Wednesday, May 29, 2013

3 NĂM LINH MỤC


 
Bài giảng của Đức TGM Mario Toso, SDB
Tổng Thư Ký Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình
trong thánh lễ truyền chức Linh Mục ngày 29/05/2010



Thầy Phước, thầy Tú và thầy Justin thương mến,
Thật là một niềm vui cho Tu Hội Salêdiêng, cho Giáo Hội tại Việt Nam và tại Ấn Độ với việc anh em được truyền chức linh mục và phó tế. Qua anh em, Giáo Hội, được thành lập trong Chúa Thánh Thần, nhận ra chính mình là “dấu chỉ” và “bí tích”  sự hiệp thông của Chúa Giêsu Kitô và với nhân loại. Trong anh em, Giáo Hội cử hành cuộc sống là tất cả cho Chúa Kitô, cho nhân loại, cho thế giới, biến họ thành dân mới và là dân duy nhất: dân Thiên Chúa, và là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Thầy Phước và thầy Tú thương mến, hôm nay hai thầy sẽ trở thành linh mục. Thầy Justin, thầy sẽ trở thành phó tế. Thiên chức anh em đón nhận là để phục vụ Chúa Giêsu Kitô giữa giới trẻ. Không phải cho chính anh em, nhưng là để hướng tới một sự hiện hữu liên tục và vững bền trong tương quan với Chúa Kitô, là thủ lãnh và linh mục tối thượng. Trong Người, anh em cử hành những dấu chỉ mang ơn cứu độ cho con người. Trong anh em, chính Chúa Kitô phục sinh sẽ hiện diện và hoạt động, giảng dạy, thánh hóa hướng dẫn. Vì thế, anh em là những hiện hữu cho Chúa Giêsu, cho tha nhân và cách đặc biệt cho người trẻ: phục vụ Chúa Kitô giữa giới trẻ và vì lợi ích của người trẻ.
Ngày nay, đặc biệt là trong một xã hội muốn loại trừ Thiên Chúa khỏi trái tim của con người, thì anh em được mời gọi là để phục vụ giới trẻ bằng cách loan báo và làm chứng cho Chúa Giêsu, là Chân LýTình Yêu. Nhiệm vụ của anh em là làm cho mọi người hiểu rằng nếu không ở lại trong Chúa Giêsu, thì sẽ không bao giờ tìm thấy ý nghĩa đầy đủ về sự hiện hữu của mình, bởi vì họ không cảm nhận được phẩm cao quý là trở nên con cái của Thiên Chúa, là người Cha duy nhất, và trở nên anh em với nhau. Nếu không có kinh nghiệm của tình Cha trao ban và đong đầy trong tâm hồn, thì cảm giác của sự cô đơn và bị bỏ rơi ngày càng tăng. Với cảm giác bồn chồn, luôn luôn tìm kiếm, nhưng không bao giờ tìm gặp, tâm hồn sẽ không bình an và không hạnh phúc. Sự bất ổn định này sẽ làm cho con người mồ côi về tinh thần và tình cảm.
Anh em thương mến, hãy ban tặng Chúa Giêsu cho những người anh em gặp gỡ trong suốt hành trình của anh em. Nhân loại cần chính Chúa Giêsu, vì họ là những người đang trong cuộc lữ hành tìm về Đấng Tuyệt Đối. Họ tìm kiếm và khát khao Người trong tâm hồn của họ, cho dẫu nhiều lúc cách vô thức. Anh em hãy làm cho họ gặp gỡ Chúa Giêsu. Sẽ là giả dối, nếu anh em chỉ trao ban chính mình, như thể anh em là “tất cả”, trong khi nhân loại cần Tình Yêu bất diệt, là “TẤT CẢ”, nghĩa là Thiên Chúa. Chỉ có tình yêu này mới có thể trợ giúp họ trong cuộc sống, trong những khó khăn và trong việc trở thành món quà cho Thiên Chúa Cha và cho tha nhân cho đến hơi thở cuối cùng của cuộc sống, ngay cả với hồng ân tử đạo.
Ở lại trong sự Khôn Ngoan mà bải đọc I nhắc đến (Châm ngôn 8, 22-31), - sự Khôn Ngoan là chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Ánh Sáng thật đi vào thế giới –sẽ kiện cường sự khôn ngoan và trí thông minh. Như vậy, nhân loại có thể lựa chọn một tình yêu hướng tới Thiên Chúa, là Đấng Chân Thật và Thiện Hảo Tuyệt Đối. Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa được con người đón nhận sẽ trở thành đời sống luân lý của họ trước những khủng hoảng về tư tưởng, luân lý, chính trị và kinh tế, sẽ cho phép họ vượt qua những hình thái của trào lưu tục hóa nhào nặn ra một tổng hợp thống nhất về luân lý, chia rẽ giữa luân lý cuộc sống và luân lý xã hội, giữa công bình xã hội và kinh tế, giữa đời sống cá nhân và cộng đồng, giữa công việc và sự giàu có, giữa luân lý và khoa học kỹ thuật.
Anh em thương mến, nhiệm vụ tiên quyết (in primis) của anh em là cử hành các bí tích để thánh hóa dân Thiên Chúa, làm cho họ thông dự vào Chúa Kitô, thông dự vào ý nghĩa “TẤT CẢ cho tất cả”, vào việc chiến thắng sự dữ bằng điều thiện, vào việc tha thứ của Người ngay cả khi con người xúc phạm và giết chết Người. Không phải anh em là những người cứu vớt nhân loại hay cứu vớt giới trẻ, mà anh em chỉ đơn giản là những công cụ trong bàn tay của Thiên Chúa, những công cụ cần thiết cho cuộc gặp gỡ với Đấng Cứu Độ, với Đấng thanh tẩy, giải thoát và nhân loại hóa vì thần hóa. Nhận thức này phải làm cho anh em trở nên những con người khiêm tốn, đồng thời quảng đại, nhiệt tâm và có khả năng thông truyền với tha nhân, vì các tín hữu hiểu được tầm quan trọng của sự thân mật với Con Người Mới, vì giới trẻ học cách kết hiệp cuộc sống của họ với Chúa Giêsu, để trở thành như Người, là linh mục, trở thành những con người có khả năng không chỉ tôn thờ cách hình thức, nhưng trong nội tâm, nghĩa là có khả năng trở nên thánh thiện và vô tì vết, để làm cho cuộc sống của họ trở nên “thánh thiêng”, đẹp lòng Chúa Cha và theo thánh ý của Ngài.
Để thực hiện được điều này trong mục vụ bí tích, anh em có một sự trợ giúp tuyệt vời là Don Bosco, là Cha, Thầy và Đấng sáng lập của chúng ta. Với mọi người, đặc biệt với những giới trẻ, cần thiết có sự gần gũi, đồng cảm. Đó chính là một tình thân làm cho giới trẻ cảm nghiệm được ngài yêu thương và chăm sóc họ như họ là, mong muốn những điều tốt đẹp cho họ trong Thiên Chúa.
Anh em thân mến, nhiệm vụ cao cả này đòi hỏi tâm hồn anh em hướng đến Chúa Giêsu, đòi hỏi tính kỷ luật liên tục và sự hướng thượng của các cảm xúc cũng như ý định của anh em. Không chỉ giới  trẻ, mà bản thân chúng ta cần thanh tẩy, tha thứ, đền tội, cầu nguyện liên lỉ. Trong việc mục vụ của anh em, hãy quan tâm đặc biệt đến chiều kích  truyền giáo của đời sống Kitô hữu. Với tình yêu nồng cháy đối với Chúa Giêsu, say mê  Người để có thể sống và trao ban với lòng nhiệt tâm, để vun trồng ơn gọi vững chắc trong Giáo Hội, anh em hãy giới thiệu Thiên Chúa trong nhân loại và cho dân Chúa: đó chính là luật nền tảng của linh đạo linh mục của anh em. Phương tiện ưu tiên của anh em, đồng thời là phương pháp sư phạm tiên quyết trong mục vụ là Bí Tích Hòa Giải. Qua bí tích này, giới trẻ có thể được tái sinh và tái tạo trong ước muốn của họ về điều thiện hảo và ân sủng, trong lòng nhiệt tâm tông đồ giữa các bạn trẻ và trong giáo hội và trong xã hội.
Anh em thương mến trong Don Bosco, anh em được truyền chức vào đại lễ Thiên Chúa Ba Ngôi. Một sự trùng hợp ý nghĩa. Anh em có lý do cao cả để trở thành linh mục và phó tế được của Agape, tình yêu trao ban, của sự Hiệp Thông Vô Hạn và của tương quan tinh tuyền giữa thanh thiếu niên và giới trẻ, trong lòng dân Chúa nơi anh em trở về và làm việc sau khi kết thúc giai đoạn đào luyện và học tập tại Roma. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc nhớ cách đặc biệt cho các sinh viên của các trường Đại Học Giáo Hoàng, một khi trải qua thời gian học tập tại “Kinh Thành Muôn Thuở”, nghĩa là tại trung tâm của Giáo Hội công giáo, có nghĩa là học cách sống của Roma trong những chiều kích của nó: đức tin, của lòng đất nhuộm máu các thánh tử đạo, đặc biệt là của thánh Phêrô và Phaolô. Roma, ngôi nhà của thánh Phêrô, nơi hít thở sự phổ quát của đức tin, nơi cảm nghiệm được sự phong phú của các nền văn hóa và các dân tộc trong Chúa Giêsu Kitô. Sống ở Roma, anh em được diễm phúc trở thành chứng nhân với sự kiên cường và gương anh hùng của Đức Giáo hoàng Benedict XVI, để loan báo tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, là nguồn của sự khôn ngoan của cuộc sống con người trong thời hậu hiện đại. Các thông điệp của ngài - Deus Caritas Est, Spe Salvi, Caritas in Veritate - là những bài tán dương tình yêu đó, chính là nguyên lý cho “tất cả” và cho toàn bộ cấu trúc “tình bạn” trong sự hiện hữu và trong tinh thần của chúng ta,  vì vậy, “tôi” trở thành “chúng tôi” trong cuộc gặp gỡ cộng đoàn, Thiên Chúa và con người, và sự hiện hữu của chúng ta luôn là tiếng kêu khôn tả: lạy Cha, Abba!
Nhân loại sẽ ở trong hoặc là không ở trong tương quan của tình yêu này. Trong các thông điệp của Đức Thánh Cha Benedict XVI, anh em sẽ tìm gặp những hướng dẫn cho việc canh tân Phúc Âm trong thiên niên kỷ thứ ba. Anh em sẽ tìm thấy món ăn tâm linh cho anh em, và cho việc giáo dục đức tin. Anh em sẽ gặp sự Khôn Ngoan của sự sống, của tình yêu, của sự sinh ra và chết đi, và của chính bản thân anh em cũng như của tha nhân: đó là sự Khôn Ngoan mà không ai có thể ban cho anh em.  Anh em hãy đọc và suy niệm các thông điệp đó, như thế anh em có thể hướng tới nhân loại với niềm hy vọng; đồng thời tâm hồn của anh em sẽ vui mừng, hăng nồng trong tình yêu và niềm hy vọng, vì các thông điệp đó sẽ giúp anh em nhận ra sự hiện diện tích cực và tỏa sáng của Thiên Chúa là Tình Yêu ngay cả trong lịch sử khó khăn của nhân loại.  
Sự hiệp thông tình yêu chính là ở trong Thiên Chúa. Chính nhờ Ngôi Lời đã thành xác phàm, trong chính nhân loại chúng ta. Ngài đã ban Thánh Thần và Thánh Thần nhắc nhớ chúng ta. Chúng ta không cô đơn, chúng ta không tách biệt giữa chúng ta. Sự Khôn Ngoan và sự hiệp thông trong tình yêu này đã đượcThiên Chúa vun trồng và đang hoạt động trong tâm hồn mọi người. Anh em là những khí cụ của Thiên Chúa, hãy làm cho tâm hồn anh em và trái tim của giới trẻ hài hòa với trái tim của Chúa Kitô.Hãy cử hành sống động Bí Tích Thánh Thể, như việc tưởng niệm sự biến hình của chính anh em và cộng đoàn dân Chúa, để trở nên những chứng nhân tình yêu của Chúa Cha, là Đấng làm cho nhân loại trở thành một gia đình duy nhất trong Chúa Con. Chính Bí Tích Thánh Thể, bí tích tình yêu của Chúa Kitô, sẽ làm cho anh em chiêm ngắm và gặp gỡ Thiên Chúa Ba Ngôi, như thánh Augustine quan niệm. Chúng ta sống giữa giới trẻ như một sự phản ánh của vinh quang của Thiên Chúa trên trái đất này.









Monday, May 13, 2013

MẸ MARIA VÔ NHIỄM PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU



 
“Đây là mẹ của anh” (Ga 19,27)
MẸ MARIA VÔ NHIỄM PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU
Mẹ và Bà Giáo của Don Bosco
 […]. Cha mời gọi anh em chiêm ngắm Đức Maria Vô Nhiễm Phù Hộ các Giáo hữu; trong mọi sự, Đức Maria luôn là Mẹ và Bà Giáo của Don Bosco, để vào cuối đời, ngài có thể nói: “mọi phúc lành đều nhờ Đức Mẹ”.[1]
Bằng cách này, cha muốn dõi theo những vị tiền nhiệm của mình, đặc biệt những Cha Bề Trên Cả mới đây. Đồng thời cha cũng muốn suy tư sâu hơn về những điều Hiến  Luật  nói với chúng ta liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria. Khi làm Bề  Trên  Cả, Cha Egidio Viganò đã viết lá thư đầu tiên để suy tư về Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu với tựa đề: “Đức Maria  canh tân Gia đình Salêdiêng Don Bosco”; Lá thư ấy thật có ý nghĩa đối với cha.
Quy chiếu đến đoạn Tin Mừng Ga 19,26-27, cha Viganò bình giải: “theo bản năng, cha nghĩ về Tu  Hội  và toàn Gia đình Salêdiêng, ngày nay chúng ta cần phải cẩn trọng xét lại thực  tại tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria và một lần nữa sống thái độ và kiên quyết của người môn đệ. Cha tự nhủ: chúng ta phải làm cho lời xác quyết của Thánh sử Gioan thành chương trình canh tân của chúng ta: “dành chỗ cho Đức Mẹ trong nhà chúng ta!”.[2]
1.  MẸ  MARIA    NHIỄM  PHÙ  HỘ  CÁC  GIÁO  HỮU, TRONG ĐỜI SỐNG CỦA THÁNH GIOAN BOSCO
Nói về sự hiện diện của Đức Maria trong câu chuyện cuộc đời của cha chúng ta là nói đến toàn bộ đời sống của ngài và chúng ta không thể làm việc này chỉ trong vài hàng chữ. Hiến  Luật  đã cống hiến cho ta một bản tóm tắt tuyệt vời. Trong Hiến  Luật, khoản 8,  chúng ta tìm được ba từ ngữ cốt yếu (chìa khóa) để hiểu rõ sự hiện diện từ mẫu của Đức Maria trong đời sống của Đấng Sáng lập: Mẹ tỏ cho  Don Bosco cánh đồng làm việc của ngài giữa giới trẻ và liên lỷ hướng dẫn và nâng đỡ ngài, nhất là trong việc sáng lập Tu Hội chúng ta. Hơn nữa, ngay đầu Hiến  Luật, chúng ta tìm được cùng một xác tín: “qua sự can thiệp từ mẫu của Đức Maria, Chúa Thánh Thần đã khơi dậy thánh Gioan Bosco” (HL 1).
1.1  Sự can thiệp từ mẫu của Đức Maria trong cuộc đời Don Bosco
Trước tiên, Hiến  Luật  nói với chúng ta rằng Đức Maria “đã chỉ cho  Don Bosco cánh đồng làm việc của ngài giữa giới trẻ”. Hẳn nhiên điều này gợi nhắc lại giấc mơ lúc chín tuổi. Chắc chắn chúng ta đã có dịp suy gẫm về giấc mơ đó, cách riêng năm nay, khi chúng  ta có trong tay cuốn  Hồi ký Nguyện xá, cuốn sách vốn là “bản đồ chỉ đường” cho giai đoạn thứ nhất để chuẩn bị Đệ nhị bách chu niên.
Một trong những nét gây ấn tượng trên cha nhiều nhất trong “thuật trình về việc sáng lập” này là sự liên kết mật thiết  giữa Chúa Giêsu và Đức Maria, Mẹ Ngài. Khi bé Gioan đưa ra hai câu hỏi, câu một về căn tính của nhân vật huyền bí và câu hai về danh tánh của Ngài (người ta không thể không gợi nhắc đến Xh 3, 13). Trong cả hai trường hợp cậu bé Gioan Bosco được quy chiếu tới Đức Maria:
. Nhưng ông là ai mà lại nói như thế?
. Ta là Con của người Phụ Nữ mà mẹ con dạy con phải chào ba lần một ngày.
. Mẹ con cũng bảo con không được bầu bạn với những người mà con không biết trừ phi được phép của mẹ. Vì vậy ông hãy nói cho con tên của ông đi.
. Con hãy hỏi mẹ của Ta: Ta tên gì?
Mẹ là “người nữ có dáng vẻ oai nghiêm… mang một áo choàng lấp lánh như thể được đính bằng những sao sáng”. Mẹ giải thích thị kiến và chỉ ra sứ mệnh Thiên Chúa trao phó cho cậu: "Đây là  cánh đồng làm việc của  con. Con hãy làm cho mình nên khiêm nhường, mạnh mẽ và nghị lực; và điều con sẽ thấy xảy ra cho những thú vật này trong chốc lát là điều con phải làm cho các trẻ của Ta”.
Lối diễn đạt cuối cùng này cực kỳ ý nghĩa: đang khi nhận những mệnh lệnh từ Đức Maria, cậu bé Gioan nhận diện Đức Maria như là mẹ của giới trẻ nghèo, bị bỏ rơi và gặp nguy hiểm. Trong phần cuối của giấc mơ, những người này được biến đổi từ thú hoang thành những con chiên hiền lành, “chúng đều nhảy tung tăng và kêu lên như thể đón chào người đàn ông và người phụ nữ”.[3]
Don Bosco được trao ban không chỉ “thông tin về cánh đồng hoạt động của mình và mục đích của nó”, nhưng cả phương pháp, nói cách khác, “lòng thương mến hiền dịu” cùng với lý trí và tôn giáo. Lòng mến thương ấy sẽ cấu thành  hệ thống mà sau này Don Bosco sẽ gọi là “Hệ thống Dự phòng”. “Con sẽ chinh phục những người bạn của con không phải bằng bạt tai nhưng bằng hiền dịu và tình yêu. Con hãy bắt đầu dạy ngay cho chúng biết tội lỗi thật xấu xa, còn nhân đức thật quý giá”.[4] “Dưới sự hướng dẫn của bà giáo Maria, Don Bosco sống với thanh thiếu niên của Nguyện xá đầu tiên một kinh nghiệm thiêng liêng và giáo dục mà ngài gọi là “Hệ thống Dự phòng” (HL 20).
Trong cùng viễn cảnh này, mặc dù mãi đến 20 năm sau (1844), chúng ta tìm thấy một giấc mơ tương tự. Một lần nữa, Đức Maria lại ở đó, dưới hình dáng một vị Nữ Mục Tử tuyệt trần; đang khi tỏ cho ngài cánh đồng của sứ mệnh, Mẹ đề xướng cho vị linh mục trẻ phương pháp  phải dùng để thực thi sứ mệnh này, cùng với những người cộng sự khác.
Rồi cha thấy bốn phần năm những con thú được biến thành chiên và con số ấy ngày một gia tăng thêm mãi. Chính lúc đó một vài vị mục tử đến chăm sóc đàn chiên. Nhưng họ chỉ ở lại một lúc rất ngắn và mau chóng đi ngay. Rồi xảy ra một điều kỳ diệu. Nhiều con chiên lại biến thành những mục tử. Chúng lớn lên và chăm sóc cho những con khác. Khi con số của các mục tử trở nên lớn, họ tách ra và đi tới những chỗ khác để quy tụ những con thú xa lạ khác và dẫn chúng vào thành những đoàn vật khác.[5]
Trong bản văn này,  cha thích nhấn mạnh điều cấu thành “phương pháp Salêdiêng cách độc đáo” để cổ võ ơn gọi, nhưng không vì lý do đó chối bỏ giá trị của những đề xướng hay phương pháp khác. Đối với chúng ta, lời khuyên đến từ chính Mẹ Thiên Chúa. Đó là: “Hãy biến đổi một số con chiên thành những vị mục tử”. Nhắc lại điều cha đã nói ở một trong những lá thư trước, nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Tu hội cũng đủ : Hầu hết tất cả những người trẻ được quy tụ quanh Đấng sáng lập tương ứng với “bản miêu tả” trên mà Đức Maria đã chỉ cho Don Bosco 15 năm trước. “Một điều chắc chắn: Tu Hội Salêdiêng được thành lập và phát triển khi kéo vào trong Tu  Hội  đó những người trẻ bị thuyết phục bởi lòng đam mê tông đồ của Don Bosco và ước mơ của ngài về cuộc đời. Chúng ta phải  kể cho giới trẻ nghe câu chuyện về những ngày ban đầu của Tu  Hội, khi những người trẻ là những người đồng sáng lập”.[6] Điều đó giải thích sự kiên trì Don Bosco sử dụng với một cách thức không theo thông lệ của thời đó, nghĩa là quy tụ những người cộng sự với mình ngay từ những người trẻ, rồi đào luyện họ với sự chăm sóc đặc biệt.
Khía cạnh đầu tiên này, về việc Mẹ Maria can thiệp vào đời sống của Don Bosco tiếp tục là chuẩn mực trong đời sống của Tu Hội chúng ta, nếu chúng ta muốn sống trung thành với Thiên Chúa và với sứ mệnh chúng ta. Chúng ta không phải là những người chọn cánh đồng hoạt động và mục tiêu để đạt tới: khái niệm sâu xa nhất, đằng sau một cảm thức về  sứ mệnh  là khái niệm về “được sai” để cộng tác với ông Chủ của mùa gặt nơi giới trẻ. Đó không đơn giản là vấn đề “làm tốt”, vì có quá nhiều công việc được thực hiện để cứu rỗi thế gian! Nhất là như một linh mục trẻ, Don Bosco có những khả thể tông đồ rất đa dạng; nhưng ngài ý thức mình được sai đến cho một sứ mệnh loại biệt. Ý thức này mạnh mẽ đến nỗi ngài tuyên bố rằng “mọi quan tâm kéo chúng ta ra khỏi việc chăm sóc giới trẻ thì không thể là điều tốt”.[7]
Đây là một nét tiêu biểu của Tin Mừng: khi các tông đồ đi tìm Đức Giêsu lúc Ngài đang ở một mình trên núi và sống tới mức cao nhất hữu thể của Ngài là Con và cầu nguyện với Cha. Họ nói với Ngài: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!”. Ngài trả lời: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó” (Mc 1,37-38). Bản văn song song nơi Luca nói: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó” (Lc 4, 43).
Khi suy tư kỹ hành động của Đức Maria được chỉ ra bằng từ ngữ đầu tiên, chúng ta tìm thấy trong bản văn Hiến Luật hai từ ngữ khác: Mẹ hướng dẫn và nâng đỡ ngài. Ta có thể hiểu hai từ ngữ sánh đôi này trong mối liên hệ với hai chiều kích nền tảng của một người: lý trí và ý chí. Đức Maria là Mẹ và là Bà Giáo soi sáng lý trí của cậu bé  Gioan, để tiệm tiến và mỗi lần một chút sâu hơn (intus-legere) có thể hiểu sứ mệnh của mình cốt ở điều gì (“Đúng lúc, con sẽ hiểu mọi sự”), mãi tới khi thời khắc cảm động đến, lúc cử hành thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm, ngài sẽ thú nhận: “Bây giờ cha hiểu mọi sự”. Đàng khác, Đức Maria nâng đỡ ngài suốt cuộc đời, kiện cường ý chí ngài để ngài có thể trở nên ngày càng “mạnh mẽ và nghị lực” hơn. Bằng không, ngài sẽ không thể đương đầu với những gánh nặng và khó khăn của sứ mệnh đó.
1.2.  Lời đáp trả của Don Bosco đối với Đức Maria trong đời sống
Thêm vào điều mà suy tư về ba từ ngữ trên kia cống hiến cho chúng ta, chúng ta có thể suy niệm về Đức Maria hiện diện trong cuộc đời của Don Bosco theo  những tước hiệu  mà ngài muốn làm nổi bật. Chắc chắn, điều đó không phải là ngẫu nhiên: VÔ NHIỄM  -  PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU. Về điều này chúng ta tìm được một “bình giải” ngắn trong Luật Đời Sống chúng ta: “Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu dẫn chúng ta tới sự sung mãn của việc dâng hiến chúng ta cho Chúa và cho ta can đảm để phục vụ anh chị em chúng ta” (HL 92). Trong bản văn 'ad experimentum' (thử nghiệm) năm 1972, hai khía cạnh này tách rời nhau, và đặt một cách thứ tự dưới tước hiệu này hay tước hiệu khác. Trái lại, bản văn hiện hành thống nhất chúng, vì tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa thì không thể tách biệt khỏi tình yêu và sự phục vụ của chúng ta dành cho anh chị em chúng ta, cách riêng giới trẻ mà Chúa sai chúng ta tới.
Đấng Vô nhiễm
Ở một dịp khác khi cha viết “trên vòm của thánh đường Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu có một tượng Mẹ Vô nhiễm rất đẹp. Tượng Mẹ Vô nhiễm ở bên ngoài, còn tượng Mẹ Phù hộ Các Giáo Hữu ở bên trong. Don Bosco muốn tôn kính Đức Mẹ với hai tước hiệu này, bởi vì cả hai đều thiết thân với đoàn sủng và sứ mệnh của ngài: cứu rỗi giới trẻ qua nền giáo dục toàn diện”.[8]
Chỉ vắn tắt gợi nhắc để thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của tước hiệu “Vô nhiễm” thật tuyệt mỹ đối với Don Bosco. Chúng ta biết rằng tín điều ấy được công bố lúc ngài còn đang sống, ngày 8 tháng 12 năm 1854. Thực ra, sự liên kết với Đấng Vô Nhiễm đã có trong lòng đạo đức bình dân rồi, vì dân chúng đã cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm như một lễ kính. Vài năm trước khi long trọng tuyên bố rằng Đức Maria là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, công cuộc Salêdiêng đã khởi đầu. Ít nhất, chúng ta gợi nhắc phần nào chính trình thuật của Don Bosco: “Vào lễ trọng kính Mẹ Vô Nhiễm (8 tháng 12 năm 1841) khi cha đang mặc áo lễ để cử hành Thánh lễ vào giờ đã định thì ông từ Giuse Comotti nhìn thấy một đứa trẻ nép ở góc nhà và gọi nó đến để giúp lễ cho cha. Hoàn toàn bối rối, cậu bé trả lời “cháu có biết giúp lễ đâu”.[9] Ngay sau đó chúng ta tìm thấy cuộc gặp gỡ quan trọng giữa Don Bosco và Bartolomeo Garelli với Kinh Kính Mừng. Mọi sự đã bắt đầu với kinh này.
Hơn nữa, thật  tốt đẹp dường bao khi hồi tưởng lại sự kiện đáng ghi nhớ tại Nguyện Xá khi cử hành việc công bố tín điều Mẹ Vô Nhiễm. “Đối với Don Bosco việc công bố… là câu trả lời cho nhiều kinh nguyện và thánh lễ mà ngài đã dâng để cầu xin cho định tín được nhiều người chờ đợi từ lâu sớm được ban hành. Nay ngài tiếp tục cầu nguyện và tạ ơn Chúa, vì đã tôn vinh Nữ Vương các Thiên Thần và loài người. Lễ Mẹ Vô Nhiễm trở thành lễ ngài rất yêu mến cho dù lễ Mẹ Lên Trời vẫn được ngài cử hành cách long trọng.
Trong lá thư trình bày Hiến  Luật  được canh tân, khi nói về ngày 8 tháng 12, cha  Egidio Viganò đã viết: “Lễ Mẹ Vô Nhiễm đầy ngập ý nghĩa cho mỗi con tim Salêdiêng, là một ngày rất thân thiết với Don Bosco. Đây là ngày mà Don Bosco nói rằng đã ghi dấu đoàn sủng chúng ta được chính thức sinh ra trong giáo hội. Thật có ý nghĩa khi gợi nhắc một vài biến cố đi liền với ngày này. Trước tiên cuộc gặp gỡ với Bartolomeo Garelli (1841) và kinh Kính Mừng khởi sự bài giáo lý mang tính ngôn sứ đó; mở Nguyện Xá  thánh Luy tại Porta Nuova; tuyên bố (năm 1859) cuộc họp sẽ khởi sự Tu Hội; ký gởi bản Luật đầu tiên (năm 1878) được in cho Con Đức Mẹ Phù Hộ; lần đầu tiên một hội viên của chúng ta được chọn làm Giám Mục (Giám mục Cagliero); và trong năm 1885, lời loan báo quan trọng về việc chỉ định Don Rua làm Tổng Đại diện (Phó Bề Trên Cả) của Đấng Sáng lập. Vào cùng ngày 8 tháng 12 năm 1885, cha chúng ta tuyên bố rằng: ‘chúng ta mắc nợ Đức Maria mọi sự’ và ‘những sự nghiệp và biến cố lớn lao nhất của chúng ta bắt đầu và đạt đến hoàn thành vào ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm’.”[10]
Những điều nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa tước hiệu “Vô Nhiễm Nguyên Tội” và Don Bosco không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mang tính chất lịch sử hay tín lý. Ở tận nền tảng của nó, chúng ta tìm thấy một khía cạnh cơ bản của “Hệ thống Dự phòng”. Chúng ta cần ghi nhớ điều này một lần nữa, hệ thống dự phòng không phải là một trực giác giáo dục thông minh cho bằng là một điều “được khởi hứng từ Thiên Chúa tình yêu, Ngài vốn tiên liệu cho hết thảy thụ tạo, hằng hiện diện bên cạnh chúng, và tự do ban sự sống của Ngài để cứu chúng”. Và như thế, “Don  Bosco chuyển giao hệ thống này cho chúng ta như một lối sống và chuyển giao sứ điệp Tin Mừng (…) Hệ thống này thấm nhập lối tiếp cận của chúng ta với Thiên Chúa, những mối tương giao cá nhân và cách sống chúng ta trong cộng thể, qua việc thực hành đức ái, biết cách làm thế nào để mình được yêu mến”. (HL 20). Theo cha nghĩ, chúng ta sẽ không bao giờ đáp trả đầy đủ thách đố ấy với nhãn quan quá thiếu sót về “Hệ thống Dự phòng” như đã nêu trên.
Nếu Thiên Chúa “cung cấp trước cho tất cả các tạo vật” với tình yêu quan phòng của Ngài, thì ta tìm thấy điều này được diễn đạt đầy đủ nhất nơi Đức Maria, Đấng “đầy ơn sủng”. Như chúng ta biết rõ, “ân sủng” trên hết là chính Thiên Chúa. Nhưng diễn đạt này cũng có thể nhấn mạnh đến  tính chất nhưng không sung mãn của Tình Yêu Thiên Chúa nơi Đức Maria. Bản văn tuyên bố tín điều của Chân phước Piô IX minh nhiên nói như thế. Cơ bản, đó là một  vấn đề của điều  thánh Gioan nói: “không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta” (1 Ga 4,10). Chúng ta có thể áp dụng điều này trước hết và một cách độc đáo cho Đức Maria. Theo nghĩa này, chúng ta có thể chiêm ngắm Mẹ Vô Nhiễm như “hoa quả hoàn hảo nhất của Hệ thống Dự phòng mang tính tiên liệu của Thiên Chúa”.
Rõ ràng điều đó không loại bỏ lời đáp trả của con người. Trái lại, điều ấy làm cho lời đáp trả nhân loại thành có thể được và thực sự “đòi hỏi” lời đáp trả ấy. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh rất hay: “Đấng Tối cao đợi chờ tiếng Vâng của thụ tạo như lang quân chờ đợi tiếng vâng của hiền thê (…). Trên thập giá, chính Thiên Chúa ăn xin tình yêu của thụ tạo của mình. Ngài khát tình yêu của mỗi người chúng ta”.[11] Chúng ta có thể áp dụng điều này trước tiên cho chính Đức Maria. Về điều này, nhận xét của một chuyên viên thần học, Alois Muller, thật thú vị: “Từ quan điểm lịch sử, nói thật, chúng trước hết không nói về sự thụ thai vô nhiễm của Đức Maria, nhưng về sự vô tỳ vết của tội lỗi trong đời Mẹ”.[12] Điều này có nghĩa rằng Giáo hội luôn nhìn thấy trong “Đấng đầy ơn sủng”, không chỉ tặng phẩm hoàn toàn tự do của Thiên Chúa, nhưng cả lời đáp trả tình yêu, tròn đầy và toàn diện của Đức Maria.
Đấng Phù Hộ các Giáo hữu
Xét về tước hiệu “Phù Hộ các giáo hữu” (và ở đây ta nên nhớ, tước hiệu này xuất hiện trong Vatican II, trong  Lumen Gentium, được liên kết với tước hiệu “Mẹ Giáo hội”), chúng ta biết tước  hiệu ấy quan trọng biết bao đối với Don Bosco. Trong lá thư đã được trích dẫn, cha Egidio Viganò viết: “Lý do đã được rút ra từ một khía cạnh đặc trưng của lòng sùng kính Đức Maria Phù hộ các  Giáo hữu: ngay tự bản chất, chiều kích sùng kính Đức Maria như thế, dành cho  những thời đại khủng hoảng”. Chính Don Bosco diễn tả điều ấy cho cha Cagliero khi xác quyết: “Đức Mẹ muốn chúng ta tôn kính Mẹ dưới tước hiệu Phù Hộ các Giáo hữu, thời đại thật buồn thảm đến nỗi chúng ta thực sự cần đến Đức Nữ Trinh cực thánh phù giúp trong việc bảo tồn và bảo vệ đức tin Kitô hữu”.[13]
Tiếp tục triền suy tư, cha Viganò “làm cho hợp thời” những khó khăn của thời đại chúng ta vốn rất khác với những khó khăn của Cha chúng ta phải đối diện. Sự phức tạp của những khó khăn ngày nay trở thành một thách đố lớn cho chúng ta: thời đại thay đổi với  tốc độ báo động, và văn hóa người trẻ cũng thế mà chúng ta đang đối diện mỗi ngày. Tuy nhiên ta cần nhấn mạnh một điều: bằng cách kêu cầu Đức Maria với tước hiệu này, chúng ta không muốn xin Mẹ giúp đỡ và bảo vệ chúng ta “chống lại” bất cứ ai. Nếu chúng ta tin vào Con Thiên Chúa nhập thể như nguyên lý làm cho chúng ta có thể xác định Ngài kết hiệp với mọi người nam nữ trong thế giới (x. GS 22). Dù bất kể tình trạng của họ ra sao, chúng ta vẫn có thể nói một cái gì đó tương tự về tư thế làm mẹ cách phổ quát của Đức Maria.
Dù vậy, chúng ta không được bỏ qua những tình trạng tiêu cực và những vấn đề nổi cộm. Để đối diện với những điều này, chúng ta xin Mẹ trợ giúp và che chở, cách riêng khi chúng ta đặt mình chống lại sự dữ, chống lại tội lỗi, chống lại “văn hóa sự chết” quá trái nghịch với sự sống mà như người nữ và người mẹ, Đức Maria là mẫu gương rạng ngời và đấng che chở quyền lực của sự sống ấy. Cùng với niềm vui khi đoàn sủng của chúng ta luôn sống động và sinh nhiều hoa trái trên khắp mọi miền thế giới, cũng trồi hiện nỗi buồn thảm, vì nhìn thấy những sức mạnh tiêu cực gây ra sự tàn phá. Qua hành động, con người và cấu trúc cũng như thể chế “sự dữ” (iniquitatis)  -  tất cả những diễn đạt của “mầu nhiệm sự dữ”  (mysterium iniquitatis)  -  những sức mạnh này  xói mòn hạnh phúc và làm tổn hại ơn cứu độ của giới trẻ chúng ta, cách riêng những kẻ ít được bảo vệ nhất. Chính vì chúng mà ta nài xin sự trợ giúp của Mẹ Maria Phù Hộ, “diện mạo hiền mẫu của tình yêu Thiên Chúa”.
Cha nghĩ rằng chúng ta có thể suy tư hơn nữa về tước hiệu này đang khi cố gắng tìm thấy một sự loại suy với tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội mà chúng ta xét trước kia. Nếu định tín Vô Nhiễm  Nguyên Tội tái xác quyết trên bình diện tín lý mọi điều mà Hệ thống Dự phòng muốn nói cho Don Bosco, thì có phải là quá đáng để thấy tín điều về Đức Maria Lên Trời được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố năm 1950 liên kết chặt chẽ với tước hiệu “Phù hộ các Giáo hữu” hay không? Thật đáng ghi nhớ, như các bản văn phụng vụ nhấn mạnh rằng, Đức Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài lìa xa thế giới hay thiếu chăm sóc cho Giáo Hội và nhân loại, nhưng ngược lại: “Người lên trời không phải để lìa xa thân phận yếu hèn của chúng con, nhưng để chúng con là chi thể của Người, tin tưởng được theo Người đến nơi mà chính Người là Đầu và là Thủ lãnh của chúng con đã đến trước”.[14]
Vậy một cách loại suy, chẳng lẽ chúng ta lại không nói được rằng Đức Maria Lên Trời ghi dấu Mẹ bắt đầu che chở và trợ giúp với tình mẫu tử vì tất cả các Kitô hữu, cũng  như tất cả mọi người nam nữ trên thế giới sao? Lối suy tư này về Mẹ, thêm vào việc nối kết lòng tôn sùng của chúng ta dành cho Đức Maria với các tước hiệu Vô nhiễm-Phù Hộ các giáo hữu theo huấn quyền  của Giáo Hội sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao đối với  Don Bosco lễ Mẹ Lên Trời là một trong những lễ Ngài ưa thích như bản văn “Hồi Ký Nguyện Xá” đã được trích dẫn trên kia chỉ ra, và điều này không chỉ vì sự trùng hợp của nó (cách biểu tượng hơn là theo niên biểu theo nghĩa hẹp) với ngày sinh của ngài, nhưng vì mối liên hệ với tước hiệu “Phù hộ các Giáo hữu” và ý nghĩa về lòng tôn sùng của Don Bosco.

2. MẸ  MARIA VÔ  NHIỄM  PHÙ  HỘ  CÁC  GIÁO  HỮU TRONG TU HỘI SALÊDIÊNG NGÀY NAY
Hẳn chắc, sự can thiệp của Đức Maria vào lúc khởi đầu và trong sự phát triển sơ khai của Tu  Hội chúng ta vẫn tiếp tục qua suốt lịch sử. Don Rua viết năm 1903: “Cha không nghi ngờ chút nào: lòng sùng kính Đức Maria Phù Hộ các Giáo hữu giữa những người Salêdiêng càng gia tăng, thì sự kính trọng và tình yêu dành cho Don Bosco cũng sẽ gia tăng, và sự cam kết để gìn giữ tinh thần và bắt chước các nhân đức của ngài cũng chẳng thua kém”.[15]
Cha tin hết thảy chúng ta đều thâm tín điều này. Nhưng nếu điều đó đúng, thì chúng ta cần nhận biết rằng, một sự đáp trả quảng đại và trung thành trong việc thực thi sứ mệnh chúng ta là thiết yếu. Chúng ta có thể tự hỏi: ngày nay, chúng ta có thể sẵn sàng để đảm bảo rằng Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu tỏ cho chúng ta cánh đồng của sứ mệnh chúng ta và tiếp tục hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta trong việc thực thi sứ mệnh đó không? Bằng cách này, chúng ta sẽ trao hiến một lời đáp trả thực tiễn đối với lời mời của Mẹ: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5) và chúng ta  sẽ trở thành những tôi tớ của giới trẻ để đảm bảo cho chúng được an vui và được sống sung mãn trong Thiên Chúa.
Không thể chối cãi, và cha có thể vui sướng kinh nghiệm điều đó, rằng bất kỳ ở đâu, các Salêdiêng đều cổ võ lòng sùng kính Mẹ Maria Phù hộ các giáo hữu… Mỗi Tỉnh Dòng đều có những thánh đường và đền thánh dâng kính Mẹ. Cũng vậy, các tín hữu đều nhận ra chúng ta với tước hiệu này của Đức Maria, giống như trong thời của Cha chúng ta, họ gọi Đức Maria Phù hộ là “Mẹ của Don Bosco”. Tuy nhiên, chúng  ta không nên hài lòng với điều các hội viên đã đi trước chúng ta đã làm, cũng như chúng ta cũng không nên giới hạn mình đơn giản vào việc cổ xúy những hình thức bên ngoài lòng tôn sùng Đức Maria mà thôi. Nói cách khác, công cuộc loan báo Tin Mừng và giáo   dục của chúng ta, nhất là vì giới trẻ nghèo, bị bỏ rơi và gặp nguy hiểm, phải là một kinh nghiệm thực tiễn về Tình Yêu vốn được ban tặng cách tự do, mang tính tiên liệu và hiệu quả mà chúng ta chiêm ngắm nơi Đức Maria, Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu, hầu làm chúng thành con cái của Mẹ như Mẹ đã đòi cậu bé Gioan trong giấc mơ phải làm.
2.1. “Mẹ Maria hiện diện giữa chúng ta” (HL 8).
Khi nhận biết rằng không thể tóm gọn trong vài trang sự hiện diện từ mẫu của Mẹ Maria Phù hộ các Giáo hữu có ý nghĩa gì cho chúng ta hôm nay, hoặc những diễn đạt và tỏ lộ khác nhau của lòng tôn kính Đức Maria của chúng ta (nghĩa là gì), cha sẽ giới hạn chính mình vào việc trình bày chúng ta tìm thấy gì về Mẹ trong Hiến Luật chúng ta, đang khi cố gắng làm đầy bằng một số qui chiếu tới Lời Chúa.
Hẳn nhiên, sự trung thành với đoàn sủng chúng ta, hay đúng hơn trung thành với ý Thiên Chúa trong việc thi hành sứ mệnh chúng ta, hệ tại ở việc  tuân giữ Hiến  Luật. Đối với câu hỏi: “Don Bosco sẽ làm gì ngày nay?” Chúng ta không thể mang đến những câu trả lời chủ quan hay tình cảm, và thậm chí còn ít hơn nữa những câu trả lời mang tính cá nhân chủ nghĩa. Đúng hơn, đó là một vấn đề thực thi Luật Đời Sống chúng ta: “Nếu các con đã yêu mến cha trong qua khứ, các con hãy tiếp tục yêu mến cha trong tương lai bằng sự tuân giữ xác đáng Hiến Luật chúng ta”. (Lời tựa Hiến  Luật và Quy Chế của người Salêdiêng). Cũng không phải là trệch đường khi gợi nhắc điều mà Tông huấn Vita Consecrata nói: “Khi phê chuẩn một hình thức đời tu hay một Hội dòng,  Giáo Hội xác định  rằng trong đoàn sủng thiêng liêng và tông đồ của Tu hội đó ta tìm được tất cả những điều  kiện thiết yếu để đạt được sự hoàn thiện cá nhân và cộng thể theo Tin Mừng” (VC 93)
Vậy, trong Hiến  Luật  chúng ta, chúng ta có thể tìm được nhiều quy chiếu đến Đức Maria. Trước hết hai khoản hoàn toàn dành cho Mẹ (khoản 8 và 92)  mà cha đã quy chiếu đến vài lần. Khoản 92, trong phần chính, tương ứng với bản văn “thử nghiệm” (ad experimentum) năm 1972; đàng khác, khoản 8 thì hoàn toàn mới và tương ứng với mục đích mà phần một của Hiến Luật có. Phần này, vốn cốt ở những khoản 1 -  25 (“Những người Salêdiêng của Don Bosco trong Giáo Hội”), trình bày căn tính đoàn sủng chúng ta; trước khi nói về “chúng ta làm” gì, Hiến  Luật  định nghĩa chúng ta là ai, trong Giáo Hội và trong thế giới, cách riêng vì giới trẻ.
Và chính trong Chương I, nơi đây trình bày căn tính chúng ta, mà ta phải đặt một khoản về Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu, để nhấn mạnh rằng, Mẹ “tạo thành”, ta có thể nói như thế, một phần của gia sản đoàn sủng Salêdiêng. “Chúng ta tin rằng Đức Maria hiện diện giữa chúng ta  và tiếp tục sứ mệnh của Ngài là Mẹ Hội Thánh và Phù hộ các giáo hữu” (trích dẫn Don Bosco). Lòng sùng kính con thảo của chúng ta đối với Mẹ được đặc trưng bằng “sự phó thác” (“Chúng con phó mình cho Mẹ”), chiêm niệm cách riêng bản chất của Mẹ như “người nữ tỳ khiêm cung, nơi ngài, Thiên Chúa đã làm những điều cao cả”, và là một sự quy chiếu trực tiếp và tức thời đến lõi tủy và tâm điểm của sứ mệnh chúng ta: “hầu chúng ta trở thành nhân chứng tình yêu vô tận của Con Mẹ cho giới trẻ” (HL 8).  
2.2. “Chúng ta chiêm ngắm và bắt chước…” (HL 92).
Đàng khác, ta tìm thấy khoản 92 trong bối cảnh  là đời sống cầu nguyện, được đặc trưng bằng một diễn đạt vốn lập tức quy chiếu tới căn tính Kitô hữu của mình: “Trong đối thoại với Chúa”. Trong bối cảnh này ta trình bày những nét cơ bản của lòng tôn sùng của người Salêdiêng dành cho Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu. Trước tiên, cha muốn dừng lại và xem xét hai chữ mà lòng tôn kính này được mô tả:  Chúng ta chiêm ngắm  -  bắt chước. Dường như đối với cha, so sánh hai  đặc tính này với kinh nghiệm của một trong những vị thánh lớn nhất của thời đại tân tiến, thánh Têrêsa thành Lisieux, thật có lợi. Trong cách dùng ngôn ngữ của thánh nữ mà đôi khi có thể tỏ ra có tính cách cảm xúc (tình cảm) và thậm chí có tính mùi mẫn nào đó, chúng ta tìm được một chiều sâu của một đời sống Kitô hữu lạ thường và, cách riêng, điều mà Hans Urs von Balthasar nhận diện như thái độ cơ bản của vị thánh bé  nhỏ dòng Cát  minh: thánh nữ đam mê  chân lý, đam mê điều chân thật, theo bản năng chống lại mọi sự sai lầm,[16] cũng (và trên hết) trong lãnh vực tôn giáo. Khi nói về lòng tôn sùng Đức Maria, vào cuối đời của mình, thánh Têrêsa thành Lisieux tuyên bố:
Các linh mục muốn giúp chúng ta nhìn (nơi Đức Maria) những nhân đức thực hành! Hoàn toàn rất đúng để nói về những đặc ân của Mẹ, nhưng trước hết nhất thiết rằng ta có thể bắt chước Mẹ. Mẹ ưa thích được bắt chước hơn là ca ngợi, và cuộc đời Mẹ rất đơn giản (…) Tôi đã thích được làm linh mục biết bao, hầu tôi có thể nói mọi sự tôi nghĩ về điều này! (…) Không cần phải nói những điều không đúng hay người ta không biết về Mẹ (…) Bởi lẽ một bài giảng về Đức Nữ Trinh cực thánh làm tôi vui thích và sinh lợi cho tôi, thì nó phải làm cho tôi thấy cuộc đời thực sự của Mẹ, chứ không phải tưởng tượng: và tôi chắc rằng cuộc đời ấy thực sự cực kỳ đơn giản. Họ làm cho đời sống ấy quá xa vời. Ta cần phải trình bày đời sống ấy như một điều để bắt chước, khi nêu bật những nhân đức của Mẹ, khi nói rằng Mẹ đã  sống nhờ đức tin như chúng ta  khi minh họa nó từ Tin  Mừng . (…) Chúng ta biết rất rõ rằng Đức Nữ Trinh cực thánh là Nữ vương trời đất, nhưng ngài là Mẹ nhiều hơn là Nữ vương.[17]
Cha tin rằng đối với người Salêdiêng chúng ta, “những người có một tặng phẩm để tổng hợp”, chứ không phải là những thứ hoàn toàn khác nhau; lại càng không phải là việc xem chúng như đối nghịch (có lẽ cần thiết vào thời gian và môi trường của thánh Têrêsa) nhưng là hòa hợp hai điều ấy trong một cách thế đến nỗi sự chiêm ngắm làm cho chúng ta có thể ca ngợi nơi Đức Maria “những việc làm kỳ diệu của ân sủng Thiên Chúa” và đồng thời khích lệ chúng ta bắt chước Mẹ. Chắc chắn Thiên Chúa không hoạt động nơi chúng ta theo “cùng một” cách thức như nơi Đức Maria, nhưng điều đó không có nghĩa theo một cách thức hoàn toàn khác biệt, nhưng đúng hơn theo một cách thức tương tự.
Thực thế, khi chiêm ngắm Đức Maria nơi hai tín điều trọng đại, tín điều Vô nhiễm Nguyên tội và tín điều Mẹ Lên Trời, điều mà Thiên Chúa trong sự tự do vô biên của Tình Yêu Ngài hoàn thành nơi Đức Maria, chúng ta hiểu trong đức tin điều Thiên Chúa muốn hoàn thành nơi chúng ta, nếu về phần mình, chúng ta sống với thái độ của Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta nên nhớ rằng “Trong Ðức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền  thánh thiện, nhờ tình thương của Người” (Ep 1,4); và sự kiện Đức Maria Lên Trời cấu thành “một dấu chỉ của niềm hy vọng vững chắc và niềm an ủi cho dân tộc lữ hành của Thiên Chúa” (x. LG 68): điều được thực hiện nơi Mẹ, Thiên Chúa muốn hoàn thành nơi chúng ta cách tương tự.
Chúng ta cần dừng lại một chút với ý tưởng “bắt chước”. Đối với một số Kitô hữu, một từ ngữ như thế có thể sản sinh một tình cảm không thoải mái nào đó và thậm chí một sự chống đối, vì nó dường như bị giản lược vào sự lập lại những hành vi và lời nói cách máy móc. Không phải thế! Sự bắt chước chân chính thì hoàn toàn khác: nó có nghĩa là cá nhân đảm nhận lấy những thái độ  và những động cơ cốt yếu, hấp thụ và đem chúng ra thực hành cách sáng tạo. Về sự bắt chước của chúng ta đối với Đức Kitô, chúng ta có thể gợi nhắc một vài bản văn từ Phaolô: đấy là vấn đề về  suy nghĩ như Đức Kitô  (x. 1 Cr 2, 16),  cảm nhận như Đức Kitô (x. Pl  2, 5) để  hành động như  Đức Kitô. Chúng ta có thể nói một điều gì tương tự về việc chúng ta chiêm ngắm và bắt chước Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu.
Như những lời nhắc nhớ này, chúng ta tìm thấy trong bản văn Hiến Luật một lối diễn đạt kép, khi miêu tả lòng sùng kính Đức Maria của chúng ta: “Chúng ta nuôi dưỡng một lòng sùng kính con thảo và mãnh liệt đối với Mẹ” (HL 92). Điều này mời gọi chúng ta đi xa hơn bất kỳ lối tiếp cận sùng kính thuần túy tình cảm và như vậy yếu mềm, song cũng không rơi vào ý tưởng khô khẳng, cằn cỗi và  quá kỳ lạ. Bài bình luận về Hiến  Luật đó nói: điều này “không chỉ hàm ẩn sự dịu dàng đối với Mẹ là ‘người mẹ đáng yêu nhất’ nhưng cũng hàm ẩn sự can đảm của chúng ta trong việc bắt chước Mẹ trong sự tận hiến hoàn toàn cho ý Chúa”.[18]
Cuối cùng trong cùng  sự minh định này về sự sùng kính của chúng ta, khoản 92 kết luận, chúng ta “cử hành các lễ của Mẹ để thúc đẩy mình  bắt chước Mẹ cách xác tín và cá nhân hơn”. Đối với cha dường như trong những bản văn của Hiến  Luật chúng ta có một sự quân bình hoàn hảo giữa sự chiêm ngắm ngạc nhiên trước điều Thiên Chúa hoàn thành nơi Đức Maria và sự khích lệ để bắt chước Mẹ như con cái của Mẹ trong những nhân đức lớn lao của Mẹ, cách riêng trong  ba thái độ đối thần: tin-cậy-mến.
2.3. “Chúng ta lần hạt mỗi ngày”[19] (HL 92)
Trước khi nói biệt loại về Đức Maria như khuôn mẫu cho đời sống tin-cậy-mến của chúng ta, cha thích nói đôi lời về kinh nguyện chúng ta với Đức Maria, cách riêng về lần hạt. Suốt đời của cha như một Salêdiêng và thậm chí hơn nữa như một Bề Trên Cả, cha có  thể vui sướng và thán phục quan sát nhiều hội viên, cách riêng những hội viên lớn tuổi, thực hành cầu nguyện lần hạt “với một sự thánh thiện quá lớn”; đó là những người, với sự đơn giản lớn lao và sự kiên trì suốt ngày, theo cách này, diễn đạt họ kết hiệp với Thiên Chúa và họ yêu mến Đức Maria rất thánh. Cha muốn mời gọi tất cả các hội viên tiếp tục thực hành lòng đạo đức phi thường này, không phải bởi thói quen hay bởi vì “chúng ta phải làm”, nhưng cố gắng trân trọng ngày một hơn ý nghĩa và những động lực đằng sau đó.
Trên hết, cha tin rằng đây là một vấn đề của một sự thực hành vốn liên kết cách hoàn hảo khẩu nguyện với sự chiêm ngắm các mầu nhiệm cuộc đời Đức Giêsu, cùng với và noi gương Đức Maria, Đấng “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19; x. 3,51b).
Trong tông huấn Marialis cultus, Đức Phaolô VI viết: “Ta cũng cảm thấy khẩn cấp hơn nhu cầu một lần nữa phải chỉ ra tầm quan trọng của một yếu tố cốt yếu nữa trong kinh Mân côi, thêm vào giá trị của những yếu tố ngợi khen, xin ơn, tức là, yếu tố chiêm niệm. Không có điều này, kinh Mân Côi là xác không hồn, và việc đọc kinh ấy có nguy cơ trở thành một sự lập lại các công thức cách máy móc (…) Tự bản chất, việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi một nhịp điệu thinh lặng và một  nhịp bước níu lại, giúp cá nhân suy niệm về những mầu nhiệm cuộc đời của Chúa được nhìn qua con mắt của Đấng gần kề nhất với Chúa. Bằng cách này những sự giàu có khôn lường của mầu nhiệm được mở ra” (MC 47).
Thật thú vị ghi nhận rằng một lãnh vực rất quan trọng của thần học hiện hành, cách riêng trong lãnh vực Kitô học và Thánh mẫu học, là cố gắng canh tân điều ở tận nền tảng của Kinh Mân  Côi, nghĩa là “thần học về những mầu nhiệm”. Một trong những đại diện chính của thần học ấy tuyên bố: “Hoàn toàn chính  đáng trong thế hệ tân tiến có một nhu cầu về việc tái thiết lập một ‘chốn’ cho thần học hệ thống của những thời sơ khai hơn, nghĩa là bao gồm những mầu nhiệm của Đức Kitô, mysteria Christi, vì thế, của một Kitô học thực tiễn trong khảo luận về Kitô học vốn đã trở nên ngày càng trừu tượng hơn”.[20] Và rồi xa hơn một chút ông nói: “phong trào phụng vụ, sự canh tân thần học trong tinh thần học hỏi các giáo phụ (H. De Lubac, J.Danielou, H. U. von Balthasar), tái khám phá Giáo hội học tín lý và tổng hợp của nó trong Vatican II, của “lịch sử cứu độ” và của một Kitô học trong bối cảnh của lịch sử cứu độ (O. Cullmann; Hiến chế Dei Verbum của Vatican II); tất cả điều này  có nghĩa là một khởi đầu của một cách nhìn mới vào “những mầu nhiệm” của Đức Kitô. Tuy nhiên, dường như đã xuất hiện trở ngại ngăn cản người Kitô hữu hôm nay không gặp gỡ con người Đức Kitô trong các mầu nhiệm của Ngài (…) Chúng ta phải khám phá lại mầu nhiệm và những mầu nhiệm riêng của Đức Kitô, trong gia sản của quá khứ, trên nền tảng của những cơ sở mới được xây dựng”.[21]
Chúng ta hy vọng rằng sự khích lệ nhỏ bé này sẽ giúp chúng ta sống lòng sùng kính của chúng ta đối với Đức Maria qua kinh Mân Côi cách trung thành sáng tạo, và cũng giới thiệu cho giới trẻ chúng ta loại cầu nguyện và suy niệm đơn giản và thực tiễn này.

3. MẸ  MARIA, KHUÔN MẪU CỦA ĐỨC TIN, ĐỨC CẬY VÀ ĐỨC MẾN
Căn cứ vào sự giàu có và đa dạng của những thái độ đối với Đức Maria được trình bày cho chúng ta chiêm ngắm và được cống hiến cho chúng ta bắt chước (cả trong khoản HL 92 và trong một số những khoản khác nói về Mẹ Thiên Chúa), thật thích đáng để gom chúng lại quanh ba nhân đức đối thần, hầu liên kết chúng với ba giá trị tin mừng: vâng phục, nghèo khó và thanh khiết. Để đạt mục đích này, ta sẽ phải nại đến suy tư Thánh Kinh, vì  -  như Đức Phaolô VI gợi nhắc trong Tông huấn Marialis Cultus đã trích dẫn: "ngày nay ta nhận biết như một nhu cầu tổng quát của lòng đạo đức Kitô hữu rằng mọi hình thức phượng tự phải có ấn dấu thánh kinh (…) Sự sùng kính Đức Nữ Trinh không thể xá miễn hướng chiều tổng quát này của lòng đạo đức Kitô hữu: thực thế nó phải rút lấy khởi hứng một cách đặc biệt từ tập hướng này để đạt được khí lực mới và sự phù giúp chắc chắn”.
Trước hết là một nhận xét chung: ghi nhận ý nghĩa mà diện mạo Đức Maria đảm nhận, như trong tiến trình lịch  sử của Tân Ước bày ra, thật là thú vị. Tiến trình bắt đầu bằng những bản văn sơ khai nhất  -  những lá thư của Phaolô và tin mừng Marcô, mà chỉ làm một vài sự quy chiếu thoáng qua rồi chuyển tới Mátthêu và Luca mà, từ những vị trí độc lập (trong phần này thậm chí hơn trong các phần khác!)  cả hai suy tư về nguồn gốc nhân loại của Đức Giêsu trong mối liên kết chặt chẽ với mẹ Người là Đức Maria; cho đến khi người ta đạt tới diện mạo của Người Nữ, Evà mới, trong những công trình của Gioan: Tin mừng thứ Tư và Khải huyền. Chúng ta có thể nói rằng cho tới mức độ là cộng đoàn Kitô hữu được Thánh Thần soi sáng để suy tư sâu xa hơn về mầu nhiệm Đức Kitô, thì cộng đoàn ấy cũng dần dần khám phá tầm quan trọng của Đức Maria.
3.1. “Phúc cho em vì đã tin” (Lc 1,45)
Khoản Hiến Luật chúng ta đang xem xét nói: “chúng ta chiêm ngắm và bắt chước lòng tin của Mẹ”. Và trong bối cảnh giáo dục đức tin của giới trẻ, chúng ta đọc trong khoản 34: “Trên bước đường này, Đức Trinh Nữ Maria hiện diện như một người mẹ. Chúng ta làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến như Đấng đã tin”. Một câu hỏi mà bản văn này lập tức đặt ra cho chúng ta là: chúng ta có gợi lên nơi các thanh thiếu niên nam/nữ của chúng ta một lòng sùng kính đối với Đức Maria vốn làm đức tin của Mẹ nổi bật hay không?
Chúng ta đã biết, đức tin là thái độ nền tảng của người tín hữu vì như thư Do thái nói: “Không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa”(Hr 11,6). Bà Elisabeth gọi Đức Maria là “kẻ đã tin” tuyệt hảo, khi chúc mừng và công bố Mẹ được “chúc phúc” chính vì Mẹ đã tin. Lời chúc tụng này đưa chúng ta về lại cái thời khắc trong cuộc đời của Đức Maria mà chúng ta có thể gọi là “bước ngoặt”, nói cách khác, đó là biến cố Truyền tin. Chính ở dịp này mà Đức Maria, khi trở nên ý thức rằng Thiên Chúa có một kế hoạch diệu kỳ cho mình, thì Đấng “đầy ơn sủng2 (không bản dịch nào thể hiện được đầy đủ sự giàu có của từ ngữ nguyên gốc trong  Tin Mừng, kecharitoméne!) được mời để tự do cộng tác với Ngài. Câu hỏi được đặt ra cho thiên sứ Gabrien: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng”.  Không hề chống đối hay tỏ dấu hoài nghi chút nào, nhưng đúng hơn, Me diễn đạt ước muốn đáp trả cách ý thức và tự do bao có thể trước lời mời của Thiên Chúa, khi Mẹ dâng trao sự ưng thuận hoàn toàn. Bằng những hạn từ nghịch lý, Đức Maria vừa tự do vừa vui mừng (viết theo lối ước mong trong văn phạm) chấp nhận để trở nên “nữ tỳ” của Chúa: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.
Cha muốn nhấn mạnh một vài nét được khám phá trong bản văn Tin Mừng này, được định vị chính trong thời gian sung mãn (x. Gl 4,4):
. Đức tin của Maria tiên vàn là sự tin tưởng vào Thiên Chúa. Như cha đã nói trong một dịp khác: “Đức Maria không phó thác mình cho kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng đúng hơn cho Thiên Chúa của kế hoạch đó”. Trước tiên, đức tin không phải là sự chấp nhận một thực tại khách quan nào đó mà Thiên Chúa mạc khải, nhưng là sự ưng thuận vô điều kiện, tiêu biểu của tình yêu, đối với Ngài và với điều Ngài muốn nơi chúng ta. “Hãy xin tôi bất kỳ cái gì và tôi sẽ làm điều đó” là một trong những diễn đạt tiêu biểu của tình yêu, ngay cả trên bình diện nhân loại; như vậy còn hơn biết mấy trong mối liên hệ của một người với Thiên Chúa. Một cái gì tương tự xảy ra trong đời sống chúng ta: chúng ta không phó thác chính  mình cho Thiên Chúa, bởi vì chúng ta đã biết trước kế hoạch của Ngài cho chúng ta, nhưng vì lẽ rằng chính Ngài là Đấng mời gọi chúng ta đặt mình trong tay Ngài, như một đứa trẻ trong vòng tay mẹ.
. Đức tin của Đức Maria được diễn đạt và mặc hình thức cụ thể trong  sự vâng phục  của Mẹ. Những người tín hữu lớn trong lịch sử cứu độ là những người vâng phục chân chính: bắt đầu với “người cha của chúng ta trong đức tin”, Abraham cho tới Đức Maria. Thánh Phaolô đã miêu tả ơn gọi tông đồ của mình theo cách này: “Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được các đặc ân và chức vụ Tông Ðồ, làm cho hết thảy các dân ngoại  vâng phục Đức tin” (Rm 1, 5). Một đức tin mà không dẫn chúng ta tìm kiếm ý Chúa để rồi đem ra thực hành trong đời sống thì không phải là [đức tin] Kitô hữu cách chân chính, bởi vì nó bị giản lược vào việc thực thi tri thức khô khẳng hay vào một ước vọng mang tính chất bao quát cách mơ hồ.
. Trong tiếng Latinh có sự đồng quy rất có ý nghĩa giữa ba từ ngữ:  fides  -  fiducia  -  fidelitas. Đức tin được hiểu như sự  tin tưởng  vốn dẫn tới việc vâng phục Thiên Chúa; khi thời gian trôi qua, đức tin dẫn tới và minh chứng chính mình trong sự  trung thành: cách riêng trong những thời khắc trong đó hoặc người ta “sống nhờ đức tin” hay mọi sự sụp đổ và đổ vỡ. Theo nghĩa này, khoản Hiến Luật mời gọi chúng ta chiêm ngắm Đức Maria “trung thành trong giờ phút thập giá”.
Chính đức tin-tin tưởng này được chuyển dịch thành sự vâng phục vốn ghi dấu lối đường mà Đức Maria theo từ lúc Truyền tin tại Nadarét, tới Giêrusalem, tới Golgotha, tới chân thập giá, một hành trình hẳn nhiên khó khăn và buồn phiền. Bởi lẽ, chấp nhận và đón nhận Chúa cách vô điều kiện vào trong đời Mẹ không làm cho các sự việc nên dễ dàng chút nào, nói theo kiểu nhân loại. trái lại, nó làm sự việc phức tạp kinh khủng. Cha sẽ nhấn mạnh hai khía cạnh tiêu biểu của kinh nghiệm đức tin của Đức Maria:
1. Tất cả những kỳ vọng nhân loại của Mẹ (khởi từ kế hoạch đời sống của mẹ với Giuse!) dường như tan thành mây khói: hạ  sinh Con trong nơi thú vật sinh sống bởi vì “không còn chỗ  cho họ trong quán trọ”. (Lc 2,7); lời ngôn sứ buồn thảm của ông Simeon chỉ mới 40 ngày sau khi sinh; cảnh tượng lúc 12 tuổi ở Giêrusalem mà về đó Tin  Mừng  nói: “Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói” (Lc 2,50). Như cha viết trong một lá thư vài năm trước, “bởi vì trong bất kỳ mối liên hệ nào với Thiên Chúa, chính Ngài luôn có sáng kiến và quyết định về thời gian và phương thế, nên các mối liên hệ sẽ không bao giờ như nhau. Đức Maria hiểu điều này rất sớm: từ thời khắc Mẹ sinh con, Mẹ không hiểu điều đã được nói về Ngài (Lc  2,18-19); càng nghe về tương lai của con mình, càng thấy ít tương hợp với điều Mẹ đã được nói trong lúc truyền tin (Lc 1,30-33.35). Sự lạc mất trẻ Giêsu ba ngày trong đền thờ là một dấu chỉ báo về một tương lai còn đau lòng hơn nhiều (…) Mẹ phải sống trong cùng một mái nhà với một người con mà biết Ngài là Thiên Chúa nhưng vẫn lụy phục Mẹ một thời gian (Lc 2,49-51). Ta không ngạc nhiên vì Đức Maria, vốn chẳng hiểu gì, nên đã “giữ tất cả những điều ấy và suy đi gẫm lại trong lòng” (Lc 2, 19).[22]
2. Nhưng trên hết, chính mối liên hệ của Đức Giêsu với Mẹ Ngài mới chứng tỏ hành trình đức tin của Mẹ: dường như trong đời sống công khai Người Con ngày càng làm cho mình xa cách với Mẹ  hơn; thậm chí chúng ta tìm được những bản văn cho ta ấn tượng rằng Đức Giêsu “coi nhẹ” tình mẹ nhân loại này: chỉ gợi nhắc Mc 3,31-35 (dần dần được Mt 12,46tt và Lc 8,19-21, "làm nhẹ đi") và Lc 11,27-28: “Ðúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” là đủ. Chắc chắn không có vấn đề bất kính chút nào đối với Mẹ Ngài đâu, nhưng đúng hơn cho thấy sự vĩ đại thật sự của Mẹ như khuôn mẫu của kẻ “nghe Lời Chúa và đem ra thực hành”. Tuy nhiên, ta chẳng hoài nghi chút nào cái giá mà Mẹ phải trả trong tiến trình tăng trưởng trong đức tin này. Chính bởi vì không ai như mẹ đã “gần kề” với Con Thiên Chúa làm người nên thật đau thương để sống sự xa cách tiệm tiến này của "người con" hầu có thể tăng trưởng nhiều hơn trong đức tin vào “Người Con” viết hoa, Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, đang khi gợi nhắc những lời của Elisabeth, đức tin mà Đức Maria là khuôn mẫu khôn sánh, lại là nguồn hạnh phúc: hạnh phúc thực sự duy nhất. Chúng ta tìm thấy ở đây một  sự đóng khung  lý thú giữa “mối phúc” đầu tiên của Tin  Mừng (chắc chắn trước những mối phúc mà Tin  Mừng công bố trong bài giảng trên núi!) và mối phúc cuối cùng, xuất hiện trong Ga 20,29: “Phúc cho những ai không thấy mà tin!” Thực thế, mối phúc của đức tin  làm cho tất  cả những mối phúc khác thành có thể: không có đức tin thật là phi lý để tuyên bố người nghèo, kẻ đau khổ, người bị khinh thị là hạnh phúc… Có một sự tiếp nối chính xác giữa mối phúc đầu tiên, trong số ít, và mối phúc cuối cùng ở số nhiều, như thể nói rằng: “phúc cho những ai giống với Đức Maria…”.
Cha muốn ghi nhận một sự nhuận sắc nhỏ. Bản dịch những lời của Bà Elisabeth nổi trôi giữa hai nghĩa, bề ngoài xem ra tương tự, nhưng thực tế rất khác biệt: “Phúc cho bà là kẻ đã tin rằng  lời hứa Chúa làm cho bà sẽ được nên trọn” hay “Phúc cho bà kẻ đã tin bởi vì  lời hứa  được Chúa làm cho bà sẽ được nên trọn”. Tất nhiên, bản dịch tương ứng tốt hơn với hiện trạng thực sự nơi đời sống của Maria và cũng trong đời sống chúng ta, là bản thứ hai: chúng ta hạnh phúc bởi vì chúng ta tin rằng điều chúng ta tin do đức tin sẽ được hoàn thành. Nhưng ngay cả ở đây chúng ta phải thêm: không theo những kỳ vọng của chúng ta nhưng theo kế hoạch của Thiên Chúa, hoàn toàn được chấp nhận trong “sự vâng phục của đức tin”, nền tảng của sự vâng phục thánh hiến của chúng ta.
3.2. “Đấng đã tin hằng trợ giúp và thông truyền niềm hy vọng” (HL 34).
Thật ý nghĩa, trong bản văn Hiến  Luật, nơi Đức Maria cũng như nơi đời sống của mọi Kitô hữu, đức tin và đức cậy, dù tự thân chúng khác nhau lại liên  kết mật thiết. Đó là  đức tin được dựa trên thực tại lịch sử của Đức Giêsu Nagiaret, Con Thiên Chúa làm người, trong khi đó, đức cậy nhìn tới tương lai: “Chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa” (Rm 8,24). Sự phân biệt này có thể dẫn chúng ta tách chia hai thái độ, làm nảy sinh sự nhung nhớ đối với quá khứ vốn làm ta tê liệt về tương lai. Trong lá thứ triệu tập Tổng Tu Nghị 26, cha viết: “Một thách đố, thường được cảm nhận  như một đe dọa, liên quan đến một  tương lai không chắc chắn  của đời thánh hiến, cách riêng về những vấn nạn được nêu lên về sự sống còn của nó trong một vài phần của thế giới. Con số sút giảm, thiếu ơn gọi, tuổi các hội viên ngày một cao tạo nên trong các  tu hội tình trạng thiếu hẳn những viễn tượng tương lai, nhu cầu phải tạo lại hình dáng trên bình diện lớn, và sự tìm kiếm sự ổn định mới về văn hóa. Đôi khi ta phải thêm vào đó sự thiếu tính sinh động, sự mỏng dòn ơn gọi, và chạy trốn thật đau lòng. Tất cả dẫn tới một sự thiếu động cơ, sự nản lòng và tê liệt. Trong những trạng huống như thế, thật khó để phân định một sách lược của đức cậy vốn sẽ mở ra những chân trời, cung cấp những nẻo đường mới phải theo và đảm bảo tư cách lãnh đạo thiết yếu”.[23]
Như chương trình của Tổng Tu Nghị 26 chỉ ra, “thức tỉnh lại trái tim của mỗi Salêdiêng” là một vấn đề của “việc sống đức tin chúng ta” (x. Hr 2,4; Rm 1,17; Gl 3,11) hầu nuôi dưỡng hy vọng và làm cho đức ái mục tử thành có thể. Nguy hiểm lớn trong những ngày này không phải là mất đức tin cho bằng một đức cậy yếu kém,  không có khả năng “mơ tưởng” một tương lai hứa hẹn trong việc thực thi sứ mệnh của chúng ta với giới trẻ. Điều đã xảy ra cho Ghít-ôn  có thể xảy ra cho chúng ta. Ông chắc chắn tin vào mọi sự vốn là đức tin của dân mình trong quá khứ, nhưng đức tin ấy chẳng cho ông chút can đảm nào đối với tương lai, đúng hơn là ngược lại:
“Thần sứ Ðức Chúa hiện ra với ông và nói: “Chào chiến sĩ can trường!  Ðức Chúa ở với ông”. Ông Ghít-ôn đáp: “Ôi, thưa Ngài, nếu Ðức Chúa ở với chúng tôi, thì sao chúng tôi đến nông nỗi này? Ðâu cả rồi những kỳ công mà cha ông đã kể lại cho chúng tôi nghe, rằng: chẳng phải Ðức Chúa đã đưa chúng ta lên khỏi Ai cập sao? Thế mà bây giờ Ðức Chúa đã bỏ rơi chúng tôi, trao chúng tôi vào tay người Ma-đi-an” (Tl 6,12-13).
Chính khi chúng ta đang sống trong những thời buổi khó khăn mà Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu, “Đức Mẹ của những thời buổi khó khăn” tỏ mình ra là một người Mẹ “truyền thông niềm hy vọng”. Khi chúng ta lần bước theo hành  trình đức tin của Đức Maria, chúng ta khám phá rằng chính niềm hy vọng được can dự vào. Có lẽ Mẹ đã cảm thấy bị cám dỗ nghĩ rằng: “Liệu tất cả không phải là một giấc mơ sao? Chắc chắn là đẹp, nhưng vụt biến tan khi đối diện với thực tại khó khăn của thời buổi hiện tại sao?” Trong thông điệp về đức cậy, Đức Bênêđictô XVI viết khi ngỏ lời với Đức Maria:
Rồi chính khi Đức Giêsu bắt đầu tác vụ công khai, Mẹ đã phải bước ra một bên, để một gia đình mới có thể tăng trưởng, gia đình mà Đức Giêsu có sứ mệnh thiết lập và được tạo nên do những ai nghe và giữ lời Ngài (x. Lc 11,27tt). (…) bằng cách này Mẹ thấy quyền lực thù hận và chống đối đang lớn lên, được dựng lên quanh Đức Giêsu cho đến giờ của thập giá, khi Mẹ phải nhìn lên Đấng cứu độ thế giới, vị Thừa kế của Đavít, Con Thiên Chúa, đang hấp hối như một sự thất bại, bị phơi bày cho nhạo báng, giữa các phạm nhân (…) Lưỡi gươm thảm sầu đâm thâu trái tim Mẹ. Niềm hy vọng có chết không? (…) Trong đức tin này, một đức tin, thậm chí trong sự tăm tối của ngày  Thứ  Bảy  Thánh, cũng mang lấy niềm hy vọng vững chắc không  chuyển lay. Mẹ làm thành con đường của Mẹ tới buổi sáng Phục sinh. (…) Như vậy, Mẹ vẫn còn ở giữa các môn đệ như người mẹ của họ, người mẹ của hy vọng. Lạy Mẹ Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng con,  xin dạy chúng con tin, hy vọng và yêu mến với mẹ.[24]
Nếu thoạt tiên chúng ta thường quen nói về một “phúc lành của đức tin”, nay chúng ta có thể nói về một “phúc lành của đức cậy”, mà Đức Maria cũng làm thành của mình: “phúc thay người nào không vấp ngã vì  tôi” (Mt 11,6). Bản miêu tả mà thánh Phaolô nói về Abraham, tuyên bố rằng “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy” (Rm 4,18), có thể được áp dụng với một lý lẽ lớn hơn cho Đức Maria: một đàng bởi vì toàn đoạn văn nói về đức tin vào  Đức Giêsu  Kitô phục sinh (x. Rm 4,24-25) và đàng khác,  còn hơn cả trường hợp của Abraham, Đức Maria đang đối diện với một tình trạng, nói theo nhân loại, không còn chỗ cho hy vọng, đó là sự chết.
Có một đoạn văn rất hay, dưới hình thức của một kinh nguyện mà Hồng y Carlo Maria Martini cống hiến cho Tổng giáo phận của mình vào dịp năm 2000. Nó đáng ta đọc và suy gẫm; ở đây cha trích dẫn một vài đoạn ý nghĩa hơn mà thôi.
Lạy Đức Maria, Mẹ học để chờ đợi và hy vọng. Với tin tưởng Mẹ chờ đợi sinh ra Người Con được thiên sứ báo tin, Mẹ  tiếp tục tin vào lời của Gabriel  ngay cả trong một thời gian dài Mẹ chẳng hiểu gì; dưới thập giá, Mẹ hy vọng nghịch lại với mọi hy vọng và cuối cùng trước nấm mồ, Mẹ qua  ngày Thứ  Bảy  Thánh  thông truyền niềm hy vọng vào những môn đệ đang cảm thấy lạc lõng và thất vọng. Mẹ chiếm lấy cho họ và cho chúng con niềm an ủi của đức cậy, mà có thể được gọi là 'niềm an ủi của trái tim' (…) Lạy Mẹ của niềm hy vọng, trong ngày  Thứ  Bảy  thánh, Mẹ kiên nhẫn chờ đợi trong an bình và Mẹ dạy chúng con kiên nhẫn và trung kiên nhìn vào điều mà chúng con đang trải qua trong ngày  Thứ Bảy của lịch sử khi nhiều người, ngay cả Kitô hữu, bị cám dỗ để không còn hy vọng vào sự sống đời đời hay vào cuộc quang lâm của Chúa (…) Đức tin bé nhỏ chúng con có trong khi đọc các Dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử trở thành sự bất kiên nhẫn và trốn chạy, giống như đã xảy ra đối với hai môn đệ Emmaus; khi đối diện với một vài dấu của Chúa  Phục Sinh, họ đã không có sức mạnh để chờ đợi xem các sự việc đã xoay chuyển như thế nào nhưng đã rời Giêrusalem (x. Lc 24,13tt). Chúng con cầu xin Mẹ là Mẹ của niềm hy vọng và sự kiên nhẫn: như Con của Mẹ đã xót thương chúng con, đến và tìm gặp chúng con trên đường trốn chạy và bất kiên nhẫn của chúng con, như Ngài đã làm với hai môn đệ Emmaus. Xin Mẹ cầu cho chúng con để một lần nữa lời Ngài hâm nóng tâm hồn chúng con (x. Lc 24,32).[25]
Nếu đức tin được liên kết chặt chẽ với vâng phục, và được diễn đạt trong vâng phục, liệu chúng ta lại không thể tìm thấy mối liên hệ cũng mật thiết giữa niềm hy vọng và  nghèo khó sao? Thực vậy, chỉ những ai không cảm thấy thỏa mãn mới có thể “hy vọng”; và chỉ những ai biết rằng “cái tốt nhất chưa đến” mới có thể thật sự hy vọng.
Thật ý nghĩa, tất cả những mối phúc vươn đến một tương lai của những lời hứa; đồng thời chúng trở thành những lời khuyên nghiêm chỉnh (chứ không phải là những lời đe dọa) cho những ai sở hữu mọi sự song lại đóng mình trước tương lai được đức cậy chỉ tới (x. Lc 6,24-26). Nói cách khác, chỉ một ai nhận biết chính mình nghèo khó và vun trồng nơi chính mình trái tim của một người nghèo mới có thể nuôi dưỡng niềm hy vọng! Nhưng thái độ nội tâm này không nảy sinh từ ý thức rằng mình có rất ít của cải, nhưng từ sự vĩ đại của những điều mà chúng ta đang chờ đợi. Chính Thiên Chúa được chờ đợi như Sự Thiện Tối Cao mới làm chúng ta nên nghèo và như vậy đầy niềm hy vọng.
Cha nghĩ rằng ở đây ta có thể khám phá ra đường kết nối cực kỳ phong phú để khai thác khi chiêm ngắm cha Bosco  của chúng ta. Ngài vững vàng tin vào Chúa quan phòng và vào sự che chở từ mẫu của Đức Maria; điều đó được minh chứng trong một khả năng phi thường vươn tới  hy vọng: không phải theo nghĩa tiêu cực của "chờ đợi" những điều xảy ra, nhưng theo nghĩa đi xuống để làm việc bởi vì “những điều xảy ra”, một bằng chứng không mập mờ của đức ái mục tử của ngài (về điều này chúng ta sẽ nói sau). Nơi Don Bosco chúng ta tìm thấy một khả năng phi thường để thay đổi những khó khăn và chướng ngại thành những thách đố và lý lẽ để tiếp tục tiến tới phía trước. Như một người con đích thực của Don Bosco, người Salêdiêng “không nhường bước cho thất đảm khi đối diện với những khó khăn (…) và không than khóc thời đại mình” (HL 17); như một vị tông đồ và nhà giáo dục, họ “loan báo 'trời mới đất mới” cho thanh thiếu niên, thức tỉnh nơi các em những nỗ lực dấn thân và niềm vui của đức Cậy” (HL 63).
3.3. “Đức Maria, khuôn mẫu của đức ái mục tử” (HL 92).
Nếu trong ba nhân đức đối thần, “cao trọng hơn cả là đức mến” (1  Cr 13,13) thì hẳn nhiên đức tin và đức cậy dẫn tới chính đức mến, và chắc chắn Đức Maria là một gương mẫu và khuôn mẫu tuyệt vời của đức mến. Đón nhận lời tựa đề trong cuốn sách nổi tiếng của Hans Urs von Balthasar, “Chỉ Tình yêu mới đáng tin” chúng ta có thể áp  dụng những lời ấy trước hết cho Đức Nữ Trinh cực thánh: chỉ Thiên Chúa Tình Yêu mới đem đến ý nghĩa cho đức tin và nuôi dưỡng niềm hy vọng của Mẹ.
Về điều này những lời của Hiến Luật chúng ta, dù ngắn ngủi, lại có ý nghĩa đặc biệt. Trên hết trong mối  liên hệ với Thiên Chúa: “Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các Giáo hữu giáo dục chúng ta biết tận hiến trọn vẹn cho Chúa” (HL 92). Tuy nhiên thái độ đối thần này lại không thể tách biệt khỏi tình yêu tha nhân của chúng ta: “Chúng ta chiêm ngắm và bắt chước (…) mối ân cần lo lắng của Mẹ cho những người nghèo khó”, Mẹ “thông ban cho ta lòng can đảm phục vụ các anh chị em chúng ta”, “khuôn mẫu của cầu nguyện và đức ái mục tử” (HL 92).
Những quy chiếu tin mừng thật rõ ràng: trước hết, mối liên hệ mật thiết (không chỉ  bởi vì mối liên hệ ấy theo sau ngay trong bản văn của Luca) giữa kinh nghiệm về Thiên Chúa trong Truyền tin và hành trình mà Đức Maria “vội vã” đi thăm và phục vụ bà chị Elisabeth. Đúng hơn, “dấu chỉ” mà thiên sứ Gabriel  cho Đức Nữ Trinh không phải là một  xác quyết lý thuyết mang tính thuyết phục như để giảm thiểu niềm tin tưởng của Mẹ vào Thiên Chúa, nhưng là lời mời gọi hướng tới sứ mệnh, “để trình bày”, để đem Đức Giêsu, Đấng mang niềm vui, tới cho bà Elisabeth và gia đình, kể cả em bé Gioan Tẩy giả chưa được sinh ra.[26]
Khi chiêm ngắm “Đức Maria quan tâm lo lắng cho những kẻ thiếu thốn”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trình thuật  Tin Mừng Gioan về tiệc cưới tại Cana. Không bỏ qua những  ý nghĩa biểu tượng  và thần học của “dấu chỉ” đầu tiên ấy được Đức Giêsu thực hiện theo  Tin Mừng  thứ tư  (đã được nêu bật từ các giáo phụ đầu tiên cho tới những nhà chú giải và học giả gần đây nhất), chúng ta phải nhận thức rõ hơn cái ý nghĩa đơn giản và ngay tức khắc trong trình thuật ấy. Trong đó, chúng ta có thể khám phá ra Đức Maria không chỉ lo lắng và quan tâm đến những nhu cầu của kẻ khác, nhưng Mẹ còn nhạy bén đối với những kẻ chịu trách nhiệm về tình trạng đó, và đối với chính Đức Giêsu. Nhấn mạnh đến khía cạnh “Salêdiêng” của phép lạ này thật đúng chỗ: “dấu chỉ” đầu tiên của Đức Giêsu được dành cho niềm vui của những ngày lễ.
Nhưng trên hết, nhìn vào khía cạnh cốt lõi này trong đời sống của Đức Maria và mọi Kitô hữu, chúng ta không thể giới hạn chính mình vào những trích dẫn biệt lập hay những khía cạnh không đầy đủ. “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” (Tt 2,11); “Nhưng Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại  (filanthropia  trong bản Hy lạp)” (Tt 3,4). Nếu chúng ta nghiêm chỉnh chấp nhận sự kiện rằng kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa không gì khác hơn là sự biểu lộ dứt khoát và tròn đầy của Tình Yêu Ngài, và nếu Đức Maria cộng tác một cách độc đáo vào sự cứu độ chúng ta, thì chúng ta cần phải khảo sát hơn sự cộng tác này từ viễn cảnh của Tình Yêu.
Đúng vậy, thần học ngày nay khởi đi từ các chứng từ nhất trí của Tân ước, nhấn mạnh đến việc đặt cội rễ của ơn cứu độ chúng ta trong Ý Muốn yêu thương của Chúa Cha, Đấng nhờ Thánh Thần hoạt động, đã sai Con Ngài sinh bởi Đức Maria đến với chúng ta; thần học này nhấn mạnh nhiều đến tính chất  Ba Ngôi của mầu nhiệm Vượt Qua. Hân hoan và đầy kinh ngạc, lời Công bố Tin  Mừng  Phục  Sinh  tuyên bố khi ngỏ lời với Chúa Cha (gợi lên Rm 8,32):
Ôi! Ân tình Cha thật kỳ diệu,
Ôi! Ân phúc Cha thật khôn lường.
Để cứu dân lầm than nô lệ, Cha đã thí Con Một quý yêu.
Từ quan điểm này, sự “hủy mình ra không” của Cha, Đấng cho chúng ta mọi sự trong Người (x. Rm 8,32) tương ứng với “sự hủy mình ra không” của Con, Đấng “tước bỏ”  chính phận Thiên Chúa của mình, đảm nhận lấy phận người, làm cho mình thành vâng phục cho đến chết, chết trên thập giá (x. Pl 2,5 -8).
Vào thời khắc quyết định của cuộc đời, Đức Giêsu “đã yêu những kẻ thuộc về mình còn ở trần gian, Ngài đã yêu họ đến cùng” (Ga 13,1), căn cứ vào “một người không thể có tình yêu vĩ đại hơn là hiến mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13); ở đấy, chúng ta tìm thấy Đức Maria ở dưới chân thập giá: chúng ta có vỏn vẹn ba câu nhưng với một sức mạnh đáng kinh ngạc (x. Ga 19,25-27).
Chúng ta đã quen, đúng thế, coi bản văn này như "chúc thư" của Đức Giêsu, Đấng trao phó chính người Mẹ của mình cho người môn đệ được yêu mến, biểu tượng cho tất cả thiện nam tín nữ đã  tin vào Ngài: "Này là mẹ anh!" và điều này lấp đầy chúng ta với niềm vui lạ thường. Nhưng điều mà ta không luôn luôn xem xét cho đủ là Ngài muốn nói gì khi nói với Mẹ: “Hỡi Bà, này là con bà!” khi mời gọi Mẹ chia sẻ sự từ bỏ (“kenosis”), sự hoàn toàn hủy mình ra không của Ngài tới mức cao nhất. Thực vậy, hy sinh khó nhất mà ta có thể đòi nơi một người mẹ là bà phải chấp nhận người khác thế vào chỗ người con của bà. Ở đây chúng ta tìm thấy đức tin, đức cậy (nghịch với mọi hy vọng), đức mến được diễn đạt cách triệt để. Cha thấy mình quá bạo để quy cho Mẹ lối diễn đạt trong Tin Mừng Gioan (3,16) về Chúa Cha: “Mẹ Maria đã yêu thế gian đến nỗi đã ban người Con Một của mình”.  
Tương tự với hai nhân đức đối thần khác, ở đây chúng ta tìm thấy ý nghĩa sâu xa nhất và phong phú nhất của  đức thanh khiết thánh hiến chúng ta. Nói về thanh  khiết trước hết không có nghĩa nói về “từ khước”; nhưng đúng hơn  -  như khoản HL 63 nói - về “tình yêu trở thành một tặng phẩm”, theo gương của cha chúng ta: “Don Bosco đã sống đức thanh khiết như tình yêu dành cho  Thiên Chúa và cho giới trẻ vốn không có giới hạn” (HL 81). Cha thích kết luận phần này với một trong những lối diễn đạt đẹp nhất trong Luật Đời sống chúng ta: người Salêdiêng “với lòng tín thác con thảo chạy lại với Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ các giáo hữu,  Mẹ sẽ giúp họ yêu mến như Don Bosco đã yêu mến”. (HL 84).

4. “NHỜ  SỰ  CAN  THIỆP  TỪ  MẪU  CỦA  ĐỨC  MARIA THÁNH  THẦN  Đà KHƠI  DẬY  THÁNH  GIOAN BOSCO” (HL 1).
Kinh “Tin Kính” của người Salêdiêng phản ánh những xác tín sâu xa nhất của chúng ta, mối liên hệ  giữa Thánh Thần và Đức Maria là  bất khả phân. Điều này hoàn toàn tương ứng với mạc khải  Thánh Kinh  trong Tân ước. Trong đó, trước hết chúng ta tìm thấy một “sự đóng khung mang tính chất Thần Khí học” rất ý nghĩa. Thực thế, bản văn đầu tiên trong các bản văn mà Đức Maria xuất hiện (Lc 1,35; Cv 1,14), đã có Thánh Thần như người chủ chốt theo một nghĩa nào đó. Trong bản văn đầu tiên ấy người ta nói rằng chính Thần Khí làm cho sự nhập thể của Con Thiên Chúa thành có thể: “Thánh Thần sẽ đến trên bà và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà”. Vì lẽ này, bản tuyên tín của Giáo Hội công bố: “bởi phép Chúa Thánh Thần, Ngài đã sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria và đã làm người”. Trong bản văn cuối cùng  -  Công vụ  -  người ta nói rằng sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, cộng đoàn tông đồ và “anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14; x. Kh 12,17) đang chờ Đấng Bảo Trợ, tụ họp quanh Đức Maria.
Một trong những giáo sư nổi tiếng thành lập Đại học của chúng ta ở Roma, cha Domenico Bertetto, viết:
Trong đời sống của Đức Maria, chúng ta có thể ghi nhận ba cuộc thần hiển của Thần Khí với hiệu quả tác thánh đặc biệt: (1) Sự Thụ thai vô nhiễm, mà  từ thời khắc đầu tiên của cuộc sống trần thế của Mẹ làm thành Ngôi vị của người Mẹ tương lai của Thiên Chúa, đền thờ của Thánh Thần, Đấng cư ngụ trong Mẹ để chuẩn bị Mẹ cho sứ mệnh tương lai;  (2) Biến cố  Truyền tin, trong đó Đức Maria rất thánh được rợp bóng (che chở), như Hòm bia Giao ước mới, nhờ Thánh Thần bởi vì Con Thiên Chúa thụ thai làm người; (3) Lễ  Ngũ  Tuần, trong đó Đức Maria cầu khẩn và vui hưởng sự tuôn đổ hữu hình của Thánh Thần, linh hồn của Thân mình mầu nhiệm.[27]
Đây là giải thích đi về lại tới các giáo phụ, quy chiếu tới bản văn Gioan 19, theo đó “Giáo Hội khai sinh dưới chân thập giá”. Đức Giêsu hấp hối "trút Thần  Khí" (paredoke to pneuma), bằng cách này kết hiệp Phục  Sinh  và Ngũ  Tuần; ở đây một lần nữa chúng ta tìm thấy Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu và Mẹ Giáo Hội được người “môn đệ được thương mến” biểu thị.
Cha thích coi mối liên hệ giữa Thánh Thần và Đức Maria trong ánh sáng của một bản văn khác từ Hiến Luật chúng ta, khoản 98. Khoản luật nói đến Đức Nữ Trinh Maria trong bối cảnh đào luyện; và đáng ta gợi nhắc một lần nữa điều này không quy chiếu đến một giai đoạn trong đời sống (“đào luyện ban đầu”) hay bàn đến một “chiều kích” song song với những chiều kích khác, nhưng ôm ấp tất cả các điều ấy: đó là một vấn đề hiểu biết toàn thể đời sống của người Salêdiêng, trong tất cả mọi chiều kích của nó, trong các điều then chốt để đào luyện, nghĩa là: được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Mục Tử-Nhà Giáo Dục, theo đường lối mà Cha chúng ta đã là: “Mọi Salêdiêng được soi sáng bởi con người Đức Kitô và Tin mừng Ngài được sống theo tinh thần của Don Bosco”.
Thật quan trọng để ghi nhận rằng khoản 98 trình bày hai đặc tính chính yếu của đoàn sủng chúng ta:  mục tử và nhà giáo dục của giới trẻ, trước khi nhắc đến hai hình thức sống cùng một ơn gọi thánh hiến Salêdiêng như nhau: giáo dân và linh mục. Đôi khi có thể có một sự hiểu lầm không may về điều này như thể chỉ Salêdiêng linh mục mới là mục tử, và người Salêdiêng sư huynh chỉ là nhà giáo dục: đây là một việc xói mòn trực tiếp tới chính căn tính là một Salêdiêng!
Trong bối cảnh này, sự quy chiếu tới Đức Maria, chính như là Mẹ và Bà Giáo,  không chỉ nhắc nhớ chúng ta về giấc mơ chín tuổi và sự hiện diện của Mẹ trong đời sống của Don Bosco, nhưng đi xa hơn nhiều:  nó quy chiếu tới sứ mệnh nền tảng của Đức Maria như là Mẹ và Bà Giáo của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người. Bản văn dường như ám chỉ tới “sự thai nghén” (gestation) của người Salêdiêng đúng thực (“có khuynh hướng để trở thành”), theo cách thức trong đó như Đức Maria bởi quyền năng Thánh Thần mang Đấng Cứu độ ra ánh sang. Cũng thế, Mẹ mang mỗi người chúng ta ra ánh sáng bởi quyền  năng của cùng một Thần  Khí, như những nhà giáo dục và mục tử của giới trẻ.

5. KẾT LUẬN
Cha phải kết luận lá thư này khi mời gọi Tu  Hội, và cách riêng từng hội viên, suy ngắm và “nhập thể” vào đời sống mình lời kinh mà chúng ta mỗi ngày thân thưa với Đức Trinh Nữ Maria rất thánh. Đây là một bản văn có giá trị, một kế hoạch đời sống chân thật, vốn giúp chúng ta mỗi ngày canh tân ý nghĩa đời sống Salêdiêng chúng ta đúng theo “bí quyết của linh đạo Maria”. Đây là một lời kinh, vừa đơn giản vừa sâu xa, trong đó, đang khi tuyên xưng tình yêu “con thảo và mạnh mẽ" chúng ta dành cho Mẹ, chúng ta lại cam kết đem ra thực hành "chương trình" của ơn gọi chúng ta: sứ mệnh Salêdiêng.
Chia sẻ  sự  nhấn mạnh (được đặt nền thần học) của vị  tiền nhiệm rất đáng mến của cha, cha Egidio Vigano, về  ý nghĩa của sự  thánh hiến  như một công việc riêng của Thiên Chúa, chứ không phải như một hành vi nhân loại, thậm chí không liên hệ với Người (x. HL 24: “Cha đã  thánh hiến  con cho chính  Cha. Con  dâng mình hoàn toàn cho  Cha”), cha xin nhắc lại rằng  ở đây chúng ta không bàn đến một lời kinh thánh hiến cho Đức Maria, nhưng đến sự  phó thác trìu mến, như một em bé phó mình cho vòng tay yêu thương của mẹ mình.
Khi kêu cầu Đức Maria Vô nhiễm Phù hộ  các giáo hữu (HL 92), chúng ta gợi nhắc  tước hiệu mà qua đó Công đồng Vatican II trình bày Mẹ: “Mẹ Giáo Hội” (x. Kh 12; Lc 62tt). Trong Giáo Hội, Thánh Thần khơi dậy “qua sự  can thiệp từ  mẫu của Đức Maria” (HL 1) Don Bosco và qua ngài, Tu  Hội  và Gia đình Salêdiêng. Như Mẹ đã là thế đối với cha Bosco của chúng ta, thì đối với chúng ta, Đức Maria tiếp tục là “sự  khởi hứng và nâng đỡ” (trong HL 8, chúng ta đọc: Đức Trinh Nữ  Maria đã chỉ  cho Don Bosco cánh đồng làm việc  -  là người  hướng dẫn    trợ giúp  liên tục). Vì thế  đây không phải là một câu hỏi  chỉ  về  một thái độ của lòng tôn kính cá nhân mà thôi - hẳn chắc, đáng khen và đáng khích lệ - nhưng về sự chiêm ngắm Đức Maria trong kế hoạch cứu độ  của Thiên Chúa, và cách riêng trong việc thực thi sứ  mệnh chúng ta. Vì vậy chúng ta hứa với Đức Maria “trung thành với ơn gọi Salêdiêng … để luôn làm việc”.
Sứ mệnh không hệ tại “làm các sự việc”, nó không thể bị giản lược vào việc tiêu hao chính mình theo một thứ cách thức chung chung vì phần ích của giới trẻ, cách riêng những em nghèo nhất, trong thực tại nó là một vấn đề  của sự  vun trồng “sự  phát triển toàn diện”, từ viễn cảnh của sứ mệnh tông đồ, vốn quyết định sự cứu độ  của chúng như là mục đích tối hậu của mình. (x. HL 12). “Vì vinh quang cao cả Chúa hơn và phần rỗi thế  gian”: là điều mà trong lá thư triệu tập Tổng Tu Nghị  26 như bí quyết (của Don Bosco) về  mục đích của hoạt động của ngài. “Khi hiến mình cho phần tác vụ  thánh này, cha muốn tận hiến tất cả  lao nhọc của cha  cho  Thiên Chúa được vinh quang hơn và cứu rỗi các linh hồn; cha muốn làm việc để  sản sinh ra những công dân tốt ở dưới thế này hầu một  ngày kia chúng có thể  là những công dân xứng đáng của thiên đàng”.[28] Hiển nhiên, “hứa” với Đức Maria điều này, và qua sự  chuyển cầu của Mẹ, Chủ  của mùa gặt, cùng một lúc là lời xin khiêm tốn: “không có Thầy anh em không thể  làm gì." Chúa Giêsu nói chúng ta  như thế. Khi chơi chữ  một cách nào đó, đấy không phải là một “lời hứa theo thần thoại Prometheus”, vì thực sự chúng ta biết - như chúng ta biết -như chúng ta thốt lên    cuối kinh nguyện đó  -  bằng việc  phụng sự  Chúa, chúng ta trở  nên hữu ích cho Ngài, không chỉ  như những tôi tớ: như chính Ngài muốn thế (x. Ga 15,15).
Vì sứ mệnh Salêdiêng là một tiến trình vốn khai sinh từ đức tin và từ sự vâng phục Thiên Chúa, nên sứ mệnh ấy được diễn tả trong cầu nguyện và như  lời  cầu nguyện. Sau khi đã nại tới sự can  thiệp từ mẫu của Đức Maria, chúng ta khẩn cầu Mẹ giúp chúng ta “mang lấy mọi sự trong trái tim chúng ta” với tính nhạy cảm đoàn sủng đặc biệt của chúng ta (x. HL 11): Giáo Hội, Tu Hội và Gia đình Salêdiêng, cách riêng giới trẻ và những em nghèo khổ giữa những người trẻ này,  là những người sứ mệnh Salêdiêng tiên vàn nhắm tới. Cuối cùng, chúng ta kêu cầu Mẹ cho toàn thể nhân loại. “Sự ưu tiên của kinh nguyện” này nhắc nhớ chúng ta tới gương lành của Đức Giêsu: trước khi hiến mình cho mọi người, Ngài cầu xin  Chúa Cha cho mọi người và thốt lên lời cầu xin đơn giản nhất và sâu xa nhất có thể xuất ra từ một trái tim cùng lúc là thần linh và nhân loại: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (Ga 17,24). Không ai bị  loại khỏi ơn cứu độ của Đức Kitô… và lời cầu nguyện của Ngài. Do đó, họ cũng không bị loại khỏi lời cầu nguyện mang tính tông đồ của chúng ta.
Theo đó, chúng ta khẩn cầu Đức Maria như  người  Mẹ và Bà giáo (x. HL 98). Chúng ta cầu xin Mẹ, như Mẹ đã là thế nào với Don Bosco, thì Mẹ  cũng là như vậy với mỗi người chúng ta. Cha tin rằng chúng ta có thể  suy tư về  lời kinh  nguyện này theo ánh sáng của giấc mơ mười viên ngọc, vốn tạo thành bức “ảnh thánh” (icon) của Tổng Tu Nghị  27 sắp tới: phần  trước của tấm áo choàng (“sự  hiền dịu và sự  phục vụ  tha nhân hết lòng”) được nâng đỡ  bởi phần sau mà có lẽ thoạt nhìn, ta không nhận ra: 2sự kết hợp với Thiên Chúa, sự  trong sạch, khiêm nhường và nghèo khó”. Điều này làm cho việc thực thi sứ  mệnh chúng ta  được hiểu như chính “lòng thương mến” “sự tận hiến toàn vẹn”, có thể thực hiện, chứ không chỉ đơn thuần là sách lược hay phương thế  giáo dục  -  mục vụ, nhằm hoàn thành những mục đích của chúng ta.
Cả  hai phần áo choàng được được giữ  lại với nhau nhờ  hai viên ngọc làm việc tiết độ: và điều này  tức khắc nhắc nhở chúng ta về Tổng Tu Nghị  sắp tới, tập trung vào  lối  sống  tận căn của người Salêdiêng trước Tin Mừng.
Khi kết luận những thái độ  nền tảng này trong đó Don Bosco là mẫu mực  của  chúng ta, chúng ta không thể  quên chiều kích Giáo Hội: ngày nay “trung thành với Đức Giáo hoàng và các Giám mục trong Giáo Hội”, vốn cần thiết hơn bao giờ hết.
Kết luận của lời kinh đó đưa chúng ta về  lại thuở  ban đầu và rõ ràng làm cho nó nên trọn. Nếu  sứ  mệnh có mục đích là vinh quang cao cả  hơn của Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn, cũng như công việc của chúng ta là “trung thành và quảng đại phục vụ Thiên Chúa cho đến cùng”, thì mục đích tối hậu của điều đó không thể  bị  giới hạn vào sự  mãn nguyện nhân loại hay trần thế: chúng ta chỉ có thể tìm gặp điều ấy “trong nhà Cha trên trời”. Ở đây chúng ta cũng tìm thấy phong cách đặc  biệt Salêdiêng với hai từ  ngữ  cốt yếu: niềm vui và cùng chung sống; điều  này chỉ  có thể  tìm được ở mức cao nhất trong Thiên Chúa và trong đời sống vĩnh cửu.
Anh em  hội viên thân mến, cha cống hiến cho anh em lá thư cha đã từng  ấp    trong tâm hồn một thời gian. Cha tin tưởng rằng lá thư này sẽ là chất kích thích mạnh mẽ cho cuộc canh tân thiêng liêng và sâu xa, trên bình diện cá  nhân, cộng  thể và Tu hội. Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta  thực hiện  điều này qua việc cử hành đệ nhị bách chu niên ngày sinh của cha Bosco thân yêu của chúng ta và Tổng Tu Nghị 27. Như người môn đệ được thương mến, chúng ta hãy đón Mẹ  Maria như tặng phẩm  của Chúa từ  thập giá, và đưa Mẹ  về  nhà mình. Ước gì Mẹ  là Mẹ  và là Bà Giáo của chúng ta như Mẹ đã là thế đối với Don Bosco. Cha trao phó  tất cả    từng người  trong  anh em  cho Đức Maria Vô Nhiễm Phù hộ  các Giáo hữu, để Mẹ  từ mẫu chăm sóc và hướng dẫn anh em.
Đại lễ Đức Mẹ Lên Trời, Roma, ngày 15 tháng 08 năm 2012
Lm. Pascual Chávez Villanueva, SDB
Bề Trên Cả dòng Don Bosco


(Pascual Chávez Villanueva SDB, "ecco la tua madre", in ACG  414 [2012])


[1] G.B. LEMOYNE, BM XVII, p. 471.
[2] EGIDIO VIGANÒ, Mary is renewing the Salesian Family of Don Bosco, ACS n. 289 (1978), p. 5.
[3] JOHN BOSCO, Memoirs of the Oratory (Trans. Daniel Lyons SDB), Don Bosco Publications, New Rochelle, New York 1989. P. 18-19.
[4] Ibidem.
[5] JOHN BOSCO, Memoirs of the Oratory, p. 134.
[6] PASCUAL CHÁVEZ, “He summoned those he wanted and they came to him” (Mk 3. 13). On the 150th anniversary of the founding of the Salesian Congregation, AGC 404 (2009) p.29.  
[7] BM XIV, p. 216.
[8] PASCUAL CHÁVEZ, “L'Immacolata e Don Bosco” in: Sacro Cuore, Bologna, December 2011.
[9] JOHN BOSCO, Memoirs of the Oratory, p. 187-190.
[10] EGIDIO VIGANÒ, “The renewed text of our Rule of Life”, AGC n.. 312 (1984) p. 46.
[11] BENEDICT XVI, “They shall look on Him whom they have pierced”. Message for Lent 2007. 
[12] ALOI MULLER, “Maria nell'Evento Cristo”, in: J . FEINER e M. LOEHRER ed., Queriniana, Brescia, 1971, vol. VI, p. 536.
[13] EGIDIO VIGANÒ, “Mary is renewing the Salesian Family of Don Bosco”, ACS n. 289 (1978), p. 10-11.
[14] Kinh Tiền Tụng lễ Chúa Lên Trời I.
[15] MICHAEL RUA, Circular Letter of 19 June 1903, in  Lettere circolari di Don Michele Rua ai Salesiani, DIREZIONE GENERALE DELLE OPERE SALESIANE, Torino, p. 353.
[16] Cf. HANS URS VON BALTHASAR, Teresa de Lisieux. Historia de una Misión, Barcelona, ed. Herder, 1957.
[17] Cf. TERESA DE LISIEUX, Obras Completas, Burgos, Ed. Monte Carmelo, 6a.ed.,1984, pp.952-960.
[18] The project of life of the Salesians of Don Bosco. A Guide to the Salesian Constitutions, Rome 1986, p. 709.
[19] The expression “we recite the rosary each day” was placed, at the GC22, in the article of the Regulations which
presents the typical expression of Salesian devotion to the Virgin Mary. Now it is in the text of the Constitutions at
the end of article 92, at the express wish of the Holy See.
[20] ALOIS GRILLMEIER, “I Misteri della Vita di Gesù”, in:  J. FEINER-M. LOEHRER, Mysterium Salutis III, Queriniana, Brescia,1973, p. 10.
[21] Ibidem, p. 34.
[22] PASCUAL CHÁVEZ, The Word of God and Salesian life today, AGC n. 386 (2004), p. 51.
[23] PASCUAL CHÁVEZ, “Da mihi animas, cetera tolle” Charismatic identity and sharing apostolic zeal. Starting again from Don Bosco to reawaken the heart of every Salesian”, AGC 394 (2006) p. 26.
[24] BENEDICT XVI,  Thông điệp Spe Salvi, số 50.
[25] CARLO MARIA MARTINI, Thư mục vụ “La Madonna del Sabato santo” năm 2000-2001.
[26] A detail which I consider significant has not often been mentioned: Mary is more concerned about loving and serving others than about herself or her situation, and for Joseph that creates a problem that will only be resolved by another direct intervention of God: cf. Mt 1,18-21.
[27] D. BERTETTO, Spiritualità salesiana. Meditazioni per tutti i giorni dell'anno, LAS-Roma, 1974, p. 1058.
[28] PASCUAL CHÁVEZ, “Da mihi animas, cetera tolle” Charismatic identity and sharing apostolic zeal. Starting again from Don Bosco to reawaken the heart of every Salesian, AGC 394 (2006), p. 38.