, khả năng khẳng định cái vô hạn trong khẳng định hữu hạn, khả năng yêu thương  cái vô hạn trong bất cứ một tình yêu hữu hạn nào, là một đặc tính cốt yếu của tinh thần con người. Vì thế mà tinh thần con người có thể được định nghĩa như một khẳng định yêu thương được nhập thể vào Vô Hạn Thể.
Con người là một tinh thần trong chất thể, nó là tinh thần và thân xác [corpore et anima unus]. Điều này mang đến một sự hòa hợp tuyệt diệu, cho dẫu Mouroux gọi là những nghịch lý của nhân vị con người. Bởi lẽ, Xét như một thân xác, con người lệ thuộc một định luật vật chất, nó ở trong không gian phân biệt với mọi hữu thể và mặc dù nó là một toàn thể hiệp nhất, những đơn nhất tính của nó không hoàn hảo, song hàm chứa nhiều yếu tố. Xét như một tinh thần, con người ở bên trên không gian và thời gian, hiện diện hoàn toàn cho chính mình, có khả năng tiếp thu tất cả phần còn lại của vũ trụ và làm cho nó thành một với chính mình. Tinh thần và thân  xác này là một hữu thể.
Hơn thế nữa, nhân vị con người vừa là lập hữu vừa là mở rộng. Lập hữu là hiện hữu trong chính mình và cho chính mình. Nhưng nhân vị còn là một hòn đảo nhỏ cô đơn trong đại dương hữu thể. Cùng một nhân vị, con người hướng về hai chiều. Chiều dọc, con người hướng tới Thiên Chúa, nơi ngài, nó nhận được hữu thể nơi mình.
Mặt khác, nhân vị là hiện hữu và vẫn còn phải được kiện toàn. Nhân vị thì hiện hữu, nhưng không hiện hữu như một cái gì bất di bất dịch. Ta không nói ở đây tới sự tăng trưởng tâm lý hay thể lý, nhưng ta muốn nói tới sự phát triển luân lý tự do, nhờ đó mà nhân vị quyết định cho chính mình, mình sẽ phát triển trong chiều hướng nào. Chính Thiên Chúa tôn trọng sự độc lập tối cao của nhân vị đó. Thiên Chúa mời gọi nhân vị, ngài hấp dẫn trí năng và ý chí nó về với Ngài, nhưng không ép buộc. Nhưng cách thức mà nhân vị ấy đáp trả  sự lôi kéo này lại quyết định ý nghĩa cho đời sống, giá trị chân thực và định mệnh vĩnh cữu của nó.

Nói tóm lại, con người là một tạo vật cao cả trong vũ trụ này, không chỉ hệ tại ở thân xác mà còn ở một điều gì đó hơn nữa. Sự cao cả của con người hệ tại ở trí năng và ý chí. Trí năng xét như một khả năng năng động thì nó sẽ không dừng lại ở tạo vật bất tất này, vì tạo vật chưa làm nó thỏa mãn được. Trí thức tạo vật là phương tiện phải qua  để đạt tới Thiên Chúa. Trong tri thức này ta mặc nhiên quy hướng về Thiên Chúa, mà không cần phải biết trước và nó chỉ an nghỉ khi đạt tới cái tuyệt đối. Và một khi trí năng nhận biết được điều này thì nó sẽ giới thiệu cho ý chí và ý chí chọn và hướng về cái tuyệt đối ngay lập tức.
Cái tôi nguyên thủy của con người cốt yếu là khẳng định và ước muốn. Điều con người ước muốn một cách tối hậu trong hành vi ước muốn là hạnh phúc của nó, hạnh phúc này trên bình diện ý thức, có thể hệ tại nhiều thực tại khác nhau, nhưng xét một cách vô thức và chân thực thì nó chẳng là gì khác là sự thiện vô biên, hữu thể vô biên. Vì thế, con người được định nghĩa là một khẳng định và ước muốn được nhập thể hóa về Tuyệt Đối Thể.
Con người là hữu thể hướng tới vô biên. Đây là đặc  tính có ý nghĩa nhất của tinh thần con người, nó chứa đựng nhận thức và yêu thương  những đối tượng hữu hạn, để biểu lộ tình yêu vô hạn. Đó là sự khao khát của tinh thần trước chân lý, trước thiện tính, cũng chính là khả năng yêu thương cái vô hạn trong bất cứ tình yêu hữu hạn nào.
Fx. Phạm Đình Phước SDB
(24 tháng 5 năm 2003)

[1]  Bài Nghiên Cứu được tổng hợp từ: J. F. Donceel sj, Philosophical Anthropology, New York, Sheed And Ward, 1961; và John Macquarrie, In search of Humanity, SCM Press LTD, 1982.

Saturday, June 25, 2011

TÔN GIÁO LÀ MỘT CHIỀU KÍCH HIỆN SINH THIẾT YẾU CỦA CON NGƯỜI

Tôn giáo là một chiều kích hiện sinh thiết yếu của con người. Hãy giải thích dựa vào hiện tượng luận về tôn giáo và nền tảng nhân học của chiều kích này?

NHẬP ĐỀ
Con người có niềm tin và hy vọng: niềm tin vào cuộc sống, niềm tin lẫn nhau, niềm tin và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Hơn nữa, tín ngưỡng tôn giáo xuất hiện đồng thời với con người. Bất cứ nơi đâu có con người, ở đấy có dấu vết của niềm tin. Ngay từ cuối thời tiền sử, thời con người Néanderthal, người chết đã được chôn táng với đồ dùng và vật quý. Đó chính là bằng chứng của niềm tin vào một linh hồn bất tử! Bằng chứng của một ý tưởng tôn giáo đã dần rõ rệt: người chết đã thuộc về thế giới khác hẳn, thế giới thiêng liêng, thế giới của một sức mạnh vô hình. Từ đó, tín ngưỡng ngày càng phát triển ở bất cứ nơi đâu tìm thấy dấu vết con người. Thời con người Cro-Magnon của thời Hậu Cổ thạch khí, bùa phép đã được vẽ trên vách hang, vách mồ và cả những đồ trang sức cũng có khả năng bùa phép. Đến thời Tân thạch khí, vì đời sống được tập thể hóa nên xuất hiện những hình thức tín ngưỡng cao hơn như đồng bóng, pháp vũ, đại tế với trống chiêng và các tế sư.
Thế giới siêu nhiên được bố trí và phân cấp rõ rệt: ma quỷ, thần, tiên, thánh, thiên đường và địa ngục. Tất cả được thống nhất và hợp lý hóa để những tôn giáo và giáo lý xuất hiện ngay sau thời đại này.
 Mặt khác, trong cuộc sống hàng ngày của thời đại văn minh hiện nay, chúng ta gặp nhiều hành vi phụng thờ, cúng tế, nhiều nghi lễ của nhiều người, nhiều giáo phái và nhiều tôn giáo khác nhau.
Phải chăng “Tôn giáo là một chiều kích hiện sinh thiết yếu của con người”. Chúng ta cùng tìm hiểu nhận định trên thông qua hiện tượng luận về tôn giáo và nền tảng nhân học để rõ hơn về nhận định này. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu xem tôn giáo là gì? Thứ đến, chúng ta sẽ giải thích chiều kích tôn giáo của con người trên hai bình diện hiện tượng luận về tôn giáo nền tảng nhân học.

1. TÔN GIÁO LÀ GÌ?
Dựa vào nguyên ngữ của từ religare trong tiếng Latin là liên kết, nối kết con người với thần linh, họăc những thực tại siêu nhiên và thiêng liêng. Hay nói một cách khác, tôn giáo là liên kết và bó buộc với Đấng (Thượng Đế) bằng sợi dây của lòng thành kính. M. Thilollier viết rằng: “Tôn giáo một đàng đòi hỏi sự truy tầm chân lý, truy tầm nguồn gốc, cứu cánh, mục đích của vũ trụ, hay nguồn gốc con người cùng những tương quan của nó đối với thần linh; đàng khác nó đòi hỏi một toàn bộ tín ngưỡng, một nhu cầu yêu thương và cảm kích, một tương quan hòa điệu giữa tiểu thế giới với đại thế giới; tôn giáo là diễn nghĩa của linh thánh và định chế những nghi lễ có tính cá nhân cũng như  cộng đồng”1
Ý nghĩa thứ hai của tôn giáo xuất phát từ hạn từ religere  có nghĩa là chú ý, quan sát, đọc lại2. Con người tôn giáo theo ý nghĩa này không chấp nhận đời sống có sẵn đấy, nhưng mong muốn đi tìm sức mạnh, đi tìm chân lý, tìm ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời3. Có thể nói rằng đây là định nghĩa tôn giáo theo chiều ngang, khác với định nghĩa một là theo chiều dọc, hướng thượng. Vì thế, theo định nghĩa này, con người tôn giáo không nhất thiết phải là con người hữu thần, nghĩa là tin tưởng vào một thần linh nào đó, mà chỉ cần là người có một ý hướng tâm linh, đi tìm một ý nghĩa, một giá trị cho cuộc đời.
Ý nghĩa thứ ba của tôn giáo là một sự tái chọn lựa: reeligere. Theo nghĩa này con người tôn giáo là chọn hướng đời mình về phía những thực tại hay giá trị khác hơn là thế giới vật chất, với tất cả những gì mình có. Nghĩa thứ ba này dung hòa cả religare và religere: chọn hướng về Thượng Đế hay Thần Linh, họăc chọn tìm về chiều sâu hay đi xa hơn hiện hữu, cũng là một thái độ tôn giáo.
Giáo sư E. Yandell đã đề nghị một định nghĩa về tôn giáo như sau: tôn giáo là một hệ thống các ý tưởng nhằm giải thích về thế giới và vị trí con người hiện hữu trong đó; nhằm  đặt nền tảng trên sự mô tả về cuộc sống nên được sống thế nào, và nhằm diễn tả sự giải thích cũng như  lối sống được thể hiện trong những nghi lễ, thể chế và những thực hành4. Đây là một định nghĩa mang tính chức năng. Nó coi tôn giáo như một nguồn cung cấp  cho con người những bảng thống kê về thế giới và con người trong đó, những lời giải thích đối với cuộc sống hằng ngày và được thể hiện ra trong cuộc sống với những thể chế, thực hành và nghi lễ. Nó nhận ra tầm quan trọng của hoạt động tôn giáo cũng như nhận ra tầm quan trọng của yếu tố học thuyết trong các tôn giáo.

2.  HIỆN TƯỢNG LUẬN VỀ TÔN GIÁO
Tôn giáo, theo như những ý nghĩa và định nghĩa trên mang nhiều hình thái khác nhau. Bài viết này nêu lên bốn chủ điểm đặc thù về hiện tượng luận tôn giáo: Lối diễn tả tôn giáo [kinh nghiệm tôn giáo], cách thức tôn giáo, mục đích của tôn giáo và vấn đề hướng đến thực tại tuyệt đối. Bốn chủ điểm này xoay quanh bốn tôn giáo nổi bật là tín ngưỡng sơ khai, Ấn giáo, Phật giáo và Công giáo.
3.1. Những lối diễn tả tôn giáo.
Tôn giáo sơ khai. Tôn giáo sơ khai gắn liền với những nghi lễ biểu tượng, xuất hiện hàng ngàn năm trước ngay từ buổi bình minh của kinh nghiệm tôn giáo. Khởi đầu với những người Néandertal, qua kinh nghiệm săn bắt và ăn thịt các thú vật, đã có ý nghĩ rằng mình có thể tồn tại nhờ cái chết của người khác. Rồi đến homo sapiens và các giống người tiến bộ hơn, chúng ta thấy dấu vết của việc thờ cúng người chết: nhân loại bắt đầu tin tưởng vào thế giới bên kia, và ý thức về sự liên đới của mình với thế giới đó. Quả thật, cái chết và người chết đưa chúng ta tới ngưỡng cửa của linh thiêng. Một số đặc điểm nổi bật của tôn giáo sơ khai là: tính biểu tượng: điều này thể hiện trên các hình vẽ, bùa chú. Tính huyền thoại, thể hiện ở những câu chuyện huyền thoại về các vị thần thánh được lưu truyền trong các bộ tộc, trong con người thời đó. Tính nghi lễ, biểu hiện ở sự tế tự, đó cũng chính là sự biểu lộ ra bên ngoài của con người đối với thực tại được quan niệm là tối hậu. Cầu nguyện và thánh hiến, đây là thành tố quan trọng trong đời sống tôn giáo thời này, con người tế tự và cúng tế để cầu xin và phụng thờ đối với các thần thánh.
Ấn giáo. Đối tượng sùng bái của Ấn giáo là Braman, Visnu va Silva. Ấn giáo suy tư và tìm kiếm sự giải thoát (Moska). Giải thoát nghĩa là ra khỏi cái thế giới này mà họ cho là huyền cảnh (Maya), chỉ toàn là đau khổ và giả dối. Họ muốn đạt tới cõi vĩnh hằng là một cảnh giới siêu việt, an lạc, bất sinh và bất diệt. Khát vọng giải thoát được con người thể hiện duới muôn vàn hình thức của đời sống hằng ngày: bố thí, ăn mày, ngồi thiền, tắm rửa, khổ tu, cúng lễ…. Mặt khác, Ấn giáo rất chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng người chết chỉ thể xác thôi, còn linh hồn vẫn còn mãi mãi và linh hồn đó sẽ đầu thai. Như vậy con người sung sướng hay cực khổ hơn kiếp trước tùy thuộc vào việc làm của kiếp trước. Kinh thánh của Ấn giáo ngoài các tập Veda và Upanishad còn có Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana. Mahabharata, Bhagavad Gita và Ramayana là những tập trường ca, còn Purana là tập truyện nói về sự sáng tạo, sự biến chuyển và hủy diệt của thế giới. Ấn giáo phát triển mạnh mẽ ở Ấn độ với 84% dân số là tín đồ, ngoài ra Ấn giáo còn vươn ra các quốc gia như Nepal, Băngladet, Bali và Sriklanca.
Phật giáo. Chử Phật là tiếng dùng để phiên âm danh từ Bouddha trong tiếng Ấn Độ. Bouddha có nghĩa là người giác ngộ, là người suy tư  và thấu đáo về chính mình và về các hiện tượng thuộc thế giới này. Từ đó, họ giải thoát chính mình khỏi sự đau khổ. Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo là lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ. Đó cũng chính là việc chấm dứt ái dục, đem đến cho con người vĩnh viễn hết đau khổ, đạt đạo quả giải thoát. Chân lý về nỗi khổ và sự giải thoát khỏi nỗi khổ ấy được thể hiện trong “Tứ Diệu Đế” [tứ thánh đế] mà Phật thích ca giảng lần đầu tiên [kinh chuyển pháp luân] ở vườn lộc uyển ở gần thành Bénarès bên Ấn độ sau khi phật mới đắc đạo. Đó cũng là nội dung mà đức Phật nhắc lại trước khi tịch. Tứ thánh đế bao gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
Công giáo. Đạo Công giáo được Đức Kitô sáng lập vào thế kỷ I . Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, là Đấng đã mặc khải cho loài người về một Thiên Chúa Cha hằng yêu thương con người và cho con người hưởng hạnh phúc đời đời với Ngài. Các tín hữu tin vào Thiên Chúa bởi Ngôi Lời là Đức Kitô.  Đức Kitô, trong giáo lý của giáo hội, là Con Thiên Chúa, là Ngôi Lời của Thiên Chúa, Đấng sẽ hoàn thành lời hứa trong thời sau hết. Sự phục sinh của Ngài là cao điểm trong niềm tin của các tín hữu. Đối với người công giáo, thì cái chết của Đức Kitô là khởi đầu của một niềm hy vọng mới. Niềm hy vọng này được diễn tả trong những lần xuất hiện của Ngài sau khi phục sinh. Đây chính là lối diễn tả sự phục sinh của con người trông chờ vào niềm hy  vọng trong tương lai, mặc lấy đời sống mới và hưởng hạnh phúc cùng Thiên Chúa.
3.2. Những cách thức tôn giáo.
Tế tự [chiều kích dấu chỉ] Con người thời đầu sử dụng việc tế tự trong các lễ nghi tôn giáo. Cũng giống như tất cả các tôn giáo khác, qua những việc tế tự này, con người khám phá ra sự hữu hạn và mỏng dòn của mình. Họ sử dụng các biểu tượng để thực hiện hành vi tôn giáo. Qua những biểu tượng này, con người diễn tả cách tiếp cận với thiên nhiên, với trời đất, ông trăng, các vì sao và với những thực tại siêu nhiên. Trong những biểu tượng hay những nghi lễ này, các tư tế đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, việc tế tự này cũng biểu hiện một niềm vui của con người đối với thiên nhiên, điều này được diễn tả trong sự chia sẻ với người khác, qua tình cảm hay trong những sản phẩm con người làm ra trong thế giới này. Con người qua việc tế tự thể hiện thái độ tạ ơn, tuần phục vì những ơn lành họ nhận được, chẳng hạn như việc có con cái, hay mùa màng thu hoạch được dồi dào.
Mầu nhiệm. Hiện tượng thần nghiệm là một khía cạnh khác để thực hiện những hành vi tôn giáo. Mầu nhiệm là gì, thật khó để đưa ra một định nghĩa, tuy nhiên điều này có thể hiểu được như là một trực giác hiển nhiên của một sự kết hợp của con người với thực tại tối hậu. Đó là sự tương quan và cũng chính là sự đối diện của cá nhân đối với thực tại tối hậu. Đây chính là kinh nghiệm nội tâm và tràn đầy sự hiện diện của tình yêu. Kinh nghiệm này là một ân ban và không vượt quá tầm tay của con người. Con người có thể dùng nó để thông hiệp với các vị thần mình tôn thờ, chẳng hạn như Yoga hay suy gẫm, suy niệm…. Thái độ của con người đối với Thực Tại tối hậu là suy gẫm và nhìn xem những ơn huệ và những điều tốt lành của cuộc sống con người. Vì thế, thái độ của con người với thế giới là tương quan hóa với chính mình.
Thinh lặng. Thinh lặng là một trong những chiều kích trong các tôn giáo. Đây là thái độ chẳng dùng lời nói, biểu tượng hay hình ảnh, mà đi vào một chiều kích suy tư đối với mầu nhiệm siêu việt. Lời nói và hình ảnh là những phương tiện hữu hiệu để con người tiếp cận với thực tại, thế nhưng thinh lặng là một phương thế tốt giúp con người đi sâu vào kinh nghiệm tôn giáo. Giống như  ông Gióp trong kinh thánh của đạo công giáo, con người cũng có thể suy niệm những sự kiện và những dấu chỉ được trao gởi đến cho mình. Con người sẽ có cơ hội tốt trong kinh nghiệm thần linh, cho phép Thượng Đế vào trong con người, nếu họ dành cho ngài một chổ xứng đáng trong con tim. Trong Phật giáo, chúng ta tìm thấy những sự nhấn mạnh và những nét nổi bật trên khía cạnh thinh lặng này, chẳng hạn trường phái thiền.
Hoạt động. Đây là khía cạnh đặc biệt nổi bật trong các tôn giáo, chẳng hạn như việc bố thí, cúng dường trong Phật giáo; việc bác ái trong Công giáo. Đây cũng là chiều kích thuộc bản chất nơi các tôn giáo là khát khao phục vụ tha nhân. Việc bác ái là một đặc thù trong đạo Công giáo, đó chính là sự trao hiến bản thân mình trong việc phục vụ tha nhân. Thánh Phaolô nói rằng nếu không có đức ái, thì tôi cũng chỉ là chũm chọe chập cheng hay thanh la vang vảng (1 Cor 13, 1). Cũng thế, chúng ta có thể tìm thấy nơi các tôn giáo những chứng cớ về đời sống yêu thương và cảm thông với những con người đau khổ. Hành động yêu thương là lối diễn tả và là yêu sách của tôn giáo để được coi là đang sống thực tạo tôn giáo.
3.3. Mục Đích của Tôn giáo
Sự an bài [bảo đảm trước]. Khát mong an toàn và bảo đảm là đặc điểm gắn liền với bản tính con người và là khuynh hướng tự nhiên của con người. Điều này đi với việc hướng đến sự tin tưởng và phó thác. Sự tín thác là một sự cần thiết, nếu không có nó thì có lẽ con người chẳng thể tương quan với người khác, với thế giới và cả với thực tại siêu nhiên được. Sự tín thác căn bản chính là thái độ tri ân đối với sự hiện hữu của mình. Một ví dụ là sự che chở của người mẹ đối với đứa con: đứa bé thức dậy trong đêm, với một cơn ác mộng, chỉ thấy xung quanh mình là bóng tối, đơn độc và sợ hãi. Đứa bé bật khóc, và người mẹ choàng tay qua đứa con, ru con và nói những lời êm ái, sau đó theo lẽ tự nhiên, đứa bé lại chìm vào trong một giấc ngủ ngon. Sự bảo đảm tối hậu tức là bảo đảm cho con người đời sống hậu kết là một trong những điều quan trọng trong đời sống tôn giáo. Các hành vi cư xử của con người sẽ được thưởng hay bị phạt do lối sống của con người, và tôn giáo luôn hướng con người đến những hành động tốt.
Sự thánh thiện. Xuất phát từ những hạn từ holy hay Sacred, ý nghĩa chính là cảm giác bị bảo phủ hay ngập bởi sự  sự thánh thiện của Thực Tại Siêu Việt. Từ đó, con người cảm thấy và ao ước sống trong sự thánh thiện, sống tốt. Cho dẫu ngày nay hiện tượng tục hóa đang lan tràn dưới nhiều hình thức khác nhau [Tục hóa là một xác tín rằng thế giới này là tất cả thực tại, và vì thế chủ trương tục hoá chối bỏ ý tưởng về Thượng Đế hay thực tại tối hậu. Đây là một phản ứng tự nhiên đối với truyền thống tôn giáo], ao ước này vẫn đều hiện diện ở hầu hết mọi con người từ cổ chí kim, trong mọi thời đại. Đây chính là cảm thức thần thiêng, thuộc kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Trong các tôn giáo có thể tìm thấy những ví dụ về cảm giác này nơi các tiên tri… . Cảm thức thánh thiện này thuộc bản tính sâu xa của con người: nó nói lên nhu cầu và khuynh hướng của bản tính đó. Chính vì thế mục đích hướng đến của cảm thức thần thiêng là Sự Thiện tối cao, thực sự say mê siêu nhiên giới, là sự chiếm hữu siêu việt thể bằng một kinh nghiệm sống, huyền bí và cao siêu.
Hạnh phúc: hành trình mạo hiểm. Sự mạo hiểm được hiểu như việc tìm kiếm sự vĩnh cửu và mục đích của mạo hiểm đó chính là vẻ đẹp và sự bình an. Đây chính là hành trình hướng đến việc hưởng hạnh phúc của con người. Phật giáo hứa cho con người Niết Bàn [nirvana], Ấn giáo hứa cho moksha là sự giải thoát để đạt siêu nhiên giới, Công giáo có Thiên Đàng. Con người khát khao và mong muốn thành toàn chính mình và chỉ có thể an nghỉ trong Đấng tuyệt đối. Ngài đã kiến tạo chúng con, lạy Chúa, nên chúng con chỉ có thể yên nghỉ khi ở trong Ngài (st. Augustine). Những thí dụ trong các tôn giáo cho thấy những hành trình này: Đức Phật sau những năm tháng dài mới giác ngộ, Abraham nghe theo tiếng Thiên Chúa gọi và ra đi đến một nơi mình chưa hề biết và chỉ được hứa nơi đó sẽ hưởng hạnh phúc…
Đời sống luân lý. Các tôn giáo tìm kiếm một sự thiện hảo. Qua bao nhiêu thế kỷ, các tôn giáo ngày càng rõ rệt gắn kết với kinh nghiệm thiện hảo được thể hiện một cách sâu đậm là tình yêu vô vị lợi. Các tín hữu cảm nhận lòng từ ái khôn tả trong mầu nhiệm tôn giáo của mình, đồng thời Thực Tại Tối Hậu được cảm nhận như là yêu thương, hơn nữa giáo lý các tôn giáo mời gọi con người thể hiện thiện hảo trong đời sống của họ. Khát vọng sâu xa của con người là hướng đến sự thiện hảo, được biểu lộ trong tình yêu thương. Chúng ta thường bị hấp dẫn bởi những ai yêu quí và săn sóc chúng ta. Cũng thế, tôn giáo nảy sinh từ khả năng  con người có thể yêu thương và được tình yêu thu hút. Nhưng chúng ta không đồng hóa điều này, bởi lẽ có rất nhiều người đã có tình yêu và thu hút nhưng họ vẫn không đến với tôn giáo. Tuy nhiên, khi nói đến tôn giáo thì yêu thương là một chiều kích thiết yếu để diễn tả tôn giáo. Tình yêu thương đó không gì khác hơn là đáp trả lại sự thiện. Trong những tôn giáo lớn, thiện hảo tối hậu được quả quyết là hiện hữu và bao trùm cũng như củng cố khả năng yêu thương của con người.
3.4. Cầu nguyện chính là trung tâm và là thành tố thiết yếu của đời sống tôn giáo. Đó cũng chính là mối dây kết chặt con người với Thượng Đế, và không chỉ với Thượng đế mà cả con người với nhau nữa. Thần học gia người Đức Schleiermacher cho rằng “trở thành kitô hữu và cầu nguyện, thật ra chỉ là một mà thôi”. Vì thế, khi phân tích hiện tượng của đời sống cầu nguyện, chúng ta tiếp chạm đến cốt tủy của tôn giáo. Cầu nguyện là hoạt động và là hoạt động duy nhất qua đó tôn giáo biểu tỏ cách cụ thể nhất.  Thật ra thì tôn giáo có những cách biểu tỏ khác như công thức tuyên xưng đức tin, lễ nghi, đền thờ, giáo hội, nhưng việc cầu nguyện sẽ sinh động toàn thể đời sống tôn giáo. Có những cách thức cầu nguyện như sau: cầu nguyện tế tự, đây chính là cầu nguyện được nghi lễ hóa; cầu nguyện mầu nhiệm, nghĩa là các tôn giáo đều biểu lộ một khuynh hướng như thế, đây chính là contemplation, là chỉ tìm kiếm một mình Thượng Đế mà thôi; cầu nguyện vô ngôn chính là sự thinh lặng; và cầu nguyện trong hoạt động là lối đường của các tôn giáo thiên về hoạt động như Công giáo.

3. NỀN TẢNG NHÂN HỌC
Con người là xác quyết và muốn. Xác quyết và muốn là một hành vi duy nhất nội tâm sâu thẳm nơi con người, họ xác quyết điều mình muốn và muốn điều mình xác quyết. Con người xác quyết và muốn chính mình như một chủ thể, như một ngôi vị, nhưng không là ngôi vị đơn độc mà trải rộng tới vô biên. Con người là hữu thể hướng tới vô biên. Con người vươn tới ngôi vị và hữu thể tuyệt đối là sự THIỆN tuyệt đối và vĩnh cửu, bởi lẽ chẳng có gì ở trần gian này có thể làm thỏa mãn được con người.
Quả vậy, con người như sở hữu một bản chất tinh thần. Tự bản chất, tinh thần được đặt định để hiện hữu mãi mãi vì nó không sở hữu một tiềm thể để không hiện hữu. Mọi tinh thần đều được tạo dựng từ đời đời, bản tính bất tử. Hơn thế nữa, tinh thần mở rộng cho toàn thể thực tại. Nó mở rộng ra tới vô hạn thể. Khả năng của nó không giới hạn. Không một hữu thể nào xa lạ với tinh thần cả, không gì tuyệt đối nằm ngoài tầm của nó. Nó sở hữu một chân trời vô hạn. Tinh thần ôm ấp tất cả, chân trời của nó là vô biên. Điều này hiển nhiên khi ta đã nghiên cứu trí năng con người hoặc ý chí con người:
Trí năng có khả năng nhận thức mọi thực tại, nó liên tục hướng tới tri thức về Thực Tại Vô Hạn. Ngay khi nó nhận thức một hữu thể hữu  hạn nào đó thì nó biết hữu thể đó chỉ là giới hạn, như là không tự giải thích được, như đòi hỏi của một bổ túc cho khả niệm tính. Ngay khi nó tìm được sự an nghỉ tạm thời trong sự sở hữu bất kỳ một thực tại hữu hạn nào, nó tức thời đòi hỏi thêm và ngày càng thêm nhiều hơn nữa. Sự giới hạn, tự thân thì xúc phạm đến tinh thần và khiến nó thao thức, chỉ có Hữu Thể Vô Biên mới thật sự thỏa mãn  nó được.
Ý chí con người nỗ lực hướng tới sự thiện vô hạn, vô biên, hoàn hảo. Chính do nỗ lực này, vốn dẫn nó vượt xa bất kỳ thực tại hữu hạn nào, mà nó không bao giờ có thể bị sự thiện hữu hạn nào thu hút đến nỗi nó không thể đề kháng được sự hấp dẫn của nó. Ý chí con người là tự do vì nó nỗ lực hướng về cái toàn thể.
Đây là một đặc tính có ý nghĩa nhất của tinh thần con người. Nó được tạo nên để nhận thức và yêu thương những đối tượng hữu hạn, nhưng năng động tính khơi động tri thức và tình yêu này lại đem cả tri thức và tình yêu vượt xa mọi đối tượng hữu hạn nào một cách không thể chống cưỡng, dù vô thức. Điều này biểu lộ khả năng vô hạn và sự khao khát của tinh thần con người trước chân lý, và thiện tính khả năng siêu việt trong  khi sở hữu này, sở hữu trong khi siêu vượt, khả năng khẳng định cái vô hạn trong khẳng định hữu hạn, khả năng yêu thương  cái vô hạn trong bất cứ một tình yêu hữu hạn nào, là một đặc tính cốt yếu của tinh thần con người. Vì thế mà tinh thần con người có thể được định nghĩa như một khẳng định yêu thương được nhập thể vào Vô Hạn Thể.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, con người là một tạo vật cao cả trong vũ trụ này, không chỉ hệ tại ở thân xác mà còn ở một điều gì đó hơn nữa. Sự cao cả của con người hệ tại ở trí năng và ý chí. Trí năng xét như một khả năng năng động thì nó sẽ không dừng lại ở tạo vật bất tất này, vì tạo vật chưa làm nó thỏa mãn được. Trí thức tạo vật là phương tiện phải qua để đạt tới Thiên Chúa. Trong tri thức này ta mặc nhiên quy hướng về Thiên Chúa, mà không cần phải biết trước và nó chỉ an nghỉ khi đạt tới cái tuyệt đối. Và một khi trí năng nhận biết được điều này thì nó sẽ giới thiệu cho ý chí và ý chí chọn và hướng về cái tuyệt đối ngay lập tức.
Cái tôi nguyên thủy của con người cốt yếu là khẳng định và ước muốn. Điều con người ước muốn một cách tối hậu trong hành vi ước muốn là hạnh phúc của nó, hạnh phúc này trên bình diện ý thức, có thể hệ tại nhiều thực tại khác nhau, nhưng xét một cách vô thức và chân thực thì nó chẳng là gì khác là sự thiện vô biên, hữu thể vô biên. Vì thế, con người được định nghĩa là một khẳng định và ước muốn được nhập thể hóa về Tuyệt Đối Thể. Con người là hữu thể hướng tới vô biên. Đây là đặc  tính có ý nghĩa nhất của tinh thần con người, nó chứa đựng nhận thức và yêu thương  những đối tượng hữu hạn, để biểu lộ tình yêu vô hạn. Đó là sự khao khát của tinh thần trước chân lý, trước thiện tính, cũng chính là khả năng yêu thương cái vô hạn trong bất cứ tình yêu hữu hạn nào.
Với những minh chứng và giải thích dựa trên hiện tượng luận về tôn giáo và nền tảng nhân học như đã trình bày, có thể khẳng định rằng tôn giáo là một chiều kích hiện sinh thiết yếu của con người, hay tự bản chất, con người mang chiều kích tôn giáo.
Fx. Phạm Đình Phước SDB
24 tháng 5 năm 2003 


1  Dictionnaire des Religions, Larousse, (Paris 1966), p.214.
2  x. W. E. Otto, Religio und Superstitio, A. R 12, 1909; 14, 1911; Felix Harrtmann. Glota 4, 1913, 368. conts.
3  x. G. Van der Leuuw, La religion dans son essense et ses manifestations, (Payot, Paris 1955), p. 662.
4 Keith. E. Yandell, Philosophy of Religion, (Lon Don and New York, 1999), p. 16.

Friday, June 24, 2011

DECREE ON THE REFORM OF ECCLESIASTICAL STUDIES OF PHILOSOPHY

 
DECREE ON THE REFORM OF ECCLESIASTICAL STUDIES OF PHILOSOPHY

Preamble
I. The Current Situation
1. In her work of evangelizing the world, the Church follows attentively and discerningly the rapid cultural changes at work, which influence both her and society as a whole. Among the changes of the predominant culture, some particularly profound ones regard the concept of truth. In fact, there is often mistrust in the capacity of human intelligence to arrive at objective and universal truth – a truth by which people can give direction to their lives. Furthermore, the force of the human sciences, as well as the consequences of scientific and technological developments, stimulate new challenges for the Church.
2. With his Encyclical Letter Fides et ratio, Pope John Paul II wished to emphasize the need for philosophy, so as to advance in the knowledge of the truth and to render earthly existence ever more human. In fact, philosophy “is directly concerned with asking the question of life’s meaning and sketching an answer to it.”[1] This question arises both from the wonder that man experiences in his encounter with others and with the cosmos, and from the painful and tragic experiences that assail his life. Philosophical knowledge, therefore, is seen as being “one of the noblest of human tasks.”[2]

II. The “Original Vocation” of Philosophy

3. Philosophical trends have multiplied in the course of history, showing the richness of the various rigorous, sapiential searches for truth. While ancient wisdom contemplated being from the perspective of the cosmos, patristic and medieval thought offered a deeper, purified vision, identifying the cosmos as the free creation of a God who is wise and good (cf. Wis 13,1-9; Acts 17, 24-28). Modern philosophies have particularly emphasized human freedom, the spontaneity of reason, and its capacity to measure and dominate the universe. Recently, a certain number of contemporary schools of thought, being more sensitive to the vulnerability of our knowledge and our humanity, have focused their reflection on the mediating roles of language[3] and culture. Finally, moving beyond Western thought, how could one forget the numerous and sometimes remarkable efforts to understand man, the world and the Absolute made by different cultures, for example Asian and African cultures? This generous exploration of thought and language, however, must never forget that it is rooted in being. “The metaphysical element is the path to be taken in order to move beyond the crisis pervading large sectors of philosophy at the moment, and thus to correct certain mistaken modes of behaviour now widespread in our society.”[4] From this perspective, philosophers are invited energetically to reclaim philosophy’s “original vocation”:[5] the search for truth, and its sapiential and metaphysical characteristic.
4. Wisdom considers the first and fundamental principles of reality, and seeks the ultimate and fullest meaning of life, thus allowing it to be “the decisive critical factor which determines the foundations and limits of the different fields of scientific learning”, as well as “the ultimate framework of the unity of human knowledge and action, leading them to converge towards a final goal and meaning.”[6] The sapiential characteristic of philosophy implies its “genuinely metaphysical range, capable, that is, of transcending empirical data in order to attain something absolute, ultimate and foundational in its search for truth”,[7] even if only gradually known through the course of history. In fact, metaphysics, i.e. first philosophy, deals with being and its attributes, and, in this way, raises itself up to the knowledge of spiritual realities, seeking the First Cause of all.[8] Nevertheless, to emphasize its sapiential and metaphysical characteristic must not be understood as concentrating exclusively on the philosophy of being, inasmuch as all the different areas of philosophy are necessary for a knowledge of reality. Indeed, for each area, the proper field of study and the specific method must be respected, in the name of consonance with reality and the variety of human ways of knowing.
III. Philosophical Formation within the Perspective of an Open Reason
5. Faced with “the segmentation of knowledge” which, “with its splintered approach to truth and consequent fragmentation of meaning, keeps people today from coming to an interior unity,” the following words of Pope John Paul II resound emphatically: “taking up what has been taught repeatedly by the Popes for several generations and reaffirmed by the Second Vatican Council itself, I wish to reaffirm strongly the conviction that the human being can come to a unified and organic vision of knowledge. This is one of the tasks which Christian thought will have to take up through the next millennium of the Christian era.”[9]
6. From a Christian perspective, truth cannot be separated from love. On the one hand, the defence and promotion of truth are an essential form of charity: “To defend the truth, to articulate it with humility and conviction, and to bear witness to it in life are therefore exacting and indispensable forms of charity.”[10] On the other hand, only truth permits true charity: “Truth is the light that gives meaning and value to charity.”[11] Finally, truth and the good are closely connected: “Yet truth means more than knowledge: the purpose of knowing the truth is to know the good. This is also the meaning of Socratic enquiry: What is the good which makes us true? The truth makes us good and the good is true.”[12] By offering an organic vision of knowledge that is not separated from love, the Church can make a specific contribution of her own – one capable of effecting change, including of cultural and social endeavours.[13]
7. That is why philosophy nurtured within the Universitas is called upon, first of all, to take up the challenge of exercising, developing and defending a rationality with ‘broader horizons’, showing that “it again becomes possible to enlarge the area of our rationality […], to link theology, philosophy and science between them in full respect […] of their reciprocal autonomy, but also in the awareness of the intrinsic unity that holds them together.”[14] On an institutional level, to rediscover “this great logos”, “this breadth of reason”, is precisely “the great task of the university.”[15]

IV. Philosophical Formation in Ecclesiastical Institutions of Higher Learning

8. The Church has always cared deeply about philosophy. In fact, reason – with which creation has endowed every human being – is one of the two wings on which man rises towards the contemplation of truth, and philosophical wisdom forms the summit that reason can reach.[16] In a world rich in scientific and technical knowledge, but threatened by relativism, only the “sapiential horizon”[17] carries an integrating vision, as well as a trust in the capacity that reason has to serve the truth. That is why the Church strongly encourages a philosophical formation of reason that is open to faith, while neither confusing nor disconnecting the two.[18]
9. Moreover, philosophy is indispensable for theological formation. “Theology in fact has always needed and still needs philosophy’s contribution.”[19] By helping to deepen the revealed Word of God, with its character of transcendent and universal truth, philosophy avoids stopping at the level of religious experience. It has rightly been observed that “the crisis of postconciliar theology is, in large part, the crisis of philosophical foundations […]. When philosophical foundations are not clarified, theology loses its footing. Why is it therefore not clearer up to what point man really knows reality, and what are the bases from which he can start to think and speak?”[20]
10. Finally, philosophical preparation is, in a particular way, a “crucial stage of intellectual formation” for future priests: “only a sound philosophy can help candidates for the priesthood to develop a reflective awareness of the fundamental relationship that exists between the human spirit and truth, that truth which is revealed to us fully in Jesus Christ.”[21] In fact, “the study of philosophy is fundamental and indispensable to the structure of theological studies and to the formation of candidates for the priesthood. It is not by chance that the curriculum of theological studies is preceded by a time of special study of philosophy.”[22]
11. Within Ecclesiastical academic institutions, a suitable philosophical formation must involve both intellectual “habitus” (plural) and contents.
With the acquisition of intellectual, scientific and sapiential “habitus”, reason learns to know more than empirical data. In a particular way, the intellectual debate in pluralistic societies, which are strongly threatened by relativism and ideologies, or in societies without authentic freedom, demands that the students in Ecclesiastical Faculties acquire a solid philosophical forma mentis. These “habitus” make it possible to think, know and reason with precision, and also to dialogue with everyone incisively and fearlessly.
The “habitus” are, though, connected with the assimilation of firmly acquired contents. In other words, they derive from the knowledge and deepening of the most important truths gained by philosophical labour, sometimes with the help of Divine Revelation. To arrive at a rigorous and coherent knowledge of man, the world and God,[23] the “habitus” require that the teaching of philosophy be rooted in “the eternally valid philosophical heritage”, developed over time, and, at the same time, be open to accepting the contributions that philosophical research has provided and continues to provide.[24] Among those fundamental truths, some are of central importance and are particularly relevant today: the capacity to reach objective and universal truth as well as valid metaphysical knowledge;[25] the unity of body and soul in man;[26] the dignity of the human person;[27] relations between nature and freedom;[28] the importance of natural law and of the “sources of morality,”[29] particularly of the object of the moral act;[30] and the necessary conformity of civil law to moral law.[31]
12. The philosophy of Saint Thomas Aquinas is important both for the acquisition of intellectual “habitus” and for the mature assimilation of the philosophical heritage. He knew how to place “faith in a positive relation with the dominant form of reason of his time.”[32] For this reason, he is stilled called the “apostle of truth.”[33] “Looking unreservedly to truth, Thomas’ realism was able to recognize the objectivity of truth and produce not merely a philosophy of ‘what seems to be’ but a philosophy of ‘what is’.”[34] The Church’s preference for his method and his doctrine is not exclusive, but “exemplary”.[35]
V. The Current Reform of Philosophical Studies
13. In its commitment to rendering the Church’s guidelines ever more productive, in view of a greater efficacy in evangelization, the Congregation for Catholic Education now feels the need to update some points of the Apostolic Constitution Sapientia christiana and of the Ordinationes of this Dicastery.[36] This reform of Ecclesiastical studies of philosophy aims to help Ecclesiastical Institutions of Higher Learning offer a suitable contribution to the ecclesial and cultural life of our time.
14. A clear distinction should be made between, on the one hand, studies in Ecclesiastical Faculties of Philosophy and, on the other hand, the course of philosophy that forms an integral part of the studies in a Theology Faculty or in a seminary. In an institution which simultaneously has both an Ecclesiastical Faculty of Philosophy and a Faculty of Theology, when the philosophy courses that are part of the five-year first-cycle of theology are taken at the Faculty of Philosophy (according to their specific nature and the existing norms), the authority who makes decisions regarding the programme is the dean of the Faculty of Theology, who will make those decisions in conformity with the law in force, and while favouring close collaboration with the Faculty of Philosophy.
This course in philosophy, being directed towards theological formation and structured according to that need, does not allow the student to obtain a academic degree in philosophy that is canonically valid. Instead, the course concludes with a certificate of the philosophical studies completed, which is devoid of value as an academic degree. The certificate merely attests, in keeping with the new norms, what courses have been attended and what credits have been obtained in the area of philosophical studies.
15. The reform has three fields of implementation:
a) Ecclesiastical Faculties of Philosophy
In 1979, when restructuring the three cycles of the Faculty of Philosophy,[37] the Apostolic Constitution Sapientia christiana confirmed a duration of two years for the first cycle.[38] The experience of over thirty years has gradually led to the realization that three years of formation are required to achieve more completely the objectives indicated for philosophy in the aforementioned Apostolic Constitution, and especially in order for the student to reach “a solid and coherent synthesis of doctrine.”[39] In fact, a certain number of Faculties and institutes have already taken the initiative to offer a formation that concludes with the Ecclesiastical Baccalaureate in philosophy after three years. In this context, all Ecclesiastical Faculties of Philosophy are now required to participate in this practice, including as regards the duration of academic degrees, so that the three-year course of philosophical studies may be the conditio sine qua non for acquiring an academically recognized first degree in philosophy.
The second cycle continues to consist of two years of specialization, after which the Licentiate is issued. The third cycle, the research Doctorate, lasting at least three years, is mainly aimed at those who are preparing to teach in higher education, where research forms an essential element, including with a view to developing one’s capacities as a teacher.
b) Philosophical formation in Faculties of Theology and Seminaries
One has already established the duration of philosophical formation, as an integral part of theological studies in Faculties of Theology or in seminaries. Without losing its autonomy, this philosophical formation, required for theological knowledge,[40] allows the student, who has acquired the correct philosophical and theological methodology and hermeneutic, accurately to undertake strictly theological studies, and to arrive at his or her own point of synthesis at the end of the philosophical and theological studies.
An excessive mixing of philosophical and theological subjects – or , indeed, of subjects of another sort – ends up giving the students a defective formation in the respective intellectual “habitus”, and introduces confusion between the methodologies of the various subjects and their specific epistemological configurations. In order to avert the increased risk of fideism, and to avoid either a manipulation or fragmentation of philosophy, it is highly preferable that the philosophy courses be concentrated in the first two years of philosophical-theological formation. Within this two-year period, these philosophical studies, which are undertaken in view of theology studies, will be integrated with the introductory theology courses.
All that concerns the duration, number of credits and contents of the study of philosophy are also to be applied in those countries where the study of “philosophy” is integrated within a Baccalaureate programme in a Catholic Institute of Higher Education, outside the context of an Ecclesiastical Faculty.
c) Qualifications of the Teachers
The serious responsibility of ensuring a philosophical formation for students demands that the teachers have academic degrees obtained from Ecclesiastical institutions (Ecclesiastical Faculties of Philosophy and of Theology, as well as affiliated and aggregated Institutes) and with a suitable scholarly preparation, who are capable of an updated presentation of the rich heritage of the Christian tradition.[41]
16. In consideration of all these various observations, the articles of the Apostolic Constitution Sapientia christiana and the respective Ordinationes of the Congregation for Catholic Education are being updated with regard to:
• the number of years for obtaining a Baccalaureate in Philosophy;
• the content of first-cycle studies in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy;
• the cursus studiorum in philosophy that forms an integral part of the first cycle in a Faculty of Theology or in a seminary, or is within a programme of university formation (q.v. supra, 15 b);
• the defining of some regulations concerning the teaching faculty;
• the affiliation of a three-year period in philosophy.
Part II: NORMS of the Apostolic Constitution Sapientia christiana
The parts of the Apostolic Constitution Sapientia christiana which remain unchanged are quoted in italics.
Articles 72 a, 81, 82 and 83 are revised as following:
Art. 72. a) [Curriculum of Studies in the Faculty of Theology]
The curriculum of studies of the Faculty of Sacred Theology comprises:
a) the first cycle, fundamentals, which lasts for five years or ten semesters, or else, when a previous two-year philosophy course is an entrance requirement, for three years.
The first two years must be primarily dedicated to a solid philosophical formation, which is necessary for undertaking correctly the study of theology. The Baccalaureate obtained in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy substitutes for first-cycle philosophy courses in Theology Faculties. A Baccalaureate in Philosophy obtained in a non-Ecclesiastical Faculty does not give grounds for dispensing a student completely from the first-cycle philosophy courses in Theology Faculties.
The theological disciplines must be taught in such a way that what is presented is an organic exposition of the whole of Catholic doctrine, together with an introduction to theological scientific methodology.
The cycle ends with the academic degree of Baccalaureate or some other suitable degree as the Statutes of the Faculty determine.
Art. 81 [The Curriculum of Studies in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy]
a) the first cycle, basics, in which for three years or six semesters an organic exposition of the various parts of philosophy is imparted, which includes treating the world, man, and God. It also includes the history of philosophy, together with an introduction into the method of scientific research;
b) the second cycle, the beginning of specialization, in which for two years or four semesters through special disciplines and seminars a more profound consideration is imparted in some sector of philosophy;
c) the third cycle, in which, for a period of at least three years, philosophical maturity is promoted, especially by means of writing a doctoral dissertation.
Art. 83 [Diplomas Required of the Students]
To enroll in the first cycle of a Faculty of Philosophy, the student must have done the previous studies called for in accordance with Article 32 of the Constitution.
If a student, who has successfully completed the regular philosophy courses in the first cycle of a Theology Faculty, wants to continue philosophical studies in order to obtain the Baccalaureate in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy, due account must be taken of the courses that the student has attended during the aforementioned studies.
NORMS OF APPLICATION [Ordinationes]
Art. 51. 1° a) [Curriculum of Studies in a Faculty of Theology]
The obligatory disciplines are:
1° In the first cycle:
a) - The philosophical disciplines needed for theology, which are above all systematic philosophy and the history of philosophy (ancient, medieval, modern, contemporary). Besides a general introduction, the systematic teaching must include the main areas of philosophy: 1) metaphysics (understood as philosophy of being and natural theology), 2) philosophy of nature, 3) philosophy of man, 4) moral and political philosophy, 5) logic and philosophy of knowledge.
- Excluding the human sciences, the strictly philosophical disciplines (q.v. Ord., Art. 60, 1° a) must constitute at least 60% of the number of credits in the first two years. Each year must include a number of credits suited to one year of full-time university studies.
- It is highly preferable that the philosophy courses be concentrated in the first two years of philosophical-theological formation. Within this two-year period, these philosophical studies, which are undertaken in view of theology studies, will be integrated with the introductory theology courses.
Art. 52
In the five-year basic cycle, diligent care must be exercised that all the disciplines are taught with order, fullness, and with correct method, so that the student receives harmoniously and effectively a solid, organic, and complete basic instruction in theology, which will enable him either to go on to the next cycle's higher studies or to exercise some office in the Church.
Art. 52 bis [Qualifications of the Professors of Philosophy in a Faculty of Theology]
The number of professors who teach philosophy must be at least three, who have the required degrees in philosophy (q.v. Ord., Art. 17 e 61, b). They must be dedicated full-time to the teaching of philosophy and to research in that field.
Art. 59 [Aims of an Ecclesiastical Faculty of Philosophy]
§ 1. The research and teaching of philosophy in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy must be rooted in the “philosophical patrimony which is perennially valid”,[42] which has developed throughout the history, with special attention being given to the work of Saint Thomas Aquinas. At the same time, the philosophy taught in an Ecclesiastical Faculty must be open to the contributions that more recent research has provided and continues to offer. One must emphasize the sapiential and metaphysical dimensions of philosophy.
§ 2. In the first cycle, philosophy is to be taught in such a way that the students in the basic cycle will come to a solid and coherent synthesis of doctrine, will learn to examine and judge the different systems of philosophy, and will also gradually become accustomed to personal philosophical reflection. If students of the first cycle of theological studies attend first-cycle courses in the Faculty of Philosophy, care must be taken to safeguard the specific nature of the content and purpose of each educational track. At the end of the philosophical formation, an academic degree in philosophy is not awarded (q.v. Sap. Chr., Art. 72 a), but the students can ask for a certificate attesting to the courses they have attended and the credits they have obtained.
§ 3. The formation acquired in the first cycle can be completed in the successive cycle, where one begins to specialize via greater concentration on one area of philosophy and greater dedication of the student to philosophical reflection.
§ 4. It is appropriate to distinguish clearly between, on the one hand, studies in Ecclesiastical Faculties of Philosophy and, on the other hand, the philosophical courses that form an integral part of the studies in a Faculty of Theology or in a seminary. In an institution which has, at the same time, both an Ecclesiastical Faculty of Philosophy and a Faculty of Theology, when the philosophy courses that are part of the five-year first-cycle of theology are taken at the Faculty of Philosophy, the authority who makes decisions regarding the programme is the dean of the Faculty of Theology, who will make those decisions in conformity with the law in force, and while favouring close collaboration with the Faculty of Philosophy.
Art. 60 [Curriculum of Studies in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy]
The disciplines taught in various cycles are:
1° In the first cycle:
a) The obligatory basic subjects:
- A general introduction which aims, in particular, at showing the sapiential dimension of philosophy.
- The main philosophical disciplines: 1) metaphysics (understood as philosophy of being and natural theology), 2) philosophy of nature, 3) philosophy of man, 4) moral and political philosophy, 5) logic and philosophy of knowledge. Given the particular importance of metaphysics, an adequate number of credits must be accorded to this discipline.
- The history of philosophy: ancient, medieval, modern and contemporary. Careful examination of the various currents of thought are to be accompanied, when possible, by the reading of texts of the more important authors. Depending on requirements, a study of local philosophies is to be added.
The obligatory basic subjects must constitute at least 60% and must not exceed 70% of the number of credits of the first cycle.
b) The supplementary obligatory subjects:
- A study of the relationship between reason and Christian faith – that is, between philosophy and theology – from a systematic and historical point of view, paying attention to safeguarding both the autonomy of each field as well as their interconnection.[43]
- Latin, so as to be able to understand the philosophical works (especially of Christian authors) written in that language. The student’s knowledge of Latin must be verified within the first two years.
- A modern language other than one’s mother-tongue, the knowledge of which must be verified before the end of the third year.
- An introduction to the methodology of study and of scientific research, which serves also as an introduction to the use of research tools and the practice of argumentative discourse.
c) The optional additional subjects:
- Principles of literature and the Arts;
- Principles of some of the human sciences or some of the natural sciences (for example, psychology, sociology, history, biology or physics). In a particular way, care must be taken to establish a connection between the sciences and philosophy.
- Some other optional philosophical disciplines: for example, philosophy of science, philosophy of culture, philosophy of arts, philosophy of technology, philosophy of language, philosophy of law or philosophy of religion.
2° In the second cycle:
- the special disciplines established in various sections, according to the diverse specializations offered, along with practical exercises and seminars, including written Licentiate thesis.
- Beginners or advanced ancient Greek, or a second modern language other than that required for the first cycle or an advanced study of the same.
3° In the third cycle:
The Statutes are to determine if special disciplines are to be taught and which ones, together with the practical exercises and seminars. It is necessary to acquire a knowledge of another language, or to acquire an advanced knowledge of one of the languages previously studied.
Art. 61 [Teachers in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy]
a) The faculty must employ, on a full-time basis, at least seven duly qualified teachers, who thus can ensure the teaching of each of the obligatory basic subjects (q.v. Ord., Art. 60, 1°; Art. 45, § 1, b).
In particular, the first cycle must have at least five full-time teachers allotted as follows: one in metaphysics, one in philosophy of nature, one in philosophy of man, one in moral philosophy and politics, one in logic and philosophy of knowledge.
For the other obligatory and optional subjects, the Faculty can ask the help of other teachers.
b) A teacher is qualified to teach in an Ecclesiastical institution if he or she has obtained the necessary academic degrees from an Ecclesiastical Faculty of Philosophy (q.v. Ord., Art. 17).
c) If the teacher possess neither a canonical Doctorate nor a canonical Licentiate, he or she may be appointed as full-time teacher only on the condition that his/her philosophical training is consistent with the content and method that is set forth in an Ecclesiastical Faculty. In evaluating candidates for teaching positions in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy, the following must be considered: the necessary expertise in their assigned subject; an appropriate openness to the whole of knowledge; adherence, in their publications and teaching, to the truth taught by the faith; an adequately deepened knowledge of the harmonious relationship between faith and reason.
d) It is necessary to ensure always that, in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy, the majority of full-time teachers holds an ecclesiastical Doctorate in philosophy, or else an ecclesiastical Licentiate in a sacred science together with a Doctorate in philosophy obtained in a non-Ecclesiastical University.
Art. 62 [Some Special Norms for Ecclesiastical Faculties of Philosophy and Affiliated Institutes]
In general, so that a student can be admitted to the second cycle in philosophy, it is necessary that he or she has obtained the Ecclesiastical Baccalaureate in philosophy.
If a student has studied philosophy in a non-Ecclesiastical Faculty of Philosophy at a Catholic University or in another Institute of Higher Studies, he or she can be admitted to the second cycle only after having demonstrated, by means of an appropriate examination, that his/her preparation is compatible with that which is set forth in an Ecclesiastical Faculty of Philosophy, and after having filled any gaps with respect to the years and curriculum foreseen for the first cycle as established in the present Ordinationes. The choice of courses must foster a synthesis of the subjects taught (q.v. Sap. Chr., Art. 81, a). At the end of these supplementary studies, the student will be admitted to the second cycle without receiving the Ecclesiastical Baccalaureate in philosophy.
Art. 62 bis
[Adaptation of the Norms of Affiliation and Philosophical Aggregation]

§ 1. Given the reform of the three-year first cycle of ecclesiastical philosophical studies, which concludes with the Baccalaureate in philosophy, the philosophical affiliation must be in conformity with what has been decreed for the first cycle regarding the number of years and the curriculum (q.v. Ord., Art. 60, 1°). The number of full-time teachers in an affiliated Institute of philosophy must be at least five, with the required qualifications (q.v. Ord., Art. 61).
§ 2. Given the reform of the two-year second cycle of ecclesiastical philosophical studies, which concludes with the Licentiate in philosophy, the philosophical aggregation must be in conformity with what has been decreed for the first and second cycles regarding the number of years and the curriculum (q.v. Sap. Chr., Art. 72 a and b; Ord., Art. 60). The number of full-time teachers in an aggregated Institute of philosophy must be at least six, with the required qualifications (q.v. Ord., Art. 61).
[Adaptation of the Norms regarding the Philosophy Course as Part of the First Cycle of an Affiliated Institute of Theology]
§ 3. Given the reform of the philosophy course as part of the first cycle of philosophy-theology studies, which concludes with the Baccalaureate in theology, the philosophy formation given in an affiliated Institute of theology must be in conformity with what has been decreed with regard to the curriculum (q.v. Ord., Art. 51, 1°). The number of full-time teachers of philosophy must be at least two.
Provisional Norms
Art. 65. With the enactment of this Decree, articles 72, 81 and 83 of the Apostolic Constitution Sapientia christiana and articles 51, 52, 59, 60, 61 and 62 of the Ordinationes are abrogated.
Art. 66. All Ecclesiastical academic institutions of theology and philosophy must conform to this Decree, beginning with the opening of the academic year 2012-2013.
Quæ hoc decreto statuuntur, Summus Pontifex Benedictus XVI, in Audientia infrascripto Cardinali Præfecto recenter concessa, rata habuit et confirmavit, innovatos autem articulos 72, 81 et 83 Constitutionis Apostolicæ Sapientia christiana in forma specifica approbavit, contrariis quibuslibet non obstantibus, atque publici iuris fieri iussit.
Datum Romæ, ex ædibus eiusdem Congregationis, in memoria sancti Thomæ Aquinatis, die XXVIII mensis Ianuarii, A. D. MMXI.
Zenon Card. Grocholewski
Præfectus
Ioannes Ludovicus Brugues, O.P.
a Secretis


[1] Encyclical Letter Fides et ratio (14 September 1998), AAS 91 (1999), pp. 5-88, n. 3. In the Letter, John Paul II concentrates attention on the theme of truth and its foundation in relation to faith, continuing the reflection already made in the Encyclical Letter Veritatis splendor (6 August 1993) regarding truth on the moral level (cf. Fides et ratio, n. 6), which also embraces some fundamental rational truths.
[2] Fides et ratio, n. 3.
[3] Cf. Fides et ratio, n. 84.
[4] Fides et ratio, n. 83.
[5] Cf. Fides et ratio, n. 6.
[6] Fides et ratio, n. 81
[7] Fides et ratio, n. 83.
[8] Cf. St Thomas Aquinas, Comment on the Metaphysics of Aristotle, Introduction; cf. Benedict XVI, Encyclical Letter Deus caritas est (25 December 2005), AAS 98 (2006), pp. 217-252, n. 9.
[9] Fides et ratio, n. 85.
[10] Benedict XVI, Encyclical Letter Caritas in veritate (29 June 2009), OR (8 July 2009), pp. 4-5, n. 1.
[11] Caritas in veritate, n. 3.
[12] Benedict XVI, Lecture prepared for La Sapienza University in Rome, 17 January 2008, OR (17 January 2008), pp. 4-5.
[13] Cf. Caritas in veritate, n. 5.
[14] Benedict XVI, Address to the Participants of the Fourth National Ecclesiastical Convention, Verona, 19 October 2006, OR (20 October 2006), pp. 6-7.
[15] Benedict XVI, Meeting with the Representatives of Science in the Aula Magna of the University of Regensburg (12 September 2006), AAS 98 (2006), pp. 728-739.
[16] “Faith and reason are like two wings on which the human spirit rises to the contemplation of truth” (Fides et ratio, Opening words).
[17] Fides et ratio, n. 106.
[18] Cf. Fides et ratio, n. 77; cf. Deus caritas est, nn. 10, 29.
[19] Fides et ratio, n. 77.
[20] Joseph Ratzinger, “L’unità di missione e persona nella figura di Giovanni Paolo II [The Unity of the Mission and Person in the Figure of John Paul II]”, 1998, in Id., Giovanni Paolo II. Il mio amato predecessore [John Paul II, My Beloved Predecessor], Vatican City and Cinisello Basalmo, 2007, p. 16 (unofficial translation).
[21] John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Pastores dabo vobis (25 March 1992), AAS 84 (1992), pp. 657-804, n. 52.
[22] Fides et ratio, n. 62; cf. Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (19 March 1985), nn. 59-61.
[23] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Decr. Optatam totius, n. 15.
[24] CIC, can. 251; cf. Sacred Congregazione for Catholic Education, The Study of Philosophy in Seminaries (20 January 1972), III, 2, Rome, 1972, pp. 12-14.
[25] Cf. Fides et ratio, nn. 27, 44, 66, 69, 80, etc.
[26] Cf. Veritatis splendor, nn. 48-49, AAS 85 (6 August 1993), pp. 1133-1228.
[27] Cf. Fides et ratio, nn. 60, 83, etc.; cf. Second Vatican Ecumenical Council, Past. Const. Gaudium et spes, nn. 12-22.
[28] Cf. Veritatis splendor, nn. 46-47.
[29] Cf. Veritatis splendor, nn. 43-44, 74; cf. International Theological Commission, The Search for Universal Ethics. A New Look at Natural Law, 27 March 2009.
[30] Cf. Veritatis splendor, n. 72.
[31] John Paul II, Encyclical Letter Evangelium vitae (25 March 1995), AAS 87 (1995), pp. 401-522, nn. 68-74; cf. Deus caritas est, n. 28.
[32] Benedict XVI, Christmas Address to the Roman Curia, 22 December 2005, OR (23 December 2005), pp. 4-6.
[33] Paul VI, Apostolic Letter Lumen Ecclesiae (20 November 1974), 10, AAS 66 (1974), pp. 673-702.
[34] Fides et ratio, n. 44; cf. John Paul II, Speech at the Pontifical University of Saint Thomas Aquinas (17 November 1979), OR (19-20 November 1979) pp. 2-3, n. 6.
[35] John Paul II, Address to Participants at the International Thomistic Congress (13 September 1980), OR (14 September 1980), pp. 1-2, n. 2.
[36] John Paul II, Apostolic Constitution Sapientia christiana, Art. 93, AAS 71 (1979), pp. 469-499.
[37] Cf. Art. 81; cf. Pius XI, Apostolic Constitution Deus scientiarum Dominus (24 May 1931), AAS 23 (1931), pp. 241-262, Art. 41-46.
[38] Cf. Sapientia christiana, Art. 81a.
[39] Congregation for Catholic Education, Norms of Application in the Apostolic Constitution Sapientia christiana, 29 April 1979, AAS 71 (1979), pp. 500-521, Art. 59, § 1.
[40] Cf. Fides et ratio, n. 77.
[41] Cf. Fides et ratio, n. 105.
[42] Cf. CIC, can. 251 and Second Vatican Ecumenical Council, Decr. Optatam totius, n. 15.
[43] Cf. Fides et ratio, n. 75, which rejects “the theory of so-called ‘separate’ philosophy” that “claims for philosophy not only a valid autonomy, but a self-sufficiency of thought,” re-affirming also a sort of independence: “philosophy's valid aspiration to be an autonomous enterprise, obeying its own rules and employing the powers of reason alone”.
CONGREGAZIONE PER L'EDUCAZIONE CATTOLICA
DECRETO DI RIFORMA DEGLI STUDI ECCLESIASTICI DI FILOSOFIA
Preambolo
I. Il contesto attuale
1. Nell’opera di evangelizzazione del mondo, la Chiesa segue con attenzione e con discernimento i rapidi cambiamenti culturali in corso, che influiscono su di lei e sull’intera società. Tra i mutamenti della cultura dominante, alcuni, particolarmente profondi, riguardano la concezione della verità. Molto spesso, infatti, si riscontra una sfiducia nei confronti della capacità dell’intelligenza umana di giungere ad una verità obiettiva e universale, con la quale le persone possano orientarsi nella loro vita. Inoltre, l’impatto delle scienze umane e le conseguenze dello sviluppo scientifico e tecnologico provocano nuove sfide per la Chiesa.
2. Con la Lettera enciclica Fides et ratio, il papa Giovanni Paolo II ha voluto ribadire la necessità della filosofia per progredire nella conoscenza della verità e per rendere sempre più umana l’esistenza terrena. La filosofia, infatti, “contribuisce direttamente a porre la domanda circa il senso della vita e ad abbozzarne la risposta”[1]. Questa domanda nasce sia dalla meraviglia che l’uomo sperimenta davanti alle persone e al cosmo, sia dalle esperienze dolorose e tragiche che assillano la sua vita. Il sapere filosofico si configura, quindi, come “uno dei compiti più nobili dell’umanità”[2].
II. La “vocazione originaria” della filosofia
3. Le correnti filosofiche si sono moltiplicate nel corso della storia, manifestando la ricchezza delle ricerche rigorose e sapienziali della verità. Se la saggezza antica ha contemplato l’essere sotto l’angolatura del cosmo, il pensiero patristico e medievale l’ha approfondito e purificato discernendo nel cosmo la creazione libera di un Dio saggio e buono (cfr Sap 13,1-9; At 17, 24-28). Le filosofie moderne hanno valorizzato specialmente la libertà dell’uomo, la spontaneità della ragione e la sua capacità di misurare e di dominare l’universo. Recentemente, un certo numero di correnti contemporanee, più sensibili alla vulnerabilità del nostro sapere e della nostra umanità, ha concentrato la propria riflessione sulle mediazioni del linguaggio[3] e della cultura. Come, infine, non ricordare, al di là del pensiero occidentale, i numerosi e talvolta notevoli sforzi di comprensione dell’uomo, del mondo e dell’Assoluto compiuti nelle differenti culture, per esempio asiatiche e africane? Questa generosa esplorazione del pensare e del dire non deve mai, tuttavia, obliare il suo radicamento nell’essere. La “componente metafisica è la strada obbligata per superare la situazione di crisi che pervade oggi grandi settori della filosofia e per correggere così alcuni comportamenti erronei diffusi nella nostra società”[4]. In questa prospettiva i filosofi sono invitati a ricuperare con forza la “vocazione originaria” della filosofia[5]: la ricerca del vero e la sua dimensione sapienziale e metafisica.
4. La sapienza considera i principi primi e fondamentali della realtà, e cerca il senso ultimo e pieno dell’esistenza, permettendo così di essere “l’istanza critica decisiva, che indica alle varie parti del sapere scientifico la loro fondatezza e il loro limite”, e di porsi “come istanza ultima di unificazione del sapere e dell'agire umano, inducendoli a convergere verso uno scopo ed un senso definitivi”[6]. Il carattere sapienziale della filosofia implica la sua “portata autenticamente metafisica, capace cioè di trascendere i dati empirici per giungere, nella sua ricerca della verità, a qualcosa di assoluto, di ultimo, di fondante”[7], sebbene conosciuto progressivamente lungo la storia. Infatti, la metafisica o filosofia prima tratta dell’ente e dei suoi attributi, e in questo modo si innalza alla conoscenza delle realtà spirituali, cercando la Causa prima di tutto[8]. Tuttavia, questa sottolineatura del carattere sapienziale e metafisico non va intesa come una concentrazione esclusiva sulla filosofia dell’essere, poiché tutte le diverse parti della filosofia sono necessarie per la conoscenza della realtà. Anzi, il proprio campo di studio e il metodo specifico di ciascuna vanno rispettati in nome dell’adeguamento alla realtà e della varietà dei modi umani di conoscere.
III. La formazione filosofica nell’orizzonte di una ragione aperta
5. Di fronte ad una “settorialità del sapere” che “in quanto comporta un approccio parziale alla verità, con la conseguente frammentazione del senso, impedisce l’unità interiore dell’uomo contemporaneo”, risuonano fortemente queste parole di Giovanni Paolo II: “Facendo mio ciò che i Sommi Pontefici da qualche generazione non cessano di insegnare e che lo stesso Concilio Vaticano II ha ribadito, voglio esprimere con forza la convinzione che l’uomo è capace di giungere ad una visione unitaria e organica del sapere. Questo è uno dei compiti di cui il pensiero cristiano dovrà farsi carico nel corso del prossimo millennio dell’era cristiana”.[9]
6. Nella prospettiva cristiana, la verità non può essere separata dall’amore. Da una parte, la difesa e la promozione della verità sono una forma essenziale di carità: “Difendere la verità, proporla con umiltà e convinzione e testimoniarla nella vita sono pertanto forme esigenti e insostituibili di carità”.[10] Dall’altra parte, solo la verità permette una carità vera: “La verità è luce che dà senso e valore alla carità”.[11] Infine, la verità e il bene sono strettamente connessi: “Verità significa più che sapere: la conoscenza della verità ha come scopo la conoscenza del bene. Questo è anche il senso dell’interrogarsi socratico: Qual è quel bene che ci rende veri? La verità ci rende buoni, e la bontà è vera”.[12] Attraverso l’offerta di una visione organica del sapere che non è separata dall’amore, la Chiesa può dare un suo specifico contributo, capace di incidere efficacemente anche sui progetti culturali e sociali[13].
7. Per questo la filosofia che si coltiva all’interno dell’Universitas è chiamata in primo luogo a raccogliere la sfida di esercitare, sviluppare e difendere una razionalità dagli ‘orizzonti più ampi’, mostrando che “è di nuovo possibile allargare gli spazi della nostra razionalità […], coniugare tra loro la teologia, la filosofia e le scienze, nel pieno rispetto […] della loro reciproca autonomia, ma anche nella consapevolezza dell’intrinseca unità che le tiene insieme”.[14] Sul piano istituzionale, ritrovare “questo grande logos”, “questa vastità della ragione”, è proprio “il grande compito dell’Università”.[15]
IV. La formazione filosofica nelle Istituzioni ecclesiastiche di Studi superiori
8. La Chiesa ha sempre nutrito una grande sollecitudine per la filosofia. Infatti, la ragione – di cui la creazione dota ogni persona – è una delle due ali con le quali l’uomo si innalza verso la contemplazione della verità, e la sapienza filosofica costituisce il vertice che la ragione può raggiungere[16]. In un mondo ricco di conoscenze scientifiche e tecniche, ma minacciato dal relativismo, solo “la prospettiva sapienziale”[17] porta una visione integratrice e la fiducia nella capacità che la ragione ha di servire la verità. Ecco perché la Chiesa incoraggia vivamente una formazione filosofica della ragione aperta alla fede, senza confusione né separazione[18].
9. La filosofia, inoltre, è indispensabile per la formazione teologica. Infatti, “la teologia ha sempre avuto e continua ad avere bisogno dell'apporto filosofico”[19]. Facilitando l’approfondimento della Parola di Dio rivelata, con il suo carattere di verità trascendente ed universale, la filosofia evita di fermarsi al livello dell’esperienza religiosa. Giustamente è stato osservato che “la crisi della teologia postconciliare è in larga misura la crisi dei suoi fondamenti filosofici […]. Quando i fondamenti filosofici non vengono chiariti, alla teologia viene a mancare il terreno sotto i piedi. Perché allora non è più chiaro fino a che punto l’uomo conosce davvero la realtà, e quali sono le basi a partire da cui egli possa pensare e parlare”[20].
10. Infine, la preparazione filosofica costituisce, in modo particolare, un “momento essenziale della formazione intellettuale” per i futuri sacerdoti: “Solo una sana filosofia può aiutare i candidati al sacerdozio a sviluppare una coscienza riflessa del rapporto costitutivo che esiste tra lo spirito umano e la verità, quella verità che si rivela a noi pienamente in Gesù Cristo”[21]. Infatti, “lo studio della filosofia riveste un carattere fondamentale e ineliminabile nella struttura degli studi teologici e nella formazione dei candidati al sacerdozio. Non è un caso che il curriculum di studi teologici sia preceduto da un periodo di tempo nel quale è previsto uno speciale impegno nello studio della filosofia”[22].
11. Un’adeguata formazione filosofica nell’ambito delle Istituzioni accademiche ecclesiastiche deve coinvolgere sia gli “habitus” intellettuali che i contenuti.
Con l’acquisizione di “habitus” intellettuali, scientifici e sapienziali, la ragione impara a conoscere al di là dei dati empirici. In modo particolare il dibattito intellettuale in società pluralistiche, fortemente minacciate dal relativismo e dalle ideologie, o in società dove manca un’autentica libertà, richiede da parte degli studenti nelle Facoltà ecclesiastiche la acquisizione di una solida forma mentis filosofica. Questi “habitus” permettono di pensare, conoscere e ragionare con precisione ed anche di dialogare con tutti in modo incisivo e senza paura.
La dimensione degli “habitus” è, comunque, collegata con l’assimilazione di contenuti saldamente acquisiti, cioè scaturisce dalla conoscenza e dall’approfondimento delle verità più importanti conquistate dall’impegno filosofico, tavolta con l’influsso della Rivelazione divina. Per arrivare alla conoscenza rigorosa e coerente dell’uomo, del mondo e di Dio[23], tale dimensione richiede che l’insegnamento della filosofia sia radicato “nel patrimonio filosofico perennemente valido”, sviluppatosi lungo la storia, e allo stesso tempo sia aperto ad accogliere i contributi che le ricerche filosofiche hanno fornito e continuano ad apportare[24]. Tra quelle verità fondamentali, alcune hanno un carattere centrale e particolarmente attuale: la capacità di raggiungere una verità obiettiva e universale e una conoscenza metafisica valida[25]; l’unità corpo-anima nell’uomo[26]; la dignità della persona umana[27]; le relazioni tra la natura e la libertà[28]; l’importanza della legge naturale e delle “fonti della moralità”[29], in particolare, dell’oggetto dell’atto morale[30]; la necessaria conformità della legge civile e della legge morale[31].
12. Sia per l’acquisizione di “habitus” intellettuali che per l’assimilazione matura del patrimonio filosofico, ha un posto di rilievo la filosofia di san Tommaso d’Aquino, che ha saputo mettere “la fede in una relazione positiva con la forma di ragione dominante nel suo tempo”[32]. Per questo, egli è tutt’ora chiamato “apostolo della verità”[33]. “Proprio perché alla verità mirava senza riserve, nel suo realismo egli seppe riconoscerne l’oggettività. La sua è veramente la filosofia dell’essere e non del semplice apparire”[34]. La preferenza attribuita dalla Chiesa al suo metodo ed alla sua dottrina non è esclusiva ma “esemplare”[35].
V. La presente riforma degli studi di filosofia
13. La Congregazione per l’Educazione Cattolica, nel suo impegno a rendere sempre più operativi gli orientamenti della Chiesa in vista di una maggiore efficacia nell’evangelizzazione, avverte ora il bisogno di aggiornare alcuni punti della Costituzione Apostolica Sapientia christiana e delle Ordinationes di questo Dicastero[36]. La presente riforma degli studi ecclesiastici di filosofia intende aiutare le Istituzioni ecclesiastiche di insegnamento superiore ad offrire un contributo appropriato alla vita ecclesiale e culturale del nostro tempo.
14. È opportuno fare una chiara distinzione fra gli studi delle Facoltà ecclesiastiche di Filosofia e il percorso filosofico che fa parte integrante degli studi in una Facoltà di Teologia o in un Seminario. In una istituzione ove si trovino contemporaneamente sia una Facoltà ecclesiastica di Filosofia che una Facoltà di Teologia, quando i corsi di filosofia che fanno parte del primo ciclo quinquennale di teologia sono compiuti – secondo la loro specifica indole e la vigente normativa – presso la Facoltà di Filosofia, l’autorità che decide il programma è il decano della Facoltà di Teologia, rispettando la legge vigente e valorizzando la collaborazione stretta con la Facoltà di Filosofia.
Orientato verso la formazione teologica e strutturato secondo tale esigenza, questo percorso filosofico non permette di ottenere un titolo accademico in filosofia, valido canonicamente. Tale percorso si conclude con una certificazione degli studi filosofici priva del valore di titolo accademico e volta soltanto ad attestare – conformemente alla nuova normativa – i corsi frequentati e i crediti ottenuti nell’ambito della formazione filosofica.
15. La riforma ha tre campi di attuazione:
a) La Facoltà ecclesiastica di Filosofia
Nel 1979, la Costituzione Apostolica Sapientia christiana, ristrutturando i tre cicli della Facoltà di Filosofia[37], confermò per il primo di essi una durata di due anni[38]. L’esperienza di oltre 30 anni ha portato gradualmente a prendere coscienza che, per raggiungere più compiutamente gli obiettivi indicati dalla menzionata Costituzione Apostolica per la filosofia e in particolare perché lo studente giunga “ad una sintesi dottrinale solida e coerente”[39], sono necessari tre anni di formazione. Di fatto, un certo numero di Facoltà e di Istituti ha già preso l’iniziativa di offrire una formazione che si concluda con il Baccalaureato ecclesiastico in Filosofia dopo un triennio. In questo ambito si richiede che tutte le Facoltà ecclesiastiche di Filosofia partecipino alla evoluzione della generalizzata prassi universitaria anche per la durata dei gradi accademici, in modo che il triennio di studi filosofici sia conditio sine qua non per ottenere un primo titolo di studio in filosofia accademicamente riconosciuto.
Il secondo ciclo continua a comprendere un biennio di specializzazione, dopo il quale si rilascia la Licenza. Il terzo ciclo per il Dottorato di ricerca, di almeno tre anni, è destinato principalmente a coloro che si preparano ad un insegnamento di livello superiore, in cui la ricerca costituisce un elemento essenziale anche per nutrire solidamente la docenza.
b) La formazione filosofica nella Facoltà di Teologia e nei Seminari
Viene precisata la durata della formazione filosofica come parte integrante degli studi di teologia nelle Facoltà di Teologia o nei Seminari. Senza perdere la propria autonomia, questa formazione filosofica, chiamata in causa dal sapere teologico[40], permette che lo studente, che ha acquisito la giusta metodologia ed ermeneutica filosofica e teologica, possa affrontare adeguatamente gli studi propriamente teologici e trovi il suo personale momento di sintesi alla fine degli studi filosofico-teologici.
Una mescolanza eccessiva di materie filosofiche e teologiche – o anche di altro tipo – ha come conseguenza negli studenti una difettosa formazione dei rispettivi “habitus” intellettuali ed una confusione fra le metodologie delle diverse discipline e il loro specifico statuto epistemologico. Per scongiurare il rischio accresciuto di fideismo ed evitare sia una strumentalizzazione quanto una frammentazione della filosofia, è altamente auspicabile che i corsi di filosofia siano concentrati nei primi due anni della formazione filosofico-teologica. Questi studi di filosofia, compiuti in vista di studi di teologia, saranno uniti, nell’arco di questo biennio, ai corsi introduttivi di teologia.
Tutto ciò che concerne la durata, il numero dei crediti e il contenuto dello studio della filosofia sarà applicato pure nei paesi dove lo studio della “filosofia” viene integrato nel programma di Baccalaureato in un Istituto superiore cattolico, al di fuori di una Facoltà ecclesiastica.
c) La qualificazione del corpo docente
La grave responsabilità di assicurare una formazione filosofica per gli studenti esige docenti in possesso di gradi accademici ottenuti presso le Istituzioni ecclesiastiche (Facoltà ecclesiastiche di Filosofia e di Teologia, ed Istituti affiliati ed aggregati) e dotati di una preparazione scientifica appropriata, capaci di presentare in modo aggiornato il fecondo patrimonio della tradizione cristiana[41].
16. Tenuto conto di queste diverse constatazioni, si aggiornano gli articoli della Costituzione Apostolica Sapientia christiana e le rispettive Ordinationes della Congregazione per l’Educazione Cattolica, relativamente a:
-il numero di anni per conseguire il Baccalaureato in Filosofia;
-il contenuto degli studi di primo ciclo di una Facoltà ecclesiastica di Filosofia;
-il cursus studiorum di filosofia che fa parte integrante del primo ciclo di una Facoltà di Teologia o di un Seminario, o all’interno della formazione universitaria (cfr sopra, 15 b);
-la definizione di alcune norme riguardanti il corpo insegnante;
-l’affiliazione di un triennio di filosofia.

Parte II:
NORME della Costituzione Apostolica Sapientia christiana
Le parti della Costituzione Apostolica Sapientia christiana che rimangono invariate sono riportate in corsivo.
Gli articoli 72 a, 81 e 83 vengono riformati in modo seguente:
Art. 72. a) [Curricolo degli studi della Facoltà di Teologia]
Il curricolo degli studi della Facoltà di Sacra Teologia comprende:
a) il primo ciclo, istituzionale, che si protrae per un quinquennio o dieci semestri, oppure per un triennio, se prima di esso è richiesto il biennio di filosofia.
I primi due anni devono essere maggiormente dedicati a una solida formazione filosofica che è necessaria per affrontare adeguatamente lo studio della teologia. Il Baccalaureato ottenuto in una Facoltà ecclesiastica di Filosofia sostituisce i corsi di filosofia del primo ciclo nelle Facoltà teologiche. Il Baccalaureato in Filosofia ottenuto in una Facoltà non ecclesiastica non costituisce ragione per dispensare completamente uno studente dai corsi filosofici del primo ciclo nelle Facoltà teologiche.
Le discipline teologiche devono essere insegnate in modo da presentare un'organica esposizione di tutta la dottrina cattolica, insieme con l'introduzione al metodo della ricerca scientifica.
Il ciclo si conclude col grado accademico di Baccalaureato o un altro conveniente, da precisarsi negli Statuti della Facoltà.
Art. 81 [Curricolo degli studi nella Facoltà ecclesiastica di Filosofia]
Il curricolo degli studi della Facoltà di Filosofia comprende:
a) il primo ciclo, istituzionale, durante il quale per un triennio o sei semestri, si fa un'organica esposizione delle varie parti della filosofia, che trattano del mondo, dell'uomo e di Dio, come pure della storia della filosofia, unitamente all'introduzione al metodo del lavoro scientifico;
b) il secondo ciclo, o di iniziata specializzazione, durante il quale, per un biennio o quattro semestri, mediante speciali discipline e seminari, si imposta una più profonda riflessione filosofica in qualche settore della filosofia;
c) il terzo ciclo, nel quale, per un periodo di almeno tre anni, si promuove la maturità filosofica, specialmente attraverso l'elaborazione della dissertazione dottorale.
Art. 83 [Diplomi richiesti agli studenti]
Per l’iscrizione al primo ciclo della Facoltà di Filosofia è necessario aver compiuto gli studi prerequisiti, a norma dell'art. 32 di questa Costituzione Apostolica.
Qualora uno studente, che abbia compiuto con successo i corsi regolari di filosofia nel primo ciclo di una Facoltà Teologica, volesse poi proseguire gli studi filosofici per ottenere il Baccalaureato in una Facoltà ecclesiastica di Filosofia, si dovrà tenere conto dei corsi frequentati durante il menzionato percorso.

NORME APPLICATIVE [Ordinationes]
Le parti delle Ordinationes della Costituzione Apostolica Sapientia christiana che rimangono invariate sono riportate in corsivo.
Art. 51. 1° a) [Curricolo degli studi della Facoltà di Teologia]
Le discipline obbligatorie sono:
1° Nel primo ciclo:
a) - Le discipline filosofiche richieste per la teologia, quali sono soprattutto la filosofia sistematica e la storia della filosofia (antica, medievale, moderna, contemporanea). L’insegnamento sistematico, oltre a una introduzione generale, dovrà comprendere le parti principali della filosofia: 1) metafisica (intesa come filosofia dell’essere e teologia naturale), 2) filosofia della natura, 3) filosofia dell’uomo, 4) filosofia morale e politica, 5) logica e filosofia della conoscenza.
- Escluse le scienze umane, le discipline strettamente filosofiche (cfr Ord., Art. 60, 1° a) devono costituire almeno il 60% del numero dei crediti dei primi due anni. Ciascun anno dovrà prevedere un numero di crediti adeguato a un anno di studi universitari a tempo pieno.
- È altamente auspicabile che i corsi di filosofia siano concentrati nei primi due anni della formazione filosofico-teologica. Questi studi di filosofia compiuti in vista degli studi di teologia saranno uniti, nell’arco di questo biennio, ai corsi introduttivi di teologia.
Art. 52
Nel quinquennio istituzionale del primo ciclo occorre curare diligentemente che tutte le discipline siano trattate con tale ordine, ampiezza e metodo proprio, da concorrere armonicamente ed efficacemente a dare agli studenti una formazione solida, organica e completa in materia teologica, grazie alla quale diventino capaci sia di proseguire gli studi superiori, sia di esercitare convenientemente determinati incarichi ecclesiastici.
Art. 52 bis [Qualifiche dei professori di filosofia della Facoltà di Teologia]
Il numero di professori che insegnano la filosofia deve essere di almeno tre muniti dei titoli filosofici richiesti (cfr Ord., Art. 17 e 61, b). Devono essere stabili, cioè dedicati a tempo pieno all’insegnamento della filosofia e alla ricerca in tale ambito.
Art. 59 [Scopi della Facoltà ecclesiastica di Filosofia]
§ 1. La ricerca e l’insegnamento della filosofia in una Facoltà ecclesiastica di Filosofia devono essere radicati “nel patrimonio filosofico perennemente valido”[42] che si è sviluppato lungo la storia, tenendo conto particolarmente dell’opera di san Tommaso d’Aquino. Allo stesso tempo, la filosofia insegnata in una Facoltà ecclesiastica dovrà essere aperta ai contributi che le indagini più recenti hanno fornito e continuano ad apportare. Occorrerà sottolineare la dimensione sapienziale e metafisica della filosofia.
§ 2. Nel primo ciclo, la filosofia deve essere insegnata in modo tale che gli studenti che ricevono il Baccalaureato raggiungano una solida e coerente sintesi dottrinale, imparino ad esaminare ed a giudicare i diversi sistemi filosofici e si abituino ad una personale riflessione filosofica. Se gli studenti del primo ciclo degli studi teologici frequentano i corsi del primo ciclo della Facoltà di filosofia, si vigili affinché sia salvaguardata la specificità del contenuto e dello scopo di ciascun percorso formativo. Al termine della formazione filosofica non viene rilasciato un titolo accademico in Filosofia (cfr Sap. Chr., Art. 72 a), ma gli studenti possono richiedere un certificato che attesti i corsi frequentati e i crediti ottenuti.
§ 3. La formazione ottenuta nel primo ciclo potrà essere perfezionata nel ciclo successivo di iniziata specializzazione mediante la maggiore concentrazione su una parte della filosofia e un maggiore impegno dello studente nella riflessione filosofica.
§ 4. È opportuno fare una chiara distinzione fra gli studi delle Facoltà ecclesiastiche di Filosofia e il percorso filosofico che fa parte integrante degli studi in una Facoltà di Teologia o in un Seminario. In una istituzione ove si trovino contemporaneamente sia una Facoltà ecclesiastica di Filosofia che una Facoltà di Teologia, quando i corsi di filosofia che fanno parte del primo ciclo quinquennale di teologia sono compiuti presso la Facoltà di Filosofia, l’autorità che decide il programma è il decano della Facoltà di Teologia, rispettando la legge vigente e valorizzando la collaborazione stretta con la Facoltà di Filosofia.
Art. 60 [Curricolo degli studi della Facoltà ecclesiastica di Filosofia]
Le discipline insegnate nei vari cicli sono:
1° Nel primo ciclo:
a) Le materie obbligatorie fondamentali:
- Una introduzione generale che mirerà in particolare a mostrare la dimensione sapienziale della filosofia.
- Le discipline filosofiche principali: 1) metafisica (intesa come filosofia dell’essere e teologia naturale), 2) filosofia della natura, 3) filosofia dell’uomo, 4) filosofia morale e politica, 5) logica e filosofia della conoscenza. Data l’importanza particolare della metafisica, a questa disciplina dovrà corrispondere un adeguato numero di crediti.
- La storia della filosofia: antica, medievale, moderna e contemporanea. L’esame attento delle correnti che hanno avuto maggiore influenza sarà accompagnato, quando possibile, dalla lettura di testi degli autori più significativi. Si aggiungerà, in funzione dei bisogni, uno studio di filosofie locali.
Le materie obbligatorie fondamentali devono costituire almeno il 60% e non superare il 70% del numero dei crediti del primo ciclo.
b) Le materie obbligatorie complementari:
- Lo studio delle relazioni tra ragione e fede cristiana ovvero tra filosofia e teologia, da un punto di vista sistematico e storico, attento a salvaguardare tanto l’autonomia dei campi quanto il loro legame.[43]
- Il latino, in modo tale da poter comprendere le opere filosofiche (specialmente di autori cristiani) redatte in tale lingua. Una simile conoscenza del latino si deve verificare nell’arco dei primi due anni.
- Una lingua moderna diversa dalla propria lingua madre, la cui conoscenza si deve verificare prima della fine del terzo anno.
- Una introduzione alla metodologia dello studio e del lavoro scientifico che avvii pure all’uso degli strumenti della ricerca e alla pratica del discorso argomentativo.
c) Le materie complementari opzionali:
- Elementi di letteratura e delle arti;
- Elementi di qualche scienza umana o di qualche scienza naturale (per esempio psicologia, sociologia, storia, biologia, fisica). Si vigili, in modo particolare, affinché si stabilisca una connessione tra le scienze e la filosofia.
- Qualche altra disciplina filosofica opzionale: per esempio filosofia delle scienze, filosofia della cultura, filosofia dell’arte, filosofia della tecnica, filosofia del linguaggio, filosofia del diritto, filosofia della religione.
2° Nel secondo ciclo:
- Alcune discipline speciali, che saranno distribuite opportunamente nelle varie sezioni secondo le diverse specializzazioni, con le proprie esercitazioni e seminari, compresa una speciale tesina scritta.
- L’apprendimento o l’approfondimento del greco antico o di una seconda lingua moderna oltre a quella richiesta nel primo ciclo o l’approfondimento di quest’ultima.
3° Nel terzo ciclo:
Gli Statuti della Facoltà determineranno se e quali discipline speciali debbano essere studiate, con le loro esercitazioni e seminari. Sarà necessario l’apprendimento di una ulteriore lingua o l’approfondimento di una delle lingue già studiate in precedenza.
Art. 61 [Docenti della Facoltà ecclesiastica di Filosofia]
a) La Facoltà deve impegnare in modo stabile almeno sette docenti debitamente qualificati così che questi possano assicurare l’insegnamento di ognuna delle materie obbligatorie fondamentali (cfr Ord., Art. 60, 1°; Art. 45, § 1, b).
In particolare, il primo ciclo deve avere almeno cinque docenti stabili distribuiti nel seguente modo: uno in metafisica, uno in filosofia della natura, uno in filosofia dell’uomo, uno in filosofia morale e politica, uno in logica e filosofia della conoscenza.
Per le altre materie, obbligatorie e opzionali, la Facoltà può chiedere l’aiuto di altri docenti.
b) Un docente è abilitato ad insegnare in una istituzione ecclesiastica se ha conseguito i gradi accademici richiesti in una Facoltà ecclesiastica di Filosofia (cfr Ord., Art. 17).
c) Se il docente non è in possesso né di un Dottorato canonico né di una Licenza canonica, potrà essere annoverato come professore stabile solo a condizione che la sua formazione filosofica sia coerente per il contenuto e per il metodo con quella che viene proposta in una Facoltà ecclesiastica. Nel valutare i candidati all’insegnamento in una Facoltà ecclesiastica di Filosofia si dovrà considerare: la necessaria competenza nella materia loro assegnata; una opportuna apertura all’insieme del sapere; l’adesione nelle loro pubblicazioni e nella loro attività didattica alla verità insegnata dalla fede; una conoscenza adeguatamente approfondita dell’armonioso rapporto tra fede e ragione.
d) Bisognerà garantire che una Facoltà ecclesiastica di Filosofia abbia sempre una maggioranza di docenti stabili in possesso di un Dottorato ecclesiastico in Filosofia o di una Licenza ecclesiastica in una scienza sacra insieme a un Dottorato in Filosofia conseguito in una Università non ecclesiastica.
Art. 62 [Alcune norme particolari per la Facoltà ecclesiastica di Filosofia e l’Istituto affiliato]
In generale, affinché uno studente possa essere ammesso al secondo ciclo in filosofia, è necessario che abbia conseguito il Baccalaureato ecclesiastico in Filosofia.
Se uno studente ha fatto studi filosofici in una Facoltà non ecclesiastica di Filosofia presso una Università cattolica o in un altro Istituto di Studi superiori, può essere ammesso al secondo ciclo soltanto dopo aver dimostrato, con un appropriato esame, che la sua preparazione è conciliabile con quella proposta in una Facoltà ecclesiastica di Filosofia e aver colmato eventuali lacune in rapporto agli anni e al piano di studi previsto per il primo ciclo in base alle presenti Ordinationes. La scelta dei corsi dovrà favorire una sintesi delle materie insegnate (cfr Sap. Chr., Art. 81, a). Al termine di questi studi integrativi, lo studente sarà ammesso al secondo ciclo, senza ricevere il Baccalaureato ecclesiastico in Filosofia.
Art. 62 bis
[Adeguamento delle norme dell’affiliazione e dell’aggregazione filosofica]
§ 1. Tenuto conto della riforma del primo ciclo di tre anni degli studi ecclesiastici di filosofia, che si conclude col Baccalaureato in Filosofia, l’affiliazione filosofica deve essere in conformità con ciò che è stato decretato per il primo ciclo, quanto al numero di anni ed al programma di studi (cfr Ord., Art. 60, 1°); il numero dei docenti stabili in un istituto filosofico affiliato deve essere di almeno cinque con le qualifiche richieste (cfr Ord., Art. 61).
§ 2. Tenuto conto della riforma del secondo ciclo di due anni degli studi ecclesiastici di filosofia che si conclude con la Licenza in Filosofia, l’aggregazione filosofica deve essere in conformità con ciò che è stato decretato per il primo e per il secondo ciclo, quanto al numero di anni ed al programma di studi (cfr Sap. Chr., Art. 72 a e b; Ord., Art. 60); il numero dei docenti stabili in un istituto filosofico aggregato deve essere di almeno sei con le qualifiche richieste (cfr Ord., Art. 61).
[Adeguamento delle norme al percorso di filosofia incluso nel primo ciclo di un Istituto affiliato in teologia]
§ 3. Tenuto conto della riforma del percorso di filosofia incluso nel primo ciclo filosofico-teologico che si conclude con il Baccalaureato in Teologia, la formazione filosofica di un Istituto affiliato in teologia deve essere in conformità con ciò che è stato decretato quanto al programma degli studi (cfr Ord., Art. 51, 1°); il numero dei docenti stabili di filosofia deve essere di almeno due.
Norme transitorie
Art. 65. Con l’entrata in vigore del presente Decreto, sono abrogati gli articoli 72, 81 e 83 della Costituzione Apostolica Sapientia christiana e gli articoli 51, 52, 59, 60, 61 e 62 delle Ordinationes.
Art. 66. Tutte le Istituzione accademiche ecclesiastiche di teologia e di filosofia devono adeguarsi al presente Decreto, con l’inizio dell’anno accademico 2012-2013.
Quæ hoc decreto statuuntur, Summus Pontifex Benedictus XVI, in Audientia infrascripto Cardinali Præfecto recenter concessa, rata habuit et confirmavit, innovatos autem articulos 72, 81 et 83 Constitutionis Apostolicæ Sapientia christiana in forma specifica approbavit, contrariis quibuslibet non obstantibus, atque publici iuris fieri iussit.
Datum Romæ, ex ædibus eiusdem Congregationis, in memoria sancti Thomæ Aquinatis, die XXVIII mensis Ianuarii, A. D. MMXI.
Zenon Card. Grocholewski
Præfectus
Ioannes Ludovicus Brugues, O.P.
a Secretis

[1] Lettera enciclica Fides et ratio (14 settembre 1998), AAS 91 (1999), 5-88, n. 3. Nella Lettera, Giovanni Paolo II concentra l’attenzione sul tema stesso della verità e sul suo fondamento in rapporto alla fede, continuando la riflessione fatta nella Lettera enciclica Veritatis splendor (6 agosto 1993) circa la verità sul piano morale (cfr Fides et ratio, n. 6), la quale abbraccia anche alcune verità fondamentali razionali. [2] Fides et ratio, n. 3.
[3] Cfr Fides et ratio, n. 84.
[4]Fides et ratio, n. 83.
[5] Cfr Fides et ratio, n. 6.
[6] Fides et ratio, n. 81.
[7] Fides et ratio, n. 83.
[8] Cfr S. Tommaso d’Aquino, Commento alla Metafisica di Aristotele, proemio; cfr Benedetto XVI, Lettera enciclica Deus caritas est (25 dicembre 2005), AAS 98 (2006), 217-252, n. 9.
[9]Fides et ratio, n. 85.
[10] Benedetto XVI, Enciclica Caritas in veritate (29 giugno 2009), OR (8 luglio 2009), 4-5, n. 1.
[11] Caritas in veritate, n. 3.
[12] Benedetto XVI, Allocuzione per l’incontro con l’Università degli Studi di Roma La Sapienza, 17 gennaio 2008, OR (17 gennaio 2008), 4-5.
[13] Cfr Caritas in veritate, n. 5.
[14] Benedetto XVI, Discorso ai partecipanti al IV Convegno Ecclesiale Nazionale, Verona, 19 ottobre 2006, OR (20 ottobre 2006), 6-7.
[15] Benedetto XVI, Incontro con i rappresentanti della scienza nell’Aula Magna dell’Università di Regensburg (12 settembre 2006), AAS 98 (2006), 728-739.
[16]“La fede e la ragione sono come le due ali con le quali lo spirito umano s'innalza verso la contemplazione della verità” (Fides et ratio, Inizio).
[17] Fides et ratio, n. 106.
[18] Cfr Fides et ratio, n. 77; cfr Deus caritas est, nn. 10, 29.
[19] Fides et ratio, n. 77.
[20] Joseph Ratzinger, “L’unità di missione e persona nella figura di Giovanni Paolo II”, 1998, in Id., Giovanni Paolo II. Il mio amato predecessore, Città del Vaticano e Cinisello Basalmo, 2007, p. 16.
[21] Giovanni Paolo II, Esortazione apostolica post-sinodale Pastores dabo vobis (25 marzo 1992), AAS 84 (1992), 657-804, n. 52.
[22] Fides et ratio, n. 62; cfr Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (19 marzo 1985), n. 59-61.
[23] Cfr Concilio Ecumenico Vaticano II, Decr. Optatam totius, n. 15.
[24] CIC, can. 251; cfr Sacra Congregazione per l’Educazione Cattolica, L’insegnamento della filosofia nei Seminari (20 gennaio 1972), III, 2, Roma, 1972, pp. 11-13.
[25] Cfr Fides et ratio, nn. 27, 44, 66, 69, 80, ecc.
[26] Cfr Veritatis splendor, AAS 85 (6 agosto 1993), 1133-1228, nn. 48-49.
[27] Cfr Fides et ratio, nn. 60, 83, ecc.; cfr Concilio Ecumenico Vaticano II, Cost. past. Gaudium et spes, nn. 12-22.
[28] Cfr Veritatis splendor, nn. 46-47.
[29] Cfr Veritatis splendor, nn. 43-44, 74; cfr Commissione teologica internazionale, Alla ricerca di un’etica universale. Nuovo sguardo sulla legge naturale, 27 marzo 2009.
[30] Cfr Veritatis splendor, n. 72.
[31] Cfr Giovanni Paolo II, Lettera enciclica Evangelium vitae (25 marzo 1995), AAS 87 (1995), 401-522, nn. 68-74; cfr Deus caritas est, n. 28.
[32] Benedetto XVI, Discorso alla Curia Romana in occasione della presentazione degli auguri natalizi, 22 dicembre 2005, OR (23 dicembre 2005), 4-6.
[33] Paolo VI, Lettera apostolica Lumen Ecclesiae (20 novembre 1974), AAS 66 (1974), 673-702, n. 10.
[34] Fides et ratio, n. 44; cfr Giovanni Paolo II, Discorso tenuto alla Pontificia Università S. Tommaso d’Aquino, 17 novembre 1979, OR (19-20 novembre 1979), 2-3, n. 6.
[35] Giovanni Paolo II, Discorso ai partecipanti al Congresso Internazionale Tomistico, 13 settembre 1980, OR (14 settembre 1980), 1-2, n. 2.
[36]Cfr Giovanni Paolo II, Costituzione Apostolica Sapientia christiana, AAS 71 (1979), 469-499,art. 93.
[37] Cfr art. 81; cfr Pio XI, Costituzione Apostolica Deus scientiarum Dominus (24 maggio 1931), AAS 23 (1931), 241-262, art. 41-46.
[38] Cfr Sapientia christiana, art. 81a.
[39] Congregazione per l’Educazione Cattolica, Norme applicative della Costituzione Apostolica Sapientia christiana (29 aprile 1979), AAS 71 (1979), 500-521, art. 59, § 1.
[40]Cfr Fides et ratio, n. 77.
[41] Cfr Fides et ratio, n. 105.
[42] Cfr CIC, can. 251 e Concilio Ecumenico Vaticano II, Decr. Optatam totius, n. 15.
[43] Cfr Fides et ratio, n. 75, che respinge “la teoria della cosiddetta filosofia ‘separata’” che “costituisce la rivendicazione di una autosufficienza di pensiero,” riconfermando anche una certa indipendenza: “la filosofia manifesta la legittima aspirazione ad essere un’impresa autonoma, che procede cioè secondo le leggi sue proprie, avvalendosi delle sole forze della ragione”.