ĐTC
PIÔ XII, Thông Điệp Humani Generis
1. Những bất đồng
quan điểm và những sai lầm của con người trong lãnh vực luân lý và trong chiều
kich tôn giáo, đặc biệt là của các Kitô hữu, luôn là nỗi đau lớn lao cho Giao Hội.
Điều này ngày nay con tỏ lộ cách mạnh mẽ hơn khi có những chống đối với nền văn
hóa Kitô giáo.
3. Trong tiến
trình truy tầm chân lý, lý trí con người tiếp chạm với những trở ngại nhất định,
do những đam mê xấu xa hay do tội nguyên tổ. Do đó, con người dễ dàng hướng đến
những điều sai trái, hay ngờ vực, nghĩa là "không muốn những điều đó là sự
thật, là chân lý". Vì thế, phải xác tín rằng mặc khải thần linh là cần thiết,
bởi vì con người có hiểu biết và vươn đến chân lý cách dễ dàng, với niềm xác
tín và không sai lầm.
4. Nhất là lý
trí con người thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc hình thành những phán đoán
chắc chắn về đức tin công giáo, cho dẫu Thiên Chúa đã trao ban cho con người
ánh sáng để lý trí con người với bản tính tự nhiên có thể xác tín chắc chắn về
nguồn gốc thần linh của Kitô giáo. [...]. Những khẳng định sai lầm về thuyết tiến
hóa đã dọn đường cho những nền triết học mới, chẳng hạn như duy tâm, duy thực dụng
(duy ích dụng), duy lịch sử.
29. Tất cả chúng
ta đều biết Giáo Hội chân nhận giá trị của lý trí con người với nhiệm vụ minh
chứng cách chắc chắn sự hiện hữu của một Thiên Chúa ngôi vị, minh chứng rằng những
nền tảng của đức tin Kitô giáo cần sự trợ giúp của mặc khải, đồng thời cũng nêu
lên những lề luật mà Đấng Tạo Hóa đã khắc ghi trong tâm khảm con người, và hướng
đến tri thức về mầu nhiệm.
36. Kitô giáo
cũng lưu tâm đến những khám phá khoa học, và những khám phá khoa học có giá trị
khi được minh chứng thực sự. Tuy nhiên cần phải thận trọng với những giả thuyết,
bởi vì một các nào đó những giả thuyết này dựa trên khoa học, nhưng lại liên hệ
đến chân lý chứa đựng trong Kinh Thánh và trong truyền thống của Giáo Hội. Nếu
những giả thuyết này cách trực tiếp hay gián tiếp trái ngược với mặc khải thần
linh, thì không thể chấp nhận được.
Vì thế, Giáo Hội không ngăn cấm việc nghiên cứu và tranh luận về học thuyết
tiến hóa, nghĩa là về nguồn gốc thân xác con người từ một sinh vật có sẵn
trước, Giáo Hội dạy phải tin linh hồn do Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng.
Trong quá trình
nghiên cứu, các lý lẽ biện minh cho cả hai lập trường về thuyết tiến hóa, dù là
thuận hay chống, phải được xem xét và phán đoán một cách điều độ và thận trọng
với sự nghiêm chỉnh cần thiết, miễn là ai nấy đều phải sẵn sàng tùng phục phán
quyết của Giáo Hội vốn đã được Đức Kitô trao cho trọng trách minh giải Kinh
Thánh một cách trung thực và bảo vệ giáo lý đức tin.
Thế nhưng sự tự
do tranh luận này bị nhiều kẻ lạm dụng một cách táo bạo, họ làm như thể việc thân
xác con người bắt nguồn từ một chất thể sinh động đã có sẵn là một điều đã được
chứng minh một cách tuyệt đối chắc chắn bằng những dấu tích cho đến nay đã phát
hiện được và bằng những lập luận rút ra từ những dấu tích đó, và như thể trong
các nguồn suối của mặc khải Thiên Chúa không có điều gì đòi hỏi sự điều độ và
thận trọng tối đa.[1]
37. Nhưng khi
bàn đến một giả thuyết khác là thuyết đa tổ (polygenism), thì con cái của Giáo
Hội không được hưởng thứ tự do như trên.
Quả vậy, các tín hữu không thể chia sẻ quan niệm của những kẻ khẳng định rằng
sau Ađam, trên trái đất này, đã thực sự có những người không phải là con cháu của
ông, hiểu như thủy tổ của mọi người, theo hệ sinh sản tự nhiên, hoặc Ađam nhằm
chỉ nhiều thủy tổ. Quả là người ta không hiểu làm sao có thể dung hòa một quan
niệm như thế đối với giáo huấn xuất phát từ các nguồn suối của chân lý mặc khải
và giáo huấn của Giáo Hội về tội nguyên tổ vốn bắt nguồn từ tội thực sự đã phạm
của một mình ông Ađam, và khi được truyền cho mọi người qua việc sinh sản, tội
đó hiện diện nơi mỗi người như tội riêng của mình (Xem Rm 5, 12-19; Công Đồng Trident. V, điều
1-4).[2]
Fx. Phạm Đình Phước SDB
chuyển ngữ từ Piô
XII, Thông Điệp Humani Generis
12.08.1950, in Denzinger Heinrich, 3875-3899.
[1] Cũng cần lưu ý rằng thuyết tiến hóa không phải là lý thuyết do các nhà
thần học đề ra và triển khai, mà bắt nguồn từ bên ngoài đoàn chiên Chúa Kitô. Nên các nhà triết học và thần học cần phải cẩn trọng và khôn ngoan chứ không
nên xem như thể nó là một thuyết đã
được chứng minh cách chắc chắn.
[2] Khi Giáo Hội khuyên tín hữu tìm hiểu học hỏi thuyết tiến
hoá, người ta đã đặt ra vấn đề rất hệ trọng liên quan đến chân lý đức tin, đó
là thuyết độc tổ. Giáo lý truyền thống dạy rằng tổ tông loài người là Adam và
Eva; còn thuyết tiến hoá, hay nói rộng ra là các khoa học tự nhiên thì quan niệm
rằng sau Adam, thực sự đã có những con người không thuộc con cháu của Adam và
Eva. Và như thế, tổ tông loài người là đa tổ chứ không phải là độc tổ. Khi chấp
nhận thuyết tiến hoá, người ta cho rằng vậy là Giáo Hội cũng chấp nhận thuyết
đa tổ. Không phải thế! cần xác định rõ rằng cáctín hữu không thể chia sẻ quan
điểm về thuyết đa tổ. Giáo lý về tổ tông loài người và tội nguyên tổ vẫn không
có gì thay đổi.
No comments:
Post a Comment